CLB lịch sử HENRY VIII VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở ANH THẾ KỈ XVI

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ LỊCH SỬ - TÔN GIÁO ]
#1: HENRY VIII VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở ANH THẾ KỈ XVI ⛪ ⛪ ⛪
.
Giáo hội Công giáo bắt đầu nắm giữ quyền lực chính trị sau sự sụp đổ của đế quốc La Mã trong thế kỷ V. Điều này lí giải vì sao các thế lực và tập đoàn phong kiến khi giành được tính thế tục và chính thống lại phải dựa vào Giáo hội như một vũ khí có sức mạnh to lớn để níu giữ Vương quyền và sự uy nghiêm của Hoàng thất. Đỉnh cao của quyền lực Giáo hội trong thời kì trung đại phải kể đến những cuộc thánh chiến mà họ đã phát động, kéo dài hàng chục năm trời, hao tiền tốn của và đầy thương vong

Tuy vậy, đến khoảng thế kỉ XV – XVI, ở châu Âu, mà chủ yếu là Tây Âu, khi mà các tập đoàn phong kiến chuyển từ giai đoạn phân quyền sang tập quyền chuyên chế, mối quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ, mặc dù vẫn được duy trì, nhưng đã phát sinh nhiều mâu thuẫn. Và mâu thuẫn ấy đạt đến đỉnh điểm thông qua sự kiện vua Anh là Henry VIII tách Giáo hội Anh khỏi Giáo hội Công giáo La Mã trong thế kỉ XVI.
.
Henry VIII (28/06/1491 – 28/01/1547) là Quốc vương của Anh và Ireland từ ngày 24/09/1509 cho đến khi qua đời, ông là một trong những quân chủ nổi tiếng nhất của Anh quốc với đời sống hôn nhân phức tạp và công cuộc cải cách tôn giáo mang lại cho đất nước này những đổi thay chưa từng có
Henry VIII là người con thứ ba và là con trai thứ hai của Henry VII (vua đầu của triều Tudor) và Vương hậu Elizabeth xứ York. Henry hưởng thụ nền giáo dục hàng đầu về thần học, hội hoạ, ngôn ngữ và thơ ca. Trong khi anh trai của ông – Arthur, Vương tử xứ Wales, được chọn làm người kế vị, còn ông thì được sắp xếp một vị trí trong Giáo hội. Năm 1502, Arthur qua đời ở tuổi 15, để lại bao kì vọng lên người em trai vốn dĩ không được chuẩn bị cho ngôi báu.
Năm 1509, Tân vương lên ngôi khi 17 tuổi và lấy Catherine xứ Aragon làm Vương hậu theo di huấn của vua cha trước lúc qua đời. Trong 15 năm tiếp theo, Vương hậu đã hạ sinh cho đức vua ba người con trai và ba người con gái, tuy vậy, chỉ có Mary là sống đến khi trưởng thành (sau này là Nữ vương Mary I của Anh quốc và Vương hậu Pháp).
Tuy vậy, sau 15 năm trời trị vì với những thành công trên chiến trường (Pháp, Scotland) và nghệ thuật, cùng những tiến bộ trong hệ thống tư pháp cũng như các quyết sách chống lại ảnh hưởng của tư tưởng Luther khi nó đang tràn sang Anh, nhà vua bắt đầu bước vào những động thái đầu tiên của quá trình cải cách tôn giáo ở quốc đảo của mình.
.
Vào những năm 20 của thế kỉ XVI, Henry say mê một cô gái trong đoàn tuỳ tùng của Vương hậu, Anne Boleyn. Lúc đầu, Anne khước từ mọi mời mọc của Henry, và từ chối trở thành người tình của nhà vua như chị cô, Mary Boleyn, từng làm. Cô nói:
- Tôi khẩn thiết nài xin hoàng thượng từ bỏ ý định ấy. Tôi thà mất mạng sống còn hơn đánh mất sự chân thật của mình!
Lời khước từ của cô gái làm cô trở nên quyến rũ hơn, khiến nhà vua càng kiên trì theo đuổi cô
Cuối cùng, khi nhận thấy những cơ hội thuận lợi khi được nhà vua say mê, Anne bày tỏ sự cương quyết chỉ nhận lời nếu cô chính thức trở thành Vương hậu. Điều này đã làm Henry củng cố quyết tâm li dị với Catherine, ông luôn cho rằng cuộc hôn nhân của mình bị quỷ ám, nhà vua bắt đầu tìm kiếm sự đồng ý của Giáo hoàng để có thể tái hôn. Với sự giúp đỡ của Hồng y Thomas Wolsey, Henry đã thỉnh cầu Giáo hoàng Clement VII nhưng bị từ chối vì áp lực dữ dội từ cháu trai của Catherine, Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh - Charles V, nhân vật quyền lực nhất thời bấy giờ.
Bất chấp mọi phản đối của Giáo hội và các thế lực bên ngoài, Henry và những người ủng hộ ông đã đi những bước đi táo bạo nhất (xét trong thời điểm bấy giờ): trục xuất Catherine khỏi triều đình Anh quốc, tổ chức lễ cưới với Anna vào mùa xuân năm 1532, tấn phong Vương hậu cho Anna vào năm 1533, thông qua Đạo luật kế vị 1533 - xác lập vị trí của tân Vương hậu và người con do bà sinh ra – Elizabeth I
.
Nhận định về cuộc cải cách tôn giáo ở Anh thế kỉ XVI do Henry VIII khởi xướng có rất nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên, đa số các học giả phương Tây ngày nay đều thống nhất các vấn đề sau đây:
+ Thứ nhất, mặc dù mọi hoạt động của Henry là vì quyền lợi của vương triều và những tham vọng cá nhân (ông cảm thấy khó thể chấp nhận khi những vấn đề nội chính của nước Anh lại được quyết định bởi một người Ý - chỉ Giáo hoàng), và dù chưa bao giờ chối bỏ các giáo lý căn bản của Giáo hội Công giáo, thời kì trị vì của Henry đã tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Vương quyền Anh quốc ⛪
+ Thứ hai, cuộc cải cách tôn giáo do Henry tiến hành khởi phát từ nhiều nguyên nhân phức tạp hơn chứ không chỉ đơn thuần là khao khát của nhà vua muốn có vợ để có con trai kế vị. Henry khẳng định rằng cuộc hôn nhân đầu tiên chưa bao giờ là hợp lệ, nhưng việc hủy hôn chỉ là một trong những nhân tố khiến Henry muốn cải cách giáo hội. Từ năm 1532 - 1537, Henry ban hành một loạt đạo luật liên quan đến mối quan hệ giữa nhà vua với Giáo hoàng, và về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Anh. Trong giai đoạn này, Henry giải thể các tu viện và những điện thờ hành hương như là một phần trong nỗ lực cải cách giáo hội ⚡
+ Thứ ba, quyết định của Henry tách khỏi Rome trong những năm 1533 – 1534 đã có hệ quả lâu dài trên dòng chảy lịch sử, và không chỉ giới hạn trong những năm trị vì của triều đại Tudor, không chỉ là yếu tố thúc đẩy tiến trình chuyển đổi nước Anh trở thành một cường quốc mà còn tước bỏ quyền lực chính trị và kinh tế khỏi giáo hội để trao cho giới cầm quyền nước Anh thông qua việc truất hữu tài sản và đất đai của các tu viện – một biện pháp ngắn hạn nhưng có hiệu quả xã hội lâu dài...
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Admin K+
#SHG #religion

inbound3303791115729727780.jpg

Nguồn: Sử học già
 
Top Bottom