[Hoá 11] Ancol, phenol, ete

D

duynhan1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Hoá 11] Ancol, phenol, ete, anđêhyt, xêton

1 vài bài mở đầu !!

Bài 1:

Đốt cháy [TEX]23\ g[/TEX] một ancol thu được [TEX]44g\ CO_2[/TEX] và [TEX]27g\ H_2O[/TEX]. CT của ancol là?


Bài 2:

Cho [TEX]47g[/TEX] hỗn hợp hơi của 2 ancol đi qua [TEX]Al_2O_3[/TEX] nung nóng thu được hỗn hợp A gồm ete, anken, ancol dư và hơi nước. Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí B. Lấy nước tách ra cho tác dụng hết với Na thu được [TEX]4,704\ l\ H_2\ (dktc)[/TEX]. Lượng anken có trong B được no hóa vừa đủ bởi 1,35 lít dung dịch [TEX]Br_2\ 0,2M[/TEX]. Phần ancol và ete có trong B chiếm hể tích 16,128 lít ở [TEX]136,5^oC[/TEX] và 1 atm. Tính hiệu suất ancol tách nước tạo thành anken, biết hiệu suất đối với mỗi ancol như nhau.


Bài 3:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon, tỉ khối của [TEX]X[/TEX] so với Hidro bằng [TEX]36,4[/TEX]. Đốt cháy hoàn toàn [TEX]9,1\ g\ X[/TEX] thu được [TEX]0,375 mol CO_2[/TEX]. Xác định các công thức có thể có của 2 ancol?
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Bài 1:

Đốt cháy [TEX]23\ g[/TEX] một ancol thu được [TEX]44g\ CO_2[/TEX] và [TEX]27g\ H_2O[/TEX]. CT của ancol là?

[TEX]n_{CO_2}=1 mol [/TEX]
[TEX]n_{H_2O}=1,5 mol[/TEX]
\Rightarrow Là ancol no, đơn chức
\Rightarrow [TEX]n_{ancol}=n_{H_2O}-n_{CO_2}=0,5 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]M_{ancol}=46[/TEX] \Rightarrow [TEX]C_2H_5OH[/TEX]


Bài 3:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon, tỉ khối của [TEX]X[/TEX] so với Hidro bằng [TEX]36,4[/TEX]. Đốt cháy hoàn toàn [TEX]9,1\ g\ X[/TEX] thu được [TEX]0,375 mol CO_2[/TEX]. Xác định các công thức có thể có của 2 ancol?

Gọi 2 ancol có dạng là [TEX]C_nH_{2n+2}O_x[/TEX]
Ta có: [TEX]\frac{0,375}{n}=\frac{9,1}{14n+2+16x}[/TEX]
Mà [TEX]M_X=72,8=14n+2+16x[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n=3[/TEX]
\Rightarrow Chắc chắn có [TEX]C_3H_8O[/TEX]
 
L

langtu_117


Bài 2:
Cho [TEX]47g[/TEX] hỗn hợp hơi của 2 ancol đi qua [TEX]Al_2O_3[/TEX] nung nóng thu được hỗn hợp A gồm ete, anken, ancol dư và hơi nước. Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí B. Lấy nước tách ra cho tác dụng hết với Na thu được [TEX]4,704\ l\ H_2\ (dktc)[/TEX]. Lượng anken có trong B được no hóa vừa đủ bởi 1,35 lít dung dịch [TEX]Br_2\ 0,2M[/TEX]. Phần ancol và ete có trong B chiếm hể tích 16,128 lít ở [TEX]136,5^oC[/TEX] và 1 atm. Tính hiệu suất ancol tách nước tạo thành anken, biết hiệu suất đối với mỗi ancol như nhau.
[TEX]Na+H_2O\rightarrow NaOH+\frac{1}{2}H_2\\\rightarrow nH_2O=2nH_2=2.\frac{4,704}{22,4}=0,42(mol)\\nBr_2=n \ Anken=0,27(mol)\\n \ ancol\ du \ va\ ete=\frac{pV}{RT}=\frac{1.16,128}{\frac{22,4}{273}(273+136,5)}=0,48(mol)[/TEX]
Vì 2 ancol có hiệu suất bằng nhau và sau pứng thu được Anken nên 2 ancol đó no đơn chức mạch hở.
[TEX]\\C_nH_{2n+1}OH\rightarrow C_nH_{2n}+H_2O\\2C_nH_{2n+1}OH\rightarrow (C_nH_{2n+1})_2O+H_2O\\\rightarrow n \ ete=nH_2O-n \ Anken=0,15(mol)\\\rightarrow n\ Ancol \ du= 0,33(mol)\\n \ Ancol \ pu=2n \ ete+n\ Anken=0,57(mol)\rightarrow \\\sum n\ Ancol \ ban \ dau=0,9(mol)\\\rightarrow H=\frac{n \ Anken }{\sum n\ Ancol \ ban \ dau}=\frac{0,27}{0,9}=30 \ % \[/TEX]
Ko dùng cái 47 g ban đầu :( ko biết có đúng ko
 
Last edited by a moderator:
N

nhocngo976


Bài 3:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon, tỉ khối của [TEX]X[/TEX] so với Hidro bằng [TEX]36,4[/TEX]. Đốt cháy hoàn toàn [TEX]9,1\ g\ X[/TEX] thu được [TEX]0,375 mol CO_2[/TEX]. Xác định các công thức có thể có của 2 ancol?

[TEX]n_{CO_2}=1 mol [/TEX]
[TEX]n_{H_2O}=1,5 mol[/TEX]
\Rightarrow Là ancol no, đơn chức
\Rightarrow [TEX]n_{ancol}=n_{H_2O}-n_{CO_2}=0,5 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]M_{ancol}=46[/TEX] \Rightarrow [TEX]C_2H_5OH[/TEX]

Gọi 2 ancol có dạng là [TEX]C_nH_{2n+2}O_x[/TEX]
Ta có: [TEX]\frac{0,375}{n}=\frac{9,1}{14n+2+16x}[/TEX]
Mà [TEX]M_X=72,8=14n+2+16x[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n=3[/TEX]
\Rightarrow Chắc chắn có [TEX]C_3H_8O[/TEX]


đề là công thức có thể có nên tớ nghĩ ngoài ctpt của 2 ancol là: C3H8O, còn có C3H8O2

C3H8O : CH3CH2CH2OH , CH3CH(OH)CH3

C3H8O2: CH3CH(OH)CH2OH , CH2(OH)CH2CH2(OH)[TEX][/TEX]
 
D

duynhan1

đề là công thức có thể có nên tớ nghĩ ngoài ctpt của 2 ancol là: C3H8O, còn có C3H8O2

C3H8O : CH3CH2CH2OH , CH3CH(OH)CH3

C3H8O2: CH3CH(OH)CH2OH , CH2(OH)CH2CH2(OH)
Sai rồi á, [TEX]\overline{n_O} = 1,8[/TEX] nên không thể có TH cả 2 đều là C3H8O được.
Gọi 2 ancol có dạng là [TEX]C_nH_{2n+2}O_x[/TEX]
Ta có: [TEX]\frac{0,375}{n}=\frac{9,1}{14n+2+16x}[/TEX]
Mà [TEX]M_X=72,8=14n+2+16x[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n=3[/TEX]
\Rightarrow Chắc chắn có [TEX]C_3H_8O[/TEX]

Do chỉ có 3 C và [TEX]\overline{n_{O}}= 1,8[/TEX] nên ta có các TH sau:
[TEX]\left{ C_3H_7OH \ &\ C_3H_6(OH)_2 \\ C_3H_7OH \ &\ C_3H_5(OH)_3[/TEX]

P/s: Ai post bài tiếp đi ^^
 
L

langtu_117

Hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B đơn chức bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp[TEX](M_A>M_B)[/TEX]. Đun nóng 0,4 (mol) X với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 7,704g hỗn hợp ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. B và A có thể là :
A. metanol và etanol
B. etanol và propan-1-ol
C.propan-1-ol và butan-1-ol
D.pentan-1-ol và butan-1-ol
 
Last edited by a moderator:
N

nhocngo976

CHo m g hh X gồm 2 ancol no, đơn chức, hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng CuO dư, đun nóng thu dc hh chất rắn Z và hh hơi Y có tỉ khối so với hidro là 13,75. CHo Y tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu dc 64,8 g Ag. Tìm m
 
P

pepun.dk

CHo m g hh X gồm 2 ancol no, đơn chức, hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng CuO dư, đun nóng thu dc hh chất rắn Z và hh hơi Y có tỉ khối so với hidro là 13,75. CHo Y tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu dc 64,8 g Ag. Tìm m
Giải coi:
nH2O=nAndehit => M andehit=2.13.75.2-18=37=> 2 andehit là:HCHO (x mol) và CH3CHO (y mol)
=> x=y và 4x+2y=0,6 => x=y=0,1 => m=7,4g
 
D

duynhan1

Hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B đơn chức bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp[TEX](M_A>M_B)[/TEX]. Đun nóng 0,4 (mol) X với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 7,704g hỗn hợp ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. B và A có thể là :
A. metanol và etanol
B. etanol và propan-1-ol
C.propan-1-ol và butan-1-ol
D.pentan-1-ol và butan-1-ol

[TEX]\left{ A : a (mol) \\ B: b(mol)[/TEX]

[TEX]M_A= M_B + 14[/TEX]

[TEX]a + b = 0,4 [/TEX]

[TEX]n_{ete} = 0,4 a+ 0,5b [/TEX]

[TEX]\Rightarrow 0,4(a+b) < n_{ete} < 0,5(a+b) [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow 38,52<M_{ete} < 48,15 [/TEX]

Mà [TEX]2M_B - 18 < M_{ete} < 2M_A- 18 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \left{ 2M_B- 18 < 48,15 \\ 2(M_B+14) - 18 > 38,52 \right. \Rightarrow 28<M_B<33,075 [/TEX]

[TEX]\red \Rightarrow B:\ C_2H_5OH \Rightarrow A: C_3H_7OH[/TEX]
 
L

langtu_117

Đốt cháy hoàn toàn 3,2 (g) một ancol X . Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình đựng 1000 ml dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] 0,075 M thu được m (g) kết tủa . Tính m , biết O trong X chiếm 50% về khối lượng . ( chưa làm đc nhờ mọi người gấp :(()




Oxi hóa m (g) ancol đơn chức bậc một A bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit ; 0,2 mol axit , nước và ancol dư. Lấy 1 phần X cho pứ vừa đủ với Na thu được 7,168 lít khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi còn lại [TEX]39,04[/TEX] g chất rắn.Xác định hiệu suất của pứ oxh ancol và công thức phân tử của A [TEX](C_2H_5OH;H=50%)[/Tex]

 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

góp vài bài

1, Cho 9,3 g dd phenol 50,6% tan trong ancol etylic tác dụng vs Na du thì V khí H2 bay ra là ?

2, oxi hoá m(g) ancol etylic 1 time thu đc hh khí X.Chia X thành 3 phần = nhau

PI : td vùa đủ vs dd NaHCO3 --> 4,48 lit khí
PII : td vs Na du thoát ra 8,96lit khí
PIII : td vs dd AgNO3/NH3 du tạo thành 21,6 g Ag.
Các pu của hh X xảy ra hoàn toàn.đktc
giá trị m và Hiệu suất oxi hoá ancol
 
Last edited by a moderator:
U

utit_9x

góp vài bài
1, Cho 9,3 g dd phenol 50,6% tan trong ancol etylic tác dụng vs Na du thì V khí H2 bay ra là ?

2, oxi hoá m(g) ancol etylic 1 time thu đc hh khí X.Chia X thành 3 phần = nhau

PI : td vùa đủ vs dd NaHCO3 --> 4,48 lit khí
PII : td vs Na du thoát ra 8,96lit khí
PIII : td vs dd AgNO3/NH3 du tạo thành 21,6 g Ag.
Các pu của hh X xảy ra hoàn toàn.đktc
giá trị m và Hiệu suất oxi hoá ancol
[TEX]1,m \ phenol=4,7(g);m \ C_2H_5OH=4,6(g)\\\rightarrow n \ phenol=0,05(mol);n \ C_2H_5OH=0,1(mol)\\C_6H_5OH+Na\rightarrow C_6H_5ONa+\frac{1}{2}H_2\\C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\frac{1}{2}H_2\\\rightarrow nH_2=0,075(mol)\\\rightarrow V_{H_2}=1,68(l)[/TEX]
2, Vì X t/d với [TEX]NaHCO_3[/TEX] và [TEX]AgNO_3/NH_3[/TEX] nên X gồm axit, anđehit, nước và ancol dư
gif.latex

[TEX]nH_2=0,4(mol)\\\rightarrow n\ ancol \ du=0,4.2-0,2-0,3=0,3(mol)\\\rightarrow n \ ancol \ ban \ dau=3.(0,3+0,2+0,1)=1,8(mol)\\\rightarrow H=\frac{0,3.3}{1,8}=50%\\m=1,8.46=82,8(g)[/TEX]


Đốt cháy hoàn toàn 3,2 (g) một ancol X . Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình đựng 1000 ml dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] 0,075 M thu được m (g) kết tủa . Tính m , biết O trong X chiếm 50% về khối lượng . ( chưa làm đc nhờ mọi người gấp )




Oxi hóa m (g) ancol đơn chức bậc một A bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit ; 0,2 mol axit , nước và ancol dư. Lấy 1 phần X cho pứ vừa đủ với Na thu được 7,168 lít khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi còn lại [TEX]39,04[/TEX] g chất rắn.Xác định hiệu suất của pứ oxh ancol và công thức phân tử của A [TEX](C_2H_5OH;H=50%)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Đốt cháy hoàn toàn 3,2 (g) một ancol X . Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình đựng 1000 ml dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] 0,075 M thu được m (g) kết tủa . Tính m , biết O trong X chiếm 50% về khối lượng . ( chưa làm đc nhờ mọi người gấp :(()


Oxi hóa m (g) ancol đơn chức bậc một A bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit ; 0,2 mol axit , nước và ancol dư. Lấy 1 phần X cho pứ vừa đủ với Na thu được 7,168 lít khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi còn lại [TEX]39,04[/TEX] g chất rắn.Xác định hiệu suất của pứ oxh ancol và công thức phân tử của A [TEX](C_2H_5OH;H=50%)[/TEX]

Bài 4:
Oxi hóa 0,03 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức bằng CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn rồi lấy toàn bộ sản phẩm cho qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16g Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X thu được 0,08 mol CO2. Tìm CTCT của 2 ancol ?

Bài 5:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp, có số mol bằng nhau. Tách nước hoàn toàn m gam X thu được 0,1 mol một anken duy nhất. Giá trị của m là ?

Bài 6:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần I cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy phần II thu được 11,0g CO2 và 6,3g H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol <=3. Công thức phân tử của 2 ancol là ?

Bài 7:
Tính thể tích KMnO4 1M cần thiết để Oxi hóa hết 27g p-crezol trong môi trường H2SO4?
 
C

chontengi


Bài 4:
Oxi hóa 0,03 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức bằng CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn rồi lấy toàn bộ sản phẩm cho qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16g Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X thu được 0,08 mol CO2. Tìm CTCT của 2 ancol ?

nAg =0,02 < 0,03

--> ancol khi bị oxi hoá tạo anđêhit và xeton

--> 1 ancol bậc 1 và 1 ancol bậc 2

số C tb = 2,6

--> ancol bậc 1 là CH3OH hoặc C2H5OH

ko tìm được nữa :|


Bài 5:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp, có số mol bằng nhau. Tách nước hoàn toàn m gam X thu được 0,1 mol một anken duy nhất. Giá trị của m là ?

thu được 1 anken ! --> có CH3OH

ancol còn lại là C2H5OH

--> m =0,1.46 + 0,1.32 = 7,8

Bài 6:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần I cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy phần II thu được 11,0g CO2 và 6,3g H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol <=3. Công thức phân tử của 2 ancol là ?


nH2 = 0,1

nH2O = 0,35 > nCO2 = 0,25 --> ancol no

n ancol = 0,1

số C tb = 2,5

--> C3H8Oa

n ancol = nH2 --> 2chức

C3H8O2 và C2H6O2

 
T

thuypro94

Bạn Chontengi cho tớ hỏi tại sao
thu được 1 anken ! --> có CH3OH
Bởi vì theo mình chỉ cần ancol có nhóm -OH gắn vào đầu mạch thôi là thu được 1 anken duy nhất rôi!
Bạn có thể giải thích giúp mình được không?
 
N

nhocngo976



Bài 5:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp, có số mol bằng nhau. Tách nước hoàn toàn m gam X thu được 0,1 mol một anken duy nhất. Giá trị của m là ?

Bạn Chontengi cho tớ hỏi tại sao
thu được 1 anken ! --> có CH3OH
Bởi vì theo mình chỉ cần ancol có nhóm -OH gắn vào đầu mạch thôi là thu được 1 anken duy nhất rôi!
Bạn có thể giải thích giúp mình được không?


như bạn nói thì mỗi ancol như thế thì dc 1 anken duy nhât, --> 2 ancol --> 2 anken

mà ở đây 2 ancol --> 1 anken duy nhất ----> phải có CH3OH vì CH3OH không có phản ứng tách nước tạo anken

2CH3OH ---> CH3OCH3
 
L

langtu_117

Bài 5:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp, có số mol bằng nhau. Tách nước hoàn toàn m gam X thu được 0,1 mol một anken duy nhất. Giá trị của m là ?
2,2-đimetyl-propan-1-ol với [TEX]CH_3CH_2CH_2CH_2OH[/TEX] cũng đc mà :( .Bài này tìm đc khá nhiều kết quả của m
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom