Hóa hóa 10 cấu hình electron

Monkey D. Luffy

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
146
68
91
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Một oxit có công thức [tex]X_{2}O[/tex] . Tổng số hạt p,e,n trong phân tử B là 152 , trong đó số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 48 . Biết oxi trong B là [tex]16_{O}[/tex] , Xác định X và cấu hình electron của X
2)Nguyên tử của nguyên tố X có p+e+n=54 hạt , X có 7e LNC . Vác định X
3) Có bao nhiêu nguyên tử có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4S1 . Viết các cấu hình đó
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
1)Một oxit có công thức [tex]X_{2}O[/tex] .Tổng số hạt p,e,n trong phân tử B là 152 , trong đó số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 48 . Biết oxi trong B là [tex]16_{O}[/tex] , Xác định X và cấu hình electron của X
2)Nguyên tử của nguyên tố X có p+e+n=54 hạt , X có 7e LNC . Vác định X
3) Có bao nhiêu nguyên tử có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4S1 . Viết các cấu hình đó
1/ gọi Z và N là số hiệu ng tử và số notron của X
ta có: (2Z+N).2 + (8.2+8) = 152 => 2Z+N = 64 (1)
(2Z-N).2+2.8-8 = 48 => 2Z-N = 20 (2)
từ (1) và (2) => Z = 21; N = 22
=> X là scandi (Sc)
cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2
2/ ta có: 2Z + N = 54
Áp dụng CT về cấu hình bền, ta có:
[tex]\frac{54}{3,5}<Z<\frac{54}{3}=>15,43<Z<18[/tex]
X có 7e ngoài cùng => X thuộc nhóm VIIA
từ 2 dữ kiện trên => Z = 17 => X là clo (Cl)
3/
CH bình thường: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 => K (Z = 19)
phân lớp d bán bão hòa: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 => Cr (Z = 24)
phân lớp d bão hòa: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 => Cu (Z = 29)
 

Monkey D. Luffy

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
146
68
91
21
1/ gọi Z và N là số hiệu ng tử và số notron của X
ta có: (2Z+N).2 + (8.2+8) = 152 => 2Z+N = 64 (1)
(2Z-N).2+2.8-8 = 48 => 2Z-N = 20 (2)
từ (1) và (2) => Z = 21; N = 22
=> X là scandi (Sc)
cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2
2/ ta có: 2Z + N = 54
Áp dụng CT về cấu hình bền, ta có:
[tex]\frac{54}{3,5}<Z<\frac{54}{3}=>15,43<Z<18[/tex]
X có 7e ngoài cùng => X thuộc nhóm VIIA
từ 2 dữ kiện trên => Z = 17 => X là clo (Cl)
3/
CH bình thường: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 => K (Z = 19)
phân lớp d bán bão hòa: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 => Cr (Z = 24)
phân lớp d bão hòa: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 => Cu (Z = 29)
câu 2 cấu hình bền là sao vậy bạn
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
câu 2 cấu hình bền là sao vậy bạn
cấu hình bền là những cấu hình e bão hoà hoặc bán bão hoà. ví dụ: Cu(z=29)
theo thứ tự phân bố electron theo mức năng lượng thì phải viết cấu hình e của Cu là 1s22s22p63s23p63d94s2 vì phân lớp 4s có mức năng lượng thấp hơn phân lớp 3d nên e sẽ điền vào 4s trước, khi nào đủ mới điền vào 3d. nhưng thực tế 1e của phân lớp 4s sẽ chuyển sang phân lớp 3d để phân lớp d bão hoà ( đủ 10e) , tạo cấu hình bền vững,
tương tự với Cr, phân lớp d bán bão hoà (5e)
 

tranthuytran2595@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng bảy 2017
5
2
6
E lạc đề xíu, e muốn hỏi bài tập này
Cho 5,4 g Al vào 100 ml dd H2SO4 0,5 M
a) Tính thể tích khí hiđrô sinh ra
b) Tính nồng độ mol các chất trong dd sau pư. Cho rằng thể tích dd sau pư thay đổi ko đáng kể
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
E lạc đề xíu, e muốn hỏi bài tập này
Cho 5,4 g Al vào 100 ml dd H2SO4 0,5 M
a) Tính thể tích khí hiđrô sinh ra
b) Tính nồng độ mol các chất trong dd sau pư. Cho rằng thể tích dd sau pư thay đổi ko đáng kể
n(Al) = 0,2
n(H2SO4) = 0,05
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
=> n(H2) = n(H2SO4) = 0,05 => V= 1,12 lít
CM(Al2SO4)3 = (0,05/3)/0,1 = 0,5/3 M
 
Top Bottom