[hóa 10] Một số bài tập về axit clohiđric và muối clorua thi đại học, cao đẳng

P

pipikhohieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài nào bạn biét làm bạn giúp mình nha
Bài 13(TSĐHA-2010): Cho 7,1 gam hh gồm 1 kim loại kiềm X và 1 kim loại kiềm thổ Y td hết với dd HCl dư thu được 5,6 lit khí (đktc). Kim loại X, Y là A. K và Ba B. K và Ca C. Na và Mg D. Li và Be
Bài 14(TSĐHA-2010): Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hh gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 2,688 lit H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng muối được tạo ra là. A. 18,46 gam B. 12,78 gam C. 14,62 gam D. 13,7 gam
Bài 15(TSĐHA-2010): Cho m gam hh bột X gồm 3 KL Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với dd HCl loãng, nóng, dư thu được dd Y và khí H2. Cô cạn dd Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với oxi dư để tạo ra 3 oxit thì thể tích khí oxi (đktc) phản ứng là
A. 1,008 lit B. 0,672 lit C. 2,016 lit D. 1,344 lit
Bài 16(TSĐHA-2011): Chia hh X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau.
-Cho Phần 1 vào dd KOH dư thu được 0,784 lit khí H2 (dktc)
-Cho phần 2 vào 1 lượng nước dư, thu được 448 ml khí H2 (đktc) và m gam hh kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dd HCl dư thu được 0,56 lit khí H2 (đktc). Khối lượng (gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hh X lần lượt là:
A. 0,39-0,54-1,4 B. 0,78 – 1,08 – 0,56 C. 0,39 – 0,54 – 0,56 D. 0,78 – 0,54 – 1,12
Bài 17(TTĐH): Cho hh Mg, Cu vào 200ml dd HCl thu được 3,36 lit khí (đktc) và còn lại m gam kim loại không tan. Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại đó thu được (1,25m+a) gam oxit, trong đó a>0. Nồng độ mol của dd HCl là: A. 1,5M B. 2,75 C. 2,5M D. 2M
Bài 18(TTDH): Cho 7,84 lít (đktc) hh khí gồm oxi và clo tác dụng vừa đủ với hh chứa 0,1 mol Mg và 0,3 mol Al thu được m gam hh muối và oxit. Giá trị của m là: A. 35,35 B. 21,7<m<35,35 C. 21,7 D. 27,55
Bài 19(TTĐH): Cho 100 gam hợp kim Fe-Cr-Al tác dụng với lượng dư dd NaOH thu được 4,98 lit khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với 1 lượng dư dd HCl (không có không khí) thu được 38,8 lit khí. Các khí đo ở đktc. Thành phần %m của Fe, Cr, Al trong hợp kim lần lượt là: A. 83% - 13% - 4% B. 84% - 4,05% - 11,95%
C. 80% - 15% - 5% D. 12% - 84% - 4%
Bài 20: Chia 7,8 gam hh X gồm Mg và Al thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 cho vào 250ml dd HCl aM, sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dd thu được 12,775 gam chất rắn khan.
Phần 2 cho vào 500ml dd HCl aM, sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dd thu được 18,1 gam chất rắn khan.
Giá trị của a là: A. 0,5 B. 1,0 C. 0,4 D. 0,8
Bài 21: Trộn 100ml dd chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100ml dd chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M được 200ml dd X. Nhỏ từ từ 100ml dd Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dd X được V lit khí CO2 (đktc) và dd Z. Cho dd Ba(OH)2 dư vòa dd Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 1,12 và 82,4 B. 2,24 và 82,4 C. 2,24 và 59,1 D. 1,12 và 59,1
Bài 22: Dung dịch X chứa NaHCO3 xM và Na2CO3 yM. Thêm từ từ dd HCl zM vào 300ml dd X đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì dừng lại, thấy hết t ml. Mối quan hệ giữa x, y, z. t là:
A. zt=300y B. zt=300xy C. zt=150xy D. zt=100xy
Bài 23: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, K, Mg. Chia m gam hh X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào nước dư thu được V1 lit khí H2. Phần 2 cho vào dd NaOH dư được V2 lit khí H2. Phần 3 cho vào dd HCl dư thu được V3 lit khí H2. các thể tích đều đo ở cùng điều kiện. So sánh thể tích khí toát ra trong các thí nghiệm trên:
A. V1<V2<V3 B. V1≤V2<V3 C. V1=V2<V3 D. V1=V3>V2
 
Top Bottom