Hiện tượng biến dị ở cấp độ tế bào

T

tuekha_dtn

H

hocmai.sinhhoc

Các hiện tượng biến dị xảy ra với 1 cặp NST ở cấp độ tế bào

Các hiện tượng biến dị xảy ra đối với một cặp nhiễm sắc thể ở cấp độ tế bào
1. Đột biến câu trúc nhiễm sắc thể: Có 4 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
a. Mất đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt, làm giảm số lượng gen trên nhiễm săc thể. Đoạn bị đứt có thể ở đầu tận cùng của cánh hoặc là mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
Đột biến mất đoạn có thể làm giảm sức sống hoặc ây chết. Ở người mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21 gây ung thư máu.
b. Lặp đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó được lặp lại một lần hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Đột biến lặp đoạn có thể do đoạn nhiễm sắc thể bị đứt được nối xen vào nhiễm sắc thể tương đồng hoặc do nhiễm sắc thể tiếp hợp không bình thường, do sự trao đổi chéo không đều iuwax các cromatit.
Dạng đột biến này gây nên những hậu quả khác nhau có thể làm tăng cường hay giảm bớt mức biểu hiện của tính ttangj. Ở ruồi giấm, lặp đoạn 16A hai lần trên nhiễm sắc thể X làm co mắt hình cầu thành mắt dẹt. Wor địa mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
c. Đảo đoạn: Một đoạn nhiễm săc thể bị đứt ra rồi quay ngược lại 180 o và gắn vào nhiễm sắc thể, làm thay đổi trật tự phân bố gen. Đoạn bị đảo ngược có tể mang tâm động hoặc không. Đột biến này thường ít ảnh hưởn tới sức sống của cơ thể. Vì vật chất di truyền không bị mất mát. Sự sắp xếp lại gen trên nhiễm sắc thể do đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dậng giữa các nòi trong cùng một loài. Ở một loài ruồi giấm (Drosophila Obscura), ngưới ta phát hiện được 12 đảo đoạn trên nhiễm sắc thể số 3, liên quan tớ khả năng thích nghi với những điều kiện nhiệt độ khác nhau của môi trường.
d. Chuyển đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể này bị đứt ra và gắn vào một nhiễm sắc thể khác, hoặc 2 nhiễm sắc thể cùng đứt một đoạn nào đó rồi trao đổi đoạn bị đứt với nhau, các đoạn trao đổi có thể là tương đồng hoặc không.
Đột biến chuyển đoạn có thể tạo nên sự phân bố lại gen giữa các nhiễm sắc thể, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Sự chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Trong thiên nhiên đã phát hiện được nhiều chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối, đậu… Trong thực nghiệm đã vận dụng cơ chế chuyển đoạn, đã chuyển được gen cố định nitơ của vi khuẩn vào hệ gen của hướng dương tạo ra giống hướng dương có hàm lượng nitơ cao trong dầu.
2. Trao đổi đoạn xảy ra ở kì trước I của giảm phân giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng, chúng đứt ra các đoạn tương ứng hoặc không tương ứng và chuyển đổi cho nhau. Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới sắp xếp lại các gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể tạo ra những nhóm gen liên kết mới, làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
3. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể tạo nên đột biến thể dị bội.
Thể dị bội: Tế bào đáng lẽ chứa 2 nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng thì lại có thể chưa 3 nhiễm săc thể hoặc thiếu hẳn 1 nhiễm sác thể, hoạc có 4 nhiễm sắc thể, hoặc không có nhiễm sắc thể nào.
Ví dụ 3 nhiễm sắc thể 21 ở người gây ra hội chứng Đao.
 
Top Bottom