Q
quocoanh12345
Ghi thế này ai hiểu, ghi rõ ít nhất cũng 1 pt chứ bạn
HIX!!!Bạn thông cảm nha, hồi tối mình buồn ngủ quá nên viết zậy cho nhanh!! Mà cứ theo thứ tự thôi bạn à
Ghi thế này ai hiểu, ghi rõ ít nhất cũng 1 pt chứ bạn
anh chị nào rảnh hướng dẫn em lai cái vu thăng bằng electron vs thanks nhiu`Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử1.Nguyên tắc chung:
Tổng số e của chất khử cho bằng tổng số e của chất oxi hoá nhận, hay nói cách khác, tổng độ tăng số oxi hoá của chất khử bằng tổng dộ giám số oxi hoá của chất oxi hoá
2.Phương pháp electron:
Phưong pháp này trong sách giáo khoa đã hướng dẫn đầy đủ với 4 bước, mình sẽ không nói lại nữa. Nhưng ở đây mình có 1 vài lưu ý và mỗi lưu ý mình sẽ lấy 1 ví dụ để minh hoạ:
a) Để tránh hệ số cân bằng ở dạng phân số, thường xuyên chú ý tới chỉ số của các chất oxi hoá và khử ở trước và sau phản ứng. Đó là các chất khí như O2, Cl2, N2, N2O…. hoặc các muối như Fe2(SO4)3, K2Cr2O7, …
Ví dụ: [tex]Zn + HNO_3(l) \Rightarrow Zn(NO_3)_2 + N_2O + H_2O[/tex]
[tex] 4 \\ 1[/tex][tex]\left\{ \begin{array}{l} Zn^{0} ----> Zn^{+2} + 2e \\ 2N^{+5} + 2.4e ----> 2N^{+1} \end{array} \right.[/tex]
[tex]\Rightarrow 4Zn + 10HNO_3(l) \Rightarrow 4Zn(NO_3)_2 + N_2O + 5H_2O[/tex]
b) Phản ứng có nhiều nguyên tố trong một hợp chất cùng tăng hoặc cùng giảm số oxi hoá
Trong trường hợp này, để xác định nhanh số echo hoặc nhận chỉ cần xác định số oxi hoá của sản phẩm, còn chất phản ứng có thể xem như bằng 0 do áp dụng nguyên tắc bảo toàn e
Ví dụ: [tex] As_2S_3 + HNO_3 + H_2O \Rightarrow H_3AsO_4 + H_2SO_4 + NO[/tex]
[tex] 2 \\ 28[/tex][tex]\left\{ \begin{array}{l} As2S3^0 ----> 2As^{+5} + 3S^{+6} + 28e \\ N^{+5} + 3e ----> N^{+2} \end{array} \right.[/tex]
[tex]\Rightarrow 3As_2S_3 + 28HNO_3 + 4H_2O \Rightarrow 6H_3AsO_4 + 9H_2SO_4 + 28NO[/tex]
c) Nếu trong phản ứng có đơn chất vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử (tự oxi hoá-khử) thì trong các nửa phản ứng, đơn chất chỉ cần ghi ở dạng nguyên tử, sau đó cộng các quá trình lại rồi đưa hệ số vào phương trình.
Ví dụ: [tex]KClO_3 + HCl \Rightarrow Cl_2 + KCl + H_2O[/tex]
[TEX]{5}\\{1} [/TEX] [TEX]\left{\begin{Cl^{-1} ----> Cl^0 + 1e}\\{Cl^{+5} +5e ----> Cl^0 } [/TEX]
[TEX]\Rightarrow Cl^{+5} + 5Cl^{-1} ----> 3Cl2[/TEX]
[tex]\Rightarrow KClO_3 + 6HCl \Rightarrow 3Cl_2 + KCl + H_2O[/tex]
d) Đối với phan ứng tạo ra nhiều chất sản phẩm oxi hoá hoặc khử trong đó có nhiều số oxi hoá khác nhau thì có thể viết riêng từng phản ứng đối với từng sản phẩm, rồi cộng lại sau khi nhân hệ số tỉ lệ các sản phẩm theo đề bài ra.
Ví dụ: [tex]Al + HNO_3 \Rightarrow Al(NO_3)_3 + N_2O + NO + NH_4NO_3 + H_2O[/tex]
Để tổng quát ta có thể đặt hệ số a, b, c cho N2O, NO, NH4NO3. Khi đó:
[tex]{8a+3b+8c} \\ {3}[/tex][TEX]\left{\begin{ Al^0 ----> Al^{+3} + 3e}\\{2aN^{+5} + 8.ae ----> 2aN^{+1}}\\{bN^{+5} + 3.be ----> bN^{+2}}\\{cN^{+5} + 8.ce ----> cN^{-3}}[/tex]
[tex](8a+3b+8c).3 = 3.(8a+3b+8c)[/tex]
Nếu cho a = 1, b = 1, c = 1 => PTHH:
[tex]19Al + 72HNO_3 \Rightarrow 19Al(NO_3)_3 + 3N_2O + 3NO + 3NH_4NO_3 + 30H_2O[/tex]
Nếu cho a = 1, b = 2, c = 3 => PTHH:
[tex]38Al + 144HNO_3 \Rightarrow 38Al(NO_3)_3 + 3N_2O + 6NO + 9NH_4NO_3 + 54H_2O[/tex]
...
Như vậy, trong trường hợp này có rất nhiều pt phản ứng thoả mãn. Tuy nhiên, cần dựa vào tỉ lệ các sản phẩm cho trong đề bài để có pt phản ứng phù hợp
e) Cân bằng phản ứng oxi hoá-khử các hợp chất hữu cơ:
Tương tự như đối với chất vô cơ, các dạng phản ứng này cũng được tiến hành qua 4 bước. Nhưng ở bước 1 khi tính số oxi hoá của C cần lưu ý theo pp sau:
+ Phương pháp chung: Tính số oxi hoá trung bình của C.
+ Đặc biệt với những phản ứng chỉ có sự thay đổi nhóm chức, có thể chỉ tính số oxi hoá của C nào có số oxi hoá thay đổi
Ví dụ: [tex]CH_3-CH_2-OH + CuO \Rightarrow CH_3-CHO + Cu + H_2O[/tex]
Cách 1: Tính số oxi hoá trung bình của C
[tex]C_2H_6O + CuO \Rightarrow C_2H_4O + Cu + H_2O [/tex]
[tex]1 \\ 1 [/tex][TEX]\left{\begin{2C^{-2} ----> 2C^{-1} + 2e}\\{Cu^{+2} + 2e ----> Cu^0} [/TEX]
Cách 2: [tex]CH_3-CH_2-OH + CuO \Rightarrow CH_3-CHO + Cu + H_2O[/tex]
[tex]1 \\ 1 [/tex][TEX]\left{\begin{C^{-1} ----> C^{+1} + 2e}\\{Cu^{+2} + 2e ----> Cu^0} [/TEX]
Cả 2 cách đều cho cùng kết quả
3. Điều kiện cần của 1 phản ứng oxi hoá-khử
Quy tắc alpha: một phản ứng oxi hoá-khử tự xảy ra theo chiều: Chất oxi hoá mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo ra chất oxi hoá và chất khử yếu hơn.
Ví dụ: HI + H2S -----> không xảy ra
2HI + H2SO4 ----> SO2 + I2 + 2H2O
anh chị nào rảnh hướng dẫn em lai cái vu thăng bằng electron vs thanks nhiu`
cân bang phương trinh nay thê nao nhi???
Al +HNO3 ---> Al(NO3)3 +N2O+H2O