[Hóa 10]: BT Nâng Cao

P

pesu_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ôxit cao nhất của nguyên tố R ở nhóm VIIA có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mR: mO = 7,1 :11,2
a/ XĐ nguyên tố R
b/ Hòa tan 36,4 g hh A gồm Fe và MgCO3 vào 800ml dd HR 2M(dư) thu dk dd X và hh khí Y có tỉ khối so vs H2= 13,6
- Tính khối lượng mỗi chất trong hh A và nồng độ mol của dd X
- Tính % theo thể tích các khí trong hh Y ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất )
Thank trước :)
 
D

dhbk2013

Ôxit cao nhất của nguyên tố R ở nhóm VIIA có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mR: mO = 7,1 :11,2
a/ XĐ nguyên tố R

Cụ thể như sau : R ở nhóm VIIA nên oxit cao nhất với Oxi có dạng : R_2O_7
[tex]\frac{m_R}{m_O}= \frac{7,1}{11,2}[/tex]
[tex]<=> \frac{n_{hh}.2.M_R}{n_{hh}.7.16}=\frac{7,1}{11,2}[/tex]
=> MR = 35,5 ( Clo ) :):)

b/ Hòa tan 36,4 g hh A gồm Fe và MgCO3 vào 800ml dd HR 2M(dư) thu dk dd X và hh khí Y có tỉ khối so vs H2= 13,6
- Tính khối lượng mỗi chất trong hh A và nồng độ mol của dd X
- Tính % theo thể tích các khí trong hh Y ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất )

[tex]\left\{ \begin{array}{l} Fe x(mol)\\ MgCO_3 y(mol) \end{array} \right. + HCl ----> X + Y\left\{ \begin{array}{l} H_2 x(mol) \\ CO_2 y(mol) \end{array} \right.[/tex]
[tex]<=>\left\{ \begin{array}{l} 56x + 84y = 36,4\\ \frac{x}{y} = \frac{2}{3} \end{array} \right.[/tex]
[tex]=>\left\{ \begin{array}{l} x = 0,2 \\ y = 0,3 \end{array} \right.[/tex]
=> mFe = 0,2.56 = 11,2 (g) và mMgCO3 = 0,3.84 = 25,2 (g)
[tex]CM_{ddX} =\frac{0,2 + 0,3 }{0,8} = 0,625 (M)[/tex]
%VH_2 = 40%
%VCO_2 = 60% do ta có tỉ lệ [tex]\frac{x}{y}=\frac{2}{3}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

lovechemical

[Hóa 10]: BT Nâng Cao
Ôxit cao nhất của nguyên tố R ở nhóm VIIA có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mR: mO = 7,1 :11,2
a/ XĐ nguyên tố R
b/ Hòa tan 36,4 g hh A gồm Fe và MgCO3 vào 800ml dd HR 2M(dư) thu dk dd X và hh khí Y có tỉ khối so vs H2= 13,6
- Tính khối lượng mỗi chất trong hh A và nồng độ mol của dd X
- Tính % theo thể tích các khí trong hh Y ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất )

a/ CTC : R2O7
m_R/ m_O= M_2R / M_O2= 7,1/ 25,2

=> R= 35,5 --> R: Cl

b/ Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (1)
.....x.......2x.............x... <---. x

MgCO3 + 2HCl ---> MgCl2 + H2O + CO2 (2)
y.................2y..............y................<----y

gọi x,y lần lượt là số mol của H2, CO2

dùng quy tắc đường chéo ra pt này x/y= 2/3

và 1 pt nữa là 56x + 84y = 36,4

Ghpt ra

x=0,2 ; y= 0,3

=> mFe= 0,2 . 56=11,2 gam

=> mMg= 25,2 gam


Vdd X= 800 ml

(1) => Cm FeCl2= 0,2/ 0,8= 0,25 M

(2)= > Cm MgCl2= 0,3/ 0,8 =0,375 M

%(V) H2=( 0,2/ 0,3 + 0,2 ). 100%= 40%

=> %CO2 = 60 %
 

ntklinhss

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng chín 2018
6
3
6
20
Bắc Giang
Trường Trung học Phổ thông Hiệp Hòa số 2
làm thế nào mà ra đươc x/y=2/3 v ạ?
 
Top Bottom