Ta đã biết về các loại bếp điện dùng trong gia đình là bếp điện từ và bếp hồng ngoại. để hâm, nấu thức ăn, người ta còn thường dùng một thiết bị khác là lò vi sóng và làm thí nghiệm để thấy được hoạt động của lò vi sóng như sau: đặt vào lò 2 cái ly thủy tinh một ly chứa nước và một ly rỗng. cho lò hoạt động khoảng 10 giây rồi tắt điện. khi mở cửa lò ta thấy nước trong ly nóng lên còn ly rỗng thì vẫn nguội. hãy giải thích?
Lò vi sóng hoạt động ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng.Các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz.
Muốn giải thích được phải hiểu các vấn đề sau: - Nhiệt chính là chuyển động hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên chất. - Lò vi sóng phát ra 1 loại sóng gọi là sóng viba -> cùng loại với sóng radio nhưng bước ngắn hơn. Phân tử nước hoặc các phân tử hữu cơ thường được cấu tạo từ các ion âm và dương, sẽ bị dao động khi sóng viba này chiếu vào. Dao động liên tục này chính là dao động nhiệt ----> nhiệt độ tăng. Với cốc thủy tinh, sóng viba ở tần số của lò vi sóng không làm cho các phân tử cốc dao động lớn ---> không tăng nhiệt độ. Điều này có thể do liên kết của các ion âm và dương của các phân tử cốc (SiO2) chặt chẽ hơn nước (hoặc thức ăn). Ghi chú: Bên trong các phân tử nước luôn tồn tại các ion OH- và H+. Liên kết yếu ớt giữa chúng (liên kết hidro) là mấu chốt để các phân tử bị sóng viba tác động.