Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe và Cu trong 2,144 gam hỗn hợp
Fe + 2AgNO3 ---> Fe(NO3)2 + 2Ag (1)
Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag (2)
Giả sử Fe và Cu tan hết trong dd AgNO3. ---> số mol Ag = 2(a + b)
Theo đề khối lượng hỗn hợp kim loại : 56a + 64b = 2,144
Vì a, b > 0 nên 64(a + b) > 56a + 64b => 64 (a + b) > 2,144
=> (a + b) > 0,0335 do đó 2(a + b) > 2. 0,0335
Khối lượng Ag = 108.2 (a + b) > 108. 2. 0,0335 = 7,236 (g) > 7,168 (g)
Như vậy Fe và Cu chưa tan hết => Trong C không phải chỉ có Ag
Vì tính khử của Fe > Cu nên Fe pư trước rồi mới đến Cu, sẽ có 2 trường hợp:
*TH 1: chất rắn C còn dư Fe và Cu còn nguyên (chưa pư)
Gọi x là số mol Fe tham gia pư với dd AgNO3 ở (1)
Cứ 1 mol Fe p/ư khối lượng chất rắn B tăng: 2.108 – 56 = 160 (g)
Vậy x mol Fe p/ư ------------------------ 160x (g) = 7,168 – 2,144 = 5,024 (g)
=> x = 0,0314 (mol) = số mol Fe(NO3)2.
Khi cho dd A + NaOH dư:
Fe(NO3)2 + 2NaOH ---> Fe(OH)2(rắn) + 2NaNO3
4Fe(OH)2 + O2 ---> 2Fe2O3 + 4H2O (viết gộp của 2 pư nhé bạn)
=> Số mol Fe2O3 = 1/2 số mol Fe(OH)2 = 1/2 số mol Fe(NO3)2 = 0,0157 (mol)
=> Khối lượng chất rắn Fe2O3 = 0,0157. 160 = 2,512 (g) < 2,56 (g)
Vậy trong C sắt hết, Cu còn.
*TH 2: Trong chất rắn C còn Cu.
Theo trên số mol Fe là a (mol), số mol Cu là b (mol).
Gọi số mol Cu tham gia pư với AgNO3 ở (2) là y mol
Dung dịch B gồm: a mol Fe(NO3)2 và y mol Cu(NO3)2
chất rắn B có: (2a + 2y) mol Ag và (b- y) mol Cu dư.
Sơ đồ hợp thức của dung dịch B…….
Fe(NO3)2 ---> Fe(OH)2 ----> 1/2 Fe2O3
a mol………...a mol ……….0,5 a mol
Cu(NO3)2 ---> Cu(OH)2 ----> CuO
y mol ………...y mol ……….y mol
Ta có hệ PT:
56a + 64b = 2,144 (khối lượng hỗn hợp Fe, Cu)
108(2a + 2y) + 64(b – y) = 7,168 ( khối lượng chất rắn C)
0,5a.160 + 80y = 2,56 (chất rắn sau khi nung kết tủa)
Giải hệ PT trên ta được: a = 0,02 ; b = 0,016 , y = 0,012
*Tính nồng độ mol dd AgNO3 ban đầu:
Ta có số mol AgNO3 = 2(a+ y) = 2(0,02 + 0,012) = 0,064 (mol)
=> bạn xem lại đề xem thể tích là bao nhiêu rồi tính CM nhé