Hóa Hóa 10. bài toán về các hạt cơ bản

linhthuy652110

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng sáu 2016
39
4
71
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. CHo nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 46. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14
a) Xác định số hạt cấu tạo nên nguyên tử
b) Xác định điện tích hạt nhân, điện tích lớp vỏ, điện tích nguyên tử X

Bài 2. CHo hai nguyên tử A và B
a) nguyên tử A có tổng số hạt trong nguyên tử là 18. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện âm. Xác định số hạt p,n,e cấu tạo nên A
b) Nguyên tử B có số hạt mang điện bằng số hạt mang điện trong nguyên tử A, nhưng số hạt không mang điện của A ít hơn số hạt không mang điện của B là 2 hạt. Tìm số hạt cấu tạo nên nguyên tử B

Bài 3. Tìm số proton,số notron và số electron trong những trường hợp sau
a. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 là tổng số hạt là 52
b. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43
 

Trúc Ly sarah

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
949
380
164
20
Quảng Nam
THCS Nguyễn Văn Trỗi
Bài 1. CHo nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 46. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14
a) Xác định số hạt cấu tạo nên nguyên tử
b) Xác định điện tích hạt nhân, điện tích lớp vỏ, điện tích nguyên tử X
a) Gọi n, p, e lần lượt là số hạt notron, proton, electron.
Ta có:
n + p + e = 46
Vì p=e nên: 2p + n = 46 (1)
2p - n = 14(2)
Từ (1) và (2), ta được: p=15; n=16.
Vì p=15 nên X là photpho(P).
b) Bạn tra bảng tuần hoàn nha.
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Bài 2. CHo hai nguyên tử A và B
a) nguyên tử A có tổng số hạt trong nguyên tử là 18. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện âm. Xác định số hạt p,n,e cấu tạo nên A
b) Nguyên tử B có số hạt mang điện bằng số hạt mang điện trong nguyên tử A, nhưng số hạt không mang điện của A ít hơn số hạt không mang điện của B là 2 hạt. Tìm số hạt cấu tạo nên nguyên tử B
a, ta có p = e
n + p + e = 18 => n + 2e = 18
n = e
=> n = p = e = 6
b, 2e(B) = 2e(A) => e(B) = 6 => p(B) = 6
n(B) = n(A) + 2 = 8
 

nhivodoi0110

Học sinh
Thành viên
28 Tháng bảy 2015
23
15
21
Bài 1. CHo nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 46. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14
a) Xác định số hạt cấu tạo nên nguyên tử
b) Xác định điện tích hạt nhân, điện tích lớp vỏ, điện tích nguyên tử X
a) Ta có:
p + n + e = 46
p + e - n = 14
mà p = e nên ta có hpt:
2p + n = 46
2p - n =14 => p = 15 = e, n = 16
b) Điện tích hạt nhân = số p = 15+
Điện tích vỏ nguyên tử = số e = 15-
Điện tích nguyên tử = 0 (Vì nguyên tử trung hòa về điện)
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

nhivodoi0110

Học sinh
Thành viên
28 Tháng bảy 2015
23
15
21
Bài 2. CHo hai nguyên tử A và B
a) nguyên tử A có tổng số hạt trong nguyên tử là 18. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện âm. Xác định số hạt p,n,e cấu tạo nên A
b) Nguyên tử B có số hạt mang điện bằng số hạt mang điện trong nguyên tử A, nhưng số hạt không mang điện của A ít hơn số hạt không mang điện của B là 2 hạt. Tìm số hạt cấu tạo nên nguyên tử B
a) Tương tự bài 1, ta có hpt:
2p + n =18
p - n = 0 (p=n) => p = e = n = 6
b) p(B) = e(B) = p(A) = 6
n(B)= n(A) + 2= 8
Vậy nguyên tử A và B là 2 đồng vị của nhau có cùng số p nhưng khác số n :)
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

nhivodoi0110

Học sinh
Thành viên
28 Tháng bảy 2015
23
15
21
Bài 3. Tìm số proton,số notron và số electron trong những trường hợp sau
a. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 là tổng số hạt là 52
b. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43
Nếu đề bài chỉ cho 1 dữ kiện tổng số hạt thì ta không thể lập hpt như bài 1, 2 được mà ta sẽ sử dụng công thức tính:
1 [tex]\leq[/tex] N/Z [tex]\leq[/tex] 1,5
=> Z [tex]\leq[/tex] N [tex]\leq[/tex] 1,5Z
=> 3Z [tex]\leq[/tex] N + 2Z [tex]\leq[/tex] 3,5Z
=> 3Z [tex]\leq[/tex] 52 [tex]\leq[/tex] 3,5Z
=> 52/3,5 [tex]\leq[/tex] Z [tex]\leq[/tex] 52/3
=> 14,86 [tex]\leq[/tex] Z [tex]\leq[/tex] 17,33
=> Z = 15 hoặc Z = 16 hoặc Z = 17
Nếu Z = 15 => N = 22, A= 37 (loại)
Nếu Z = 16 => N = 20, A = 36 (loại)
Nếu Z= 17 => N =18, A = 35 (nhận)
Vậy: Nguyên tử X có: p=e=17, n=18
Câu b bạn làm tương tự nhé :)
Đó là cách làm tự luận, thường nếu làm trắc nghiệm thì mình cứ lấy tổng số hạt chia cho 3, lấy số nguyên gần nhất giá trị đó là số p.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom