- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản:
- Con đường: tức là việc đi theo con đường nào. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam chứng kiến sự tồn tại của hai con đường là phong kiến và dân chủ tư sản; nhưng cuối cùng hai con đường này đều thất bại. Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc trong quá trinh tìm đường cứu nước đã chọn con đường vô sản - sự kiện này chỉ chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước, chứ chưa chấm dứt được khủng hoảng về đường lối cứu nước. Con đường luôn có sẵn, vấn đề đặt ra là chúng ta phải chọn con đường nào để đi là một vấn đề của lịch sử. Tìm được con đường rồi chưa hẳn đã có lối ra cụ thể; muốn có lối đi ra một cách cụ thể thì cần có đường lối
- Đường lối cứu nước được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và sáng tạo, được xác định là: đánh ai (kẻ thù nào); mục đích đánh kẻ thù để làm gì; cách mạng nào tham gia. Trong suốt 10 năm (1920 - 1930), Nguyễn Ái Quốc mất một thời gian dài để xây dựng đường lối chiến lược của dân tộc, đưa vào Việt Nam để xây dựng thành đường lối cứu nước trong các văn kiện đầu tiên của Đảng
- Đường lối chiến lược: được xác định trong các văn kiện đầu tiên khi Đảng vừa thành lập; đó là làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng (giai đoạn 1) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cách mạng ruộng đất. Sau đó là giai đoạn 2 là bỏ qua tư bản chủ nghĩa để xây dựng xã hội cộng sản. Đường lối chiến lược xuyên suốt trong cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với đi lên chủ nghĩa xã hội
=> Sự kiện năm 1920 chỉ chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước; sự kiện Đảng ra đời là dấu mốc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước
- Nhiệm vụ cách mạng: có nhiệm vụ chiến lược (nghĩa là lâu dài) và nhiệm vụ trực tiếp (diễn ra trước mắt, do hoàn cảnh lịch sử đặt ra). Trong cách mạng Việt Nam có nhiều nhiệm vụ cách mạng được đề ra: 1930 - 1945 thì nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến; 1945 - 1954 thì nhiệm vụ chiến lược là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; 1954 - 1975 thì miền Bắc thực hiện nhiệm vụ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời miền Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - cả nước cùng chung nhiệm vụ cao cả là kháng Mĩ cứu nước để thống nhất Tổ quốc
- Cách mạng dân quyền (tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng) lần đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc đề cập tại các văn kiện đầu tiên của Đảng vào tháng 2/1930. Khái niệm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được Đảng ta đưa ra tại Đại hội II (2/1951). Hai khái niệm này mặc dù được sách đề cập ở nhiều chỗ khác nhau, nên nhiều người lầm tưởng hai khái niệm này là khác nhau => Thực chất, hai khái niệm này là giống nhau về nội dung, vì cả hai cùng thực hiện ba nhiệm vụ cốt lõi (giải phóng dân tộc, xây dựng chính quyền của dân - do dân và vì dân, xóa bỏ giai cấp bóc lột và thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" vào năm 1953) . Hai khái niệm chỉ khác ở chỗ: Nguyễn Ái Quốc đề ra "tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng" và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng. Thế nhưng Nguyễn Ái Quốc lại hết sức nhấn mạnh hết "thổ địa cách mạng" vì yêu cầu của nông dân Việt Nam thì ngoài việc giành độc lập dân tộc, nông dân Việt Nam còn có yêu cầu về ruộng đất => vì thế muốn nông dân đi theo cách mạng, nhất thiết phải nhấn mạnh vấn đề ruộng đất ở đây, vấn đề "thổ địa cách mạng" cần phải được giải quyết sau khi cách mạng thành công.
Cũng cần lưu ý, sau 1954 thì miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng chúng ta chưa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà chỉ mới căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; lý do là vì nhiệm vụ cải cách ruộng đất với khẩu hiệu "người cày có ruộng" chưa được thực hiện. Miền Bắc chính thức hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vào năm 1957, sau khi ta tiến hành thành công 5 đợt cải cách ruộng đất đạt nhiều kết quả hơn mong đợi. Đại hội III 1960 chỉ giao nhiệm vụ cho miền Bắc là đi lên chủ nghĩa xã hội; còn cả nước thì mãi đến khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi hoàn toàn ở miền Nam thì mới cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành sau 45 năm (1930 - 1975) Đảng lãnh đạo; khái niệm "cách mạng xã hội chủ nghĩa" xuất hiện sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, đến năm 1975 thì cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Trong hoàn cảnh đất nước bị mất độc lập và yêu cầu số một được đặt ra là phải "đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc", nên các phong trào cách mạng của nhân dân ta đánh đuổi kẻ thù (thực dân, phát xít) đều mang tính dân tộc sâu sắc. Như vậy, mặc dù phong trào 1936 - 1939 giương cao khẩu hiệu đòi tự do, dân sinh và dân chủ; nhưng vẫn mang tính dân tộc sâu sắc - nói khác đi, phong trào 36 - 39 mang tính dân tộc điển hình và tính dân chủ sâu sắc. Tính "dân chủ điển hình" vì trong thời điểm này, nhân dân ta đấu tranh đòi các quyền tự do và dân chủ trên cơ sở bối cảnh lúc bây giờ. Mang "tính dân tộc sâu sắc" vì đối tượng của cách mạng chính là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc bấy giờ; quy mô diễn ra khắp cả nước nên có tính dân tộc; lực lượng tham gia phong trào là lực lượng quần chúng của cả dân tộc Việt Nam
- Còn tính chất của cách mạng tháng Tám 1945 có nhiều, đó là tính nhân dân - vì cuộc cách mạng này được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Kế tiếp là tính "bạo lực cách mạng", vì cuộc cách mạng này không phải ăn may, mà là cuộc cách mạng dùng lực lượng vũ tranh kết hợp lực lượng chính trị, có một quá trình chuẩn bị lâu dài và vất vả. Cách mạng tháng Tám còn mang tính chất "vô sản", vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản (đó là Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua đại diện là Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo, nhân dân tham gia rất đông đảo để giải quyết hai nhiệm vụ là chống đế quốc, chống phong kiến. Nhưng trên hết, tính chất điển hình và sâu sắc nhất của cách mạng tháng Tám là tính dân tộc; bởi vì cuộc cách mạng này giải quyết được nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, được thể hiện rõ ở Hội nghị Trung ương VI (11/1939) và Hội nghị Trung ương VIII (5/1941)
- Sách lược: là một khái niệm liên quan đến nhiệm vụ trước mắt. "Hòa để tiến" là một sách lược khôn ngoan của Đảng trong thời kỳ 1945 - 1946 để đối phó với Pháp và quân Tưởng; ta áp dụng sách lược này để nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi, đổi lại ta có thời gian hoa bình để xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng, đồng thời tìm cách đuổi quân Tưởng về nước
- Âm mưu cơ bản và âm mưu chiến lược. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam đều có âm mưu cơ bản và âm mưu chiến lược: ở chiến lược "chiến tranh đặc biệt", âm mưu cơ bản là "dùng người Việt đánh người Việt". Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ", âm mưu cơ bản là "tìm và diệt"; chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" thì quay trở lại âm mưu cơ bản "dùng người Việt đánh người Việt" - như vậy âm mưu cơ bản nằm trong một chiến lược cụ thể. Âm mưu chiến lược mang tính bao trùm, ở mỗi chiến lược chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam đều có chung âm mưu chiến lược là "chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn công cuộc thống nhất Việt Nam" và đều nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ
- "điều địch để đánh địch" và "lừa địch để đánh địch" (kế sách). Cụm từ này có trong đề thi quốc gia, thuộc dạng câu hỏi vận dụng cao nên phải hiểu thế này: ở kế hoạch Navarre thì bản chất của kế hoạch này là "tập trung binh lực" và ta đã tìm cách phân tán bình lực của địch về 5 vị trí khác nhau bằng các chiến dịch cụ thể; như vậy ta đã "điều địch" đi tới các nơi rồi "đánh địch" - thực chất là phân tán lực lượng. Trong chiến dịch Tây Nguyên 1975, ta dùng "lừa địch để đánh địch" và cụ thể là: trước khi đánh Buôn Ma Thuộc, ta đánh nghi binh ở Pleiku - đó là kế sách trong chiến tranh
- Hậu phương và tiền tuyến (trong kháng Pháp và Mĩ cứu nước): trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, vấn đề hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ hữu cơ mật thiết. Ở Việt Nam, hậu phương và tiền tuyến không thể phân biệt rạch ròi trong không gian mà luôn gắn bó với nhau. Khi quân Pháp càn quét làng xã của nhân dân, thì nhân dân là tiền tuyến. Đến thời kháng Mĩ cứu nước, khi quân Mĩ đánh miền Nam và tàn phá miền Bắc thì nhân dân miền Bắc đứng lên vừa chiến đấu vừa sản xuất - như vậy miền Bắc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến; cùng miền Nam chiến đấu cho đến ngày Thống nhất. Như thế, miền Nam không hẳn là tiền tuyến mà miền Nam còn góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn quân Mĩ xâm lược miền Bắc; miền Bắc tự bảo vệ mình và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn là tiền tuyến - hậu phương hỗ trợ vững chắc cho cách mạng miền Nam
- "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược, nghĩa là Mĩ bắt đầu đưa quân vào miền Nam vào tháng 3/1965, tiến hành "chiến tranh cục bộ" (hiểu gọn cụm từ này là "đưa trực tiếp quân Mĩ sang tham chiến tại Việt Nam). Quá trình "Mĩ hóa" cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài từ 1965 đến cuối 1968, sau khi quân Mĩ thất bại trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968. Sau thất bại nặng nề đó, nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. đòi đưa con em về nước và Tổng thống Mĩ là L. Johnson muốn "phi Mĩ hóa" (thừa nhận sự thất bại của "chiến tranh cục bộ") để giảm bớt tổn hại xương máu của lính Mĩ trong chiến tranh
- "Phi Mĩ hóa" chiến tranh, được hiểu là chính quyền Mĩ muốn rút dần quân về nước để giảm bớt xương máu của người Mĩ trên chiến trường. "Phi Mĩ hóa" chiến tranh kéo dài từ 1969 đến 1972, khi chính quyền Mĩ cho rút dần quân đội về nước để giảm bớt thiệt hại về người
- "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược: hình thành khi quân dân ta tiến hành Tổng tiến công chiến lược 1972, nhằm ép ta phải ký Hiệp định Paris theo hướng có lợi cho chúng. Chúng "Mĩ hóa" trở lại bằng việc đưa quân chính quy Mĩ ra đánh phá miền Bắc, điển hình là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 - nhưng tất cả đều bị quân dân ta đánh bại hoàn toàn
2. "Công thức" ôn tập về đường lối đấu tranh của Đảng ta giai đoạn 1930 - 1945
a. Xác định phương hướng, đường lối chiến lược cách mạng. Phương hướng và đường lối chiến lược của Đảng được xác định ngay từ bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930). Các hội nghị tiếp sau đó đều không thay đổi phương hướng chiến lược và đường lối chiến lược đó; đến nay nước ta vẫn tiếp tục duy trì. Phương hướng, đường lối chiến lược cách mạng được các hội nghị Đảng nhất quán, không thay đổi là: (1) làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (đã làm xong vào năm 1975) và (2) bỏ qua tư bản chủ nghĩa để tiến lên xây dựng xã hội cộng sản => chúng ta hiện đang thực hiện giai đoạn 2 của đường lối này. Hiện nay chúng ta gọi nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
b. Xác định nhiệm vụ chiến lược: trong suốt 15 năm lãnh đạo cách mạng (1930 - 1945), Đảng ta không thay đổi nhiệm vụ chiến lược là "chống đế quốc, chống phong kiến" và đã thành công
c. Xác định kẻ thù, nhiệm vụ, mục đích trực tiếp và mục đích trước mắt. Về kẻ thù, phong trào 30 - 31 xác định kẻ thù là đế quốc và phong kiến tay sai (Nguyễn Ái Quốc cũng xác định rõ là đề cao chống đế quốc, riêng Trần Phú lại đề cao chống phong kiến). Về nhiệm vụ, hội nghị tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ trước mắt (và cụ thể) là chống phản động thuộc địa cùng tay sai, đòi quyền tự do và dân chủ; các hội nghị tháng 11/1939, hội nghị tháng 5/1941 và nhất là hội nghị tháng 3/1945 đều nêu cao giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
d. Xác định lực lượng cách mạng và thành lập Mặt trận thống nhất: tại hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng nòng cốt là liên minh công - nông, ngoài ra nhiều giai tầng khác cũng có thể tham gia cách mạng; riêng Trần Phú xác định lực lượng chủ yếu chỉ có công nhân và nông dân, hạn chế này nhanh chóng được hội nghị tháng 7/1936 khắc phục - xác định lại lực lượng cách mạng là nhiều lực lượng tham gia; và đến hội nghị tháng 5/1941 thì khắc phục được hoàn toàn. Ngoài ra, các hội nghị đều có nhấn mạnh đến việc thành lập các mặt trận. hội nghị tháng 7/1936 thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3/1938 thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương); hội nghị tháng 11/1939 là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Tháng 5/1941, hội nghị Trung ương VIII xác định vấn đề giải phóng dân tộc trong từng nước Đông Dương, nên hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh
e. Xác định hình thức và phương pháp cách mạng. Ở cao trào 30 - 31, hình thức đấu tranh chủ yếu là bí mật, bất hợp pháp và phương pháp là rất nhiều; ở cao trào 36 - 39 thì có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau; đến năm 1939 thì hình thức đấu tranh chuyển vào bí mật, bất hợp pháp (không đấu tranh công khai nữa)
f. Hội nghị Trung ương VIII (5/1941) đã xác định rõ hình thái cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Một nội dung khác đang rất nhấn mạnh là công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tại hội nghị này, đó là chuẩn bị về lực lượng chính trị (đóng vai trò nòng cốt), lực lượng vũ trang (đóng vai trò xung kích) và căn cứ địa cách mạng
g. So sánh các chủ trương của Đảng từ 1939 đến 1945: Điểm chung của các hội nghị giai đoạn này là đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu
3. Vấn đề giải quyết quan hệ Việt Nam - Pháp và Việt Nam - Trung Hoa Dân quốc
a. Từ sau tháng 9/1945 đến tháng 3/1946:
- Chính phủ ta thực hiện một chủ trương và nguyên tắc chung là: tránh cùng lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù nguy hiểm, nhân nhượng có nguyên tắc, không khơi màu đối đầu về quân sự, phát động kháng chiến khi bắt buộc. Với chủ trương chung như thế, chúng ta có những sách lược đối đầu mềm dẻo như thế nào.
- Trong thời gian này, Việt Nam và Pháp có quan hệ đối đầu quân sự ở Nam Bộ; vì: ngay khi biết tin Nhật đầu hàng, Pháp có những hoạt động chuẩn bị cho việc xâm lược trở lại nước ta và quân Pháp chính thức gây chiến ở Nam Bộ với sự kiện 23/9/1945, quân Pháp đánh chiếm một số nơi của quân ta ở Sài Gòn, khởi đầu cho việc tái chiếm Nam Bộ trở lại. Độc lập dân tộc là vấn đề sống còn, nên nhân dân Nam Bộ quyết định cầm vũ khí kháng chiến
- Ở phía Bắc, ta tìm cách thương lượng với Trung Hoa Dân quốc để hạn chế âm mưu chống phá của quân giặc với chính quyền non trẻ của ta.
* Lý do ta phải đối đầu với Pháp và nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc là vì: sau 1945, quân Đồng minh sang Việt Nam để giải giáp quân phát xít Nhật theo quyết định của Hội nghị Potsdam. Ngày 2/8/1945, quân Trung Hoa Dân quốc xuất hiện ở phía Bắc và quân Anh cũng xuất hiện ở phía Nam; riêng quân Pháp tuy không được giao nhiệm vụ giải giáp nhưng chúng đã ngang nhiên xâm phạm nền độc lập của Việt Nam => kẻ thù chính lúc này là Pháp. Về lý thuyết thì quân Trung Hoa Dân quốc ra giải giáp quân Nhật, nhưng thực tế thì chúng cho tay sai vào chống phá chính quyền cách mạng của ta. Chúng ta đánh Trung Hoa Dân quốc sẽ rất bất lợi, vì cả hai đầu của đất nước đã gặp khó khăn - đúng như chủ trương của Đảng
- Tác dụng: tránh phải đối đầu với nhiều kẻ thù tại cùng một thời điểm, ta có thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố chính quyền mới
b. Từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946
- Đảng và Chính phủ chuyển từ đối đầu với Pháp tiến sang đối thoại, nhằm tạo lập nền hòa bình tạm thời:
* Lý do: sau khi đánh chiếm Nam Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ, Pháp rất muốn đem quân ra Bắc nhằm thôn tính toàn bộ đất nước ta. Nhưng Pháp ngại chạm trán với quân Trung Hoa Dân quốc, vì đội quân này đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Về phần mình, Trung Hoa Dân quốc gặp khó khăn ở trong nước do nội chiến Quốc - Cộng, âm mưu dùng tay sai chống phá chính quyền mới của ta không thành công; nên Trung Hoa Dân quốc rất muốn trở về nước để giải quyết cuộc nội chiến. Theo đó, Pháp và Trung Hoa Dân quốc gặp nhau và ký Hiệp ước Pháp - Hoa (28/2/1946); theo đó Pháp được quyền ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, ngược lại Pháp nhượng lại cho Trung Quốc một số quyền lợi ở miền Nam Trung Quốc. Hiệp ước Pháp - Hoa đặt Đảng và nhân dân trước hai lựa chọn khắc nghiệt: Một là, cầm vũ khí đánh Pháp ngay khi chúng ra Bắc; Hai là, thương lượng với Pháp để kéo dài thời gian hòa bình, tập trung vào củng cố đất nước.
Căn cứ vào so sánh tương quan lực lượng giữa ta với Pháp, tình hình nước ta có quá nhiều kẻ thù nguy hiểm; Đảng và Chính phủ họp và chọn giải pháp "hòa để tiến"; tức là dùng biện pháp thương lượng để hòa hoãn với Pháp nhằm kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến sau này.
Biểu hiện cho giải pháp "hòa để tiến" chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp là Sainteny bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Theo bản Hiệp định này, hai bên ngừng bắn và Pháp sẽ đưa 15.000 quân ra Bắc. Một điều khoản quan trọng nữa của bản Hiệp định là: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
Với các câu hỏi: Điều khoản nào của Hiệp định Sơ bộ có lợi cho ta ? Thì có nhiều ý kiến khác nhau, xin trích dẫn và giải thích một số điều khoản:
+ Điều khoản: "Hai bên ngừng bắn vì nó sẽ đem lại hòa bình" là không có lợi cho ta, vì Pháp ra Bắc không hề ngừng bắn một chút nào mà còn xâm chiếm và sát hại dân thường.
+ Điều khoản: Pháp đem 15.000 quân ra Bắc". Nếu so sánh lực lượng giữa Pháp với Trung Hoa Dân quốc thì Pháp ít hơn nhiều so với Trung Hoa Dân quốc (nước này có 20 vạn quân) thì điều khoản này không có lợi.
+ Điều khoản: "Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng" là điều khoản có lợi cho ta; vì trước đây, Pháp chưa bao giờ coi Việt Nam là một quốc gia mà chỉ là thuộc địa của chúng, nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp và nhân dân không có quyền lợi gì cả. Ngay cả bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 cũng không được nước nào công nhận. Mãi đến khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết thì Pháp mới công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Như vậy, chúng ta đã ngang hàng với Pháp, đã có quân đội và tài chính riêng. Việt Nam và Pháp là hai quốc gia riêng biệt.
c. Từ ngày 19/12/1946 trở đi
Quan hệ Việt - Pháp lại thay đổi, chuyển từ đối thoai sang đối đầu; dẫn đến Toàn quốc kháng chiến năm 1946
* Lý do: mặc dù chúng ta đã nhân nhượng và hòa hoãn, chấp nhận nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế; nhưng Pháp ngoan cố chống phá nước ta.
* Biểu hiện: chúng âm mưu xâm lược trở lại nước ta với các biểu hiện: tàn sát nhân dân ở các tỉnh thành. Đỉnh điểm là 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải giải tán lực lượng bảo vệ Thủ đô, nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12. Bức tối hậu thư cho thấy sự nhân nhượng của ta với Pháp đạt đến giới hạn cuối cùng, chúng ta không thể nhân nhượng được nữa.
& Bài học kinh nghiệm (1945 - 1946): ta tuân theo chủ trương chung của Đảng - tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc
4. Các giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
* Giai đoạn 1: phòng ngự tích cực (1946 - 1947)
Lúc đầu, tương quan lực lượng giữa ta với Pháp có sự chênh lệch. Lợi dụng ưu thế về quân số, Pháp áp dụng kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến trong vài tháng.
- Nhưng nhân dân ta chủ trương phòng ngự tích cực để làm thất bại dần dần âm mưu của Pháp. Cụ thể, cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bước đầu làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp muốn đánh úp cơ quan đầu não của ta
- Khi chúng ta tiến lên Việt Bắc để kháng chiến lâu dài, Pháp cử quân đánh lên Việt Bắc để kết thúc chiến tranh thật sớm. Tuy nhiên, ta đã mở chiến dịch Việt Bắc năm 1947 - đây là chiến dịch chủ động phản công của quân dân ta. Thắng lợi của chiến dịch đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Sau chiến dịch Việt Bắc, thế và lực của ta có chuyển biến tích cực hơn: trong khi Pháp âm mưu mở rộng địa bản chiếm đóng thì ta tập trung xây dựng lực lượng 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích). Đến năm 1949, sự chuẩn bị của ta đã hoàn thiện và lực lượng ba thứ quân đang lớn mạnh dần lên.
* Giai đoạn 2: Chủ động tiến công
- Sau khi Pháp thất bại trong chiến dịch Việt Bắc và bối cảnh chiến tranh lạnh, Mĩ giúp Pháp lập ra kế hoạch Revers (5/1949). Kế hoạch này bị ta làm phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
- Chiến dịch biên giới 1950 là chiến dịch chủ động tiến công của bộ đội chủ lực ta; sau chiến dịch này ta chuyển sang thế chủ động tiến công trên các chiến trường chính ở Bắc Bộ, còn Pháp lâm vào thế bị động và phải đối phó với các cuộc tiến công của ta
* Giai đoạn 3: Tiến công chiến lược (1953 - 1954)
- Bước sang năm 1953, Pháp và Mĩ cùng đề ra kế hoạch Navarre với hi vọng chuyển bại thành thắng trong 18 tháng. Đây la kế hoạch quân sự cuối cùng của giặc
- Tuy nhiên, cuộc tiến công của quân ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 đã làm kế hoạch của Pháp bị đảo lộn. Ta giành thế chủ động trên các chiến trường chính ở Đông Dương nói chung và Bắc Bộ nói riêng.
- Trước tình thế kế hoạch Navarre sắp bị phá sản bước đầu, Pháp quyết định chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tuy nhiên, quân dân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 55 ngày đêm, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Navarre của Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Genève - miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng
5. Một số vấn đề về kháng chiến chống Mĩ cứu nước
a. Thế và lực của cách mạng miền Nam (1954 - 1960)
- Tứ 1954 đến 1958, so sánh thế và lực của cách mạng miền Nam có nhiều bất lợi. Vì theo quy định của Hiệp định Geneve, tất cả lực lượng cách mạng ở miền Nam đều tập kết ra Bắc => chúng ta gặp nhiều bất lợi. Hơn nữa đối phương di chuyển kho tàng và lực lượng vào Nam, nên lực của ta gặp nhiều bất lợi. Về thế, ta chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh hòa bình, yêu cầu đối phương thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Geneve; tuy nhiên đối phương lại chống phá và đàn áp cách mạng miền Nam. Vì thế, phương pháp đấu tranh chủ yếu là đấu tranh hòa bình => như vậy, ta đang ở thế giữ gìn lực lượng
- Từ 1959 đến 1960, ta chuyển sang thế tiến công; vì những chính sách đàn áp tàn bạo của Mĩ - Diệm làm cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Vì thế, Nghị quyết 15 của Đảng (1/1959) cho phép dùng bạo lực cách mạng - kết hợp với chính trị để lật đổ chính quyền Sài Gòn; sử dụng lực lượng chính trị là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để tiến hành cách mạng giành tự do cho nhân dân. Nghị quyết 15 của Đảng đã mở đầu cho thế tiến công trên toàn miền Nam, phong trào Đồng khởi đã diễn ra
- Từ năm 1961 trở đi, cách mạng miền Nam chuyển sang hình thái mới: chiến tranh cách mạng giải phóng.
b. Những thắng lợi đánh đấu sự chuyển biến có ý nghĩa chiến lược của cách mạng miền Nam
- Thắng lợi của Đồng khởi (1959 - 1960) đánh dấu chuyển biến từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trước Đồng khởi thì ta chỉ đấu tranh chính trị, nhưng sau sự kiện này thì chúng ta đấu tranh trên hai mặt trận: mặt trận chính trị là chủ yếu, kết hợp với mặt trận vũ trang. Từ 1961 trở đi, chúng ta đấu tranh bằng "hai chân, ba mũi, ba vùng" ("hai chân" là chính trị, quân sự; "ba mũi" là chính trị, quân sự và binh vận; "ba vùng" là rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị)
- Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 đánh dấu bước ngoặt trong kháng Mĩ cứu nước.
- Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 đánh dấu ta đã hoàn thành căn bản "đánh cho Mĩ cút", tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam
- Chiến thắng Tây Nguyên (3/1975) đã chuyển từ tiến công chiến lược Tây Nguyên sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, giúp chúng ta rút ngắn thời gian và giải phóng miền Nam nhanh hơn (trước mùa mưa).
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
c. Đồng Khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
- Trước Đồng khởi, thế và lực của ta bất lợi
- làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm, mở đầu cho một loạt thất bại sau này của chúng
- thành quả cao nhất của Đồng khởi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời để lãnh đạo nhân dân chống Mĩ - Diệm.
- cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công
Ý nghĩa bao trùm của sự kiện này là đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ giữ gìn lực lượng sang tiến công
d. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đánh dấu bước ngoặt trong kháng chiến chống Mĩ:
- ta đạt được mục tiêu đề ra
- làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ và tác động mạnh đến nội bộ của chúng - buộc Mĩ phải "phi Mĩ hóa";
- Mĩ ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bản đàm phán Paris
- ta chuyển sang thế "vừa đánh vừa đàm" (mở mặt trận ngoại giao)
- tác động mạnh đến Mĩ và thế giới. Nhiều phong trào phản chiến của nhân dân các nước đòi Mĩ rút quân và Mĩ buộc phải thay đổi chiến lược khác
Ý nghĩa bao trùm: đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
e. Nhiệm vụ, vai trò của cách mạng miền Bắc
- Trên cơ sở đất nước bị chia cắt thì ngay từ 1957, Đảng đã xác định cách mạng miền Bắc có nhiệm vụ làm hậu phương, miền Bắc cũng có vai trò quyết định nhất đến cách mạng cả nước
- Kết quả, miền Bắc thực hiện rất tốt nhiệm vụ của Đảng đề ra và hoàn thành tốt 6 vai trò (vai trò quan trọng nhất là miền Bắc đã xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm miền Bắc vững mạnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ còn lại - nhiệm vụ hậu phương, nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ, hỗ trợ nước Lào và Campuchia)
f. Những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam
- Âm mưu bao trùm: muốn tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, ngăn cản nhân dân thế giới đấu tranh và lôi kéo các đồng minh lệ thuộc Mĩ => đều thuộc chiến lược toàn cầu
- Âm mưu chiến lược: muốn chia cắt lâu dài nước ta, ngăn cản công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á
- Bản chất: đều là chiến tranh xâm lược phi nghĩa, mang tính chất là "chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới" của Mĩ
- Công cụ thực hiện: Mĩ dựa vào chính quyền tay sai + vũ khí, trang thiết bị chiến tranh + cố vấn quân sự
- Thủ đoạn: chiếm đất, giành dân và tách dân ra khỏi quân cách mạng giải phóng để bình định toàn miền Nam
- Huy động nguồn lực: huy động cao nhất về nguồn lực kinh tế, quân sự
=> Đây là cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam, lần đầu tiên Mĩ thua một nước nhỏ bé.
- Con đường: tức là việc đi theo con đường nào. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam chứng kiến sự tồn tại của hai con đường là phong kiến và dân chủ tư sản; nhưng cuối cùng hai con đường này đều thất bại. Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc trong quá trinh tìm đường cứu nước đã chọn con đường vô sản - sự kiện này chỉ chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước, chứ chưa chấm dứt được khủng hoảng về đường lối cứu nước. Con đường luôn có sẵn, vấn đề đặt ra là chúng ta phải chọn con đường nào để đi là một vấn đề của lịch sử. Tìm được con đường rồi chưa hẳn đã có lối ra cụ thể; muốn có lối đi ra một cách cụ thể thì cần có đường lối
- Đường lối cứu nước được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và sáng tạo, được xác định là: đánh ai (kẻ thù nào); mục đích đánh kẻ thù để làm gì; cách mạng nào tham gia. Trong suốt 10 năm (1920 - 1930), Nguyễn Ái Quốc mất một thời gian dài để xây dựng đường lối chiến lược của dân tộc, đưa vào Việt Nam để xây dựng thành đường lối cứu nước trong các văn kiện đầu tiên của Đảng
- Đường lối chiến lược: được xác định trong các văn kiện đầu tiên khi Đảng vừa thành lập; đó là làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng (giai đoạn 1) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cách mạng ruộng đất. Sau đó là giai đoạn 2 là bỏ qua tư bản chủ nghĩa để xây dựng xã hội cộng sản. Đường lối chiến lược xuyên suốt trong cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với đi lên chủ nghĩa xã hội
=> Sự kiện năm 1920 chỉ chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước; sự kiện Đảng ra đời là dấu mốc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước
- Nhiệm vụ cách mạng: có nhiệm vụ chiến lược (nghĩa là lâu dài) và nhiệm vụ trực tiếp (diễn ra trước mắt, do hoàn cảnh lịch sử đặt ra). Trong cách mạng Việt Nam có nhiều nhiệm vụ cách mạng được đề ra: 1930 - 1945 thì nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến; 1945 - 1954 thì nhiệm vụ chiến lược là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; 1954 - 1975 thì miền Bắc thực hiện nhiệm vụ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời miền Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - cả nước cùng chung nhiệm vụ cao cả là kháng Mĩ cứu nước để thống nhất Tổ quốc
- Cách mạng dân quyền (tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng) lần đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc đề cập tại các văn kiện đầu tiên của Đảng vào tháng 2/1930. Khái niệm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được Đảng ta đưa ra tại Đại hội II (2/1951). Hai khái niệm này mặc dù được sách đề cập ở nhiều chỗ khác nhau, nên nhiều người lầm tưởng hai khái niệm này là khác nhau => Thực chất, hai khái niệm này là giống nhau về nội dung, vì cả hai cùng thực hiện ba nhiệm vụ cốt lõi (giải phóng dân tộc, xây dựng chính quyền của dân - do dân và vì dân, xóa bỏ giai cấp bóc lột và thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" vào năm 1953) . Hai khái niệm chỉ khác ở chỗ: Nguyễn Ái Quốc đề ra "tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng" và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng. Thế nhưng Nguyễn Ái Quốc lại hết sức nhấn mạnh hết "thổ địa cách mạng" vì yêu cầu của nông dân Việt Nam thì ngoài việc giành độc lập dân tộc, nông dân Việt Nam còn có yêu cầu về ruộng đất => vì thế muốn nông dân đi theo cách mạng, nhất thiết phải nhấn mạnh vấn đề ruộng đất ở đây, vấn đề "thổ địa cách mạng" cần phải được giải quyết sau khi cách mạng thành công.
Cũng cần lưu ý, sau 1954 thì miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng chúng ta chưa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà chỉ mới căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; lý do là vì nhiệm vụ cải cách ruộng đất với khẩu hiệu "người cày có ruộng" chưa được thực hiện. Miền Bắc chính thức hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vào năm 1957, sau khi ta tiến hành thành công 5 đợt cải cách ruộng đất đạt nhiều kết quả hơn mong đợi. Đại hội III 1960 chỉ giao nhiệm vụ cho miền Bắc là đi lên chủ nghĩa xã hội; còn cả nước thì mãi đến khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi hoàn toàn ở miền Nam thì mới cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành sau 45 năm (1930 - 1975) Đảng lãnh đạo; khái niệm "cách mạng xã hội chủ nghĩa" xuất hiện sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, đến năm 1975 thì cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Trong hoàn cảnh đất nước bị mất độc lập và yêu cầu số một được đặt ra là phải "đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc", nên các phong trào cách mạng của nhân dân ta đánh đuổi kẻ thù (thực dân, phát xít) đều mang tính dân tộc sâu sắc. Như vậy, mặc dù phong trào 1936 - 1939 giương cao khẩu hiệu đòi tự do, dân sinh và dân chủ; nhưng vẫn mang tính dân tộc sâu sắc - nói khác đi, phong trào 36 - 39 mang tính dân tộc điển hình và tính dân chủ sâu sắc. Tính "dân chủ điển hình" vì trong thời điểm này, nhân dân ta đấu tranh đòi các quyền tự do và dân chủ trên cơ sở bối cảnh lúc bây giờ. Mang "tính dân tộc sâu sắc" vì đối tượng của cách mạng chính là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc bấy giờ; quy mô diễn ra khắp cả nước nên có tính dân tộc; lực lượng tham gia phong trào là lực lượng quần chúng của cả dân tộc Việt Nam
- Còn tính chất của cách mạng tháng Tám 1945 có nhiều, đó là tính nhân dân - vì cuộc cách mạng này được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Kế tiếp là tính "bạo lực cách mạng", vì cuộc cách mạng này không phải ăn may, mà là cuộc cách mạng dùng lực lượng vũ tranh kết hợp lực lượng chính trị, có một quá trình chuẩn bị lâu dài và vất vả. Cách mạng tháng Tám còn mang tính chất "vô sản", vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản (đó là Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua đại diện là Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo, nhân dân tham gia rất đông đảo để giải quyết hai nhiệm vụ là chống đế quốc, chống phong kiến. Nhưng trên hết, tính chất điển hình và sâu sắc nhất của cách mạng tháng Tám là tính dân tộc; bởi vì cuộc cách mạng này giải quyết được nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, được thể hiện rõ ở Hội nghị Trung ương VI (11/1939) và Hội nghị Trung ương VIII (5/1941)
- Sách lược: là một khái niệm liên quan đến nhiệm vụ trước mắt. "Hòa để tiến" là một sách lược khôn ngoan của Đảng trong thời kỳ 1945 - 1946 để đối phó với Pháp và quân Tưởng; ta áp dụng sách lược này để nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi, đổi lại ta có thời gian hoa bình để xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng, đồng thời tìm cách đuổi quân Tưởng về nước
- Âm mưu cơ bản và âm mưu chiến lược. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam đều có âm mưu cơ bản và âm mưu chiến lược: ở chiến lược "chiến tranh đặc biệt", âm mưu cơ bản là "dùng người Việt đánh người Việt". Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ", âm mưu cơ bản là "tìm và diệt"; chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" thì quay trở lại âm mưu cơ bản "dùng người Việt đánh người Việt" - như vậy âm mưu cơ bản nằm trong một chiến lược cụ thể. Âm mưu chiến lược mang tính bao trùm, ở mỗi chiến lược chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam đều có chung âm mưu chiến lược là "chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn công cuộc thống nhất Việt Nam" và đều nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ
- "điều địch để đánh địch" và "lừa địch để đánh địch" (kế sách). Cụm từ này có trong đề thi quốc gia, thuộc dạng câu hỏi vận dụng cao nên phải hiểu thế này: ở kế hoạch Navarre thì bản chất của kế hoạch này là "tập trung binh lực" và ta đã tìm cách phân tán bình lực của địch về 5 vị trí khác nhau bằng các chiến dịch cụ thể; như vậy ta đã "điều địch" đi tới các nơi rồi "đánh địch" - thực chất là phân tán lực lượng. Trong chiến dịch Tây Nguyên 1975, ta dùng "lừa địch để đánh địch" và cụ thể là: trước khi đánh Buôn Ma Thuộc, ta đánh nghi binh ở Pleiku - đó là kế sách trong chiến tranh
- Hậu phương và tiền tuyến (trong kháng Pháp và Mĩ cứu nước): trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, vấn đề hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ hữu cơ mật thiết. Ở Việt Nam, hậu phương và tiền tuyến không thể phân biệt rạch ròi trong không gian mà luôn gắn bó với nhau. Khi quân Pháp càn quét làng xã của nhân dân, thì nhân dân là tiền tuyến. Đến thời kháng Mĩ cứu nước, khi quân Mĩ đánh miền Nam và tàn phá miền Bắc thì nhân dân miền Bắc đứng lên vừa chiến đấu vừa sản xuất - như vậy miền Bắc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến; cùng miền Nam chiến đấu cho đến ngày Thống nhất. Như thế, miền Nam không hẳn là tiền tuyến mà miền Nam còn góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn quân Mĩ xâm lược miền Bắc; miền Bắc tự bảo vệ mình và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn là tiền tuyến - hậu phương hỗ trợ vững chắc cho cách mạng miền Nam
- "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược, nghĩa là Mĩ bắt đầu đưa quân vào miền Nam vào tháng 3/1965, tiến hành "chiến tranh cục bộ" (hiểu gọn cụm từ này là "đưa trực tiếp quân Mĩ sang tham chiến tại Việt Nam). Quá trình "Mĩ hóa" cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài từ 1965 đến cuối 1968, sau khi quân Mĩ thất bại trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968. Sau thất bại nặng nề đó, nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. đòi đưa con em về nước và Tổng thống Mĩ là L. Johnson muốn "phi Mĩ hóa" (thừa nhận sự thất bại của "chiến tranh cục bộ") để giảm bớt tổn hại xương máu của lính Mĩ trong chiến tranh
- "Phi Mĩ hóa" chiến tranh, được hiểu là chính quyền Mĩ muốn rút dần quân về nước để giảm bớt xương máu của người Mĩ trên chiến trường. "Phi Mĩ hóa" chiến tranh kéo dài từ 1969 đến 1972, khi chính quyền Mĩ cho rút dần quân đội về nước để giảm bớt thiệt hại về người
- "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược: hình thành khi quân dân ta tiến hành Tổng tiến công chiến lược 1972, nhằm ép ta phải ký Hiệp định Paris theo hướng có lợi cho chúng. Chúng "Mĩ hóa" trở lại bằng việc đưa quân chính quy Mĩ ra đánh phá miền Bắc, điển hình là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 - nhưng tất cả đều bị quân dân ta đánh bại hoàn toàn
2. "Công thức" ôn tập về đường lối đấu tranh của Đảng ta giai đoạn 1930 - 1945
a. Xác định phương hướng, đường lối chiến lược cách mạng. Phương hướng và đường lối chiến lược của Đảng được xác định ngay từ bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930). Các hội nghị tiếp sau đó đều không thay đổi phương hướng chiến lược và đường lối chiến lược đó; đến nay nước ta vẫn tiếp tục duy trì. Phương hướng, đường lối chiến lược cách mạng được các hội nghị Đảng nhất quán, không thay đổi là: (1) làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (đã làm xong vào năm 1975) và (2) bỏ qua tư bản chủ nghĩa để tiến lên xây dựng xã hội cộng sản => chúng ta hiện đang thực hiện giai đoạn 2 của đường lối này. Hiện nay chúng ta gọi nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
b. Xác định nhiệm vụ chiến lược: trong suốt 15 năm lãnh đạo cách mạng (1930 - 1945), Đảng ta không thay đổi nhiệm vụ chiến lược là "chống đế quốc, chống phong kiến" và đã thành công
c. Xác định kẻ thù, nhiệm vụ, mục đích trực tiếp và mục đích trước mắt. Về kẻ thù, phong trào 30 - 31 xác định kẻ thù là đế quốc và phong kiến tay sai (Nguyễn Ái Quốc cũng xác định rõ là đề cao chống đế quốc, riêng Trần Phú lại đề cao chống phong kiến). Về nhiệm vụ, hội nghị tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ trước mắt (và cụ thể) là chống phản động thuộc địa cùng tay sai, đòi quyền tự do và dân chủ; các hội nghị tháng 11/1939, hội nghị tháng 5/1941 và nhất là hội nghị tháng 3/1945 đều nêu cao giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
d. Xác định lực lượng cách mạng và thành lập Mặt trận thống nhất: tại hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng nòng cốt là liên minh công - nông, ngoài ra nhiều giai tầng khác cũng có thể tham gia cách mạng; riêng Trần Phú xác định lực lượng chủ yếu chỉ có công nhân và nông dân, hạn chế này nhanh chóng được hội nghị tháng 7/1936 khắc phục - xác định lại lực lượng cách mạng là nhiều lực lượng tham gia; và đến hội nghị tháng 5/1941 thì khắc phục được hoàn toàn. Ngoài ra, các hội nghị đều có nhấn mạnh đến việc thành lập các mặt trận. hội nghị tháng 7/1936 thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3/1938 thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương); hội nghị tháng 11/1939 là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Tháng 5/1941, hội nghị Trung ương VIII xác định vấn đề giải phóng dân tộc trong từng nước Đông Dương, nên hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh
e. Xác định hình thức và phương pháp cách mạng. Ở cao trào 30 - 31, hình thức đấu tranh chủ yếu là bí mật, bất hợp pháp và phương pháp là rất nhiều; ở cao trào 36 - 39 thì có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau; đến năm 1939 thì hình thức đấu tranh chuyển vào bí mật, bất hợp pháp (không đấu tranh công khai nữa)
f. Hội nghị Trung ương VIII (5/1941) đã xác định rõ hình thái cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Một nội dung khác đang rất nhấn mạnh là công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tại hội nghị này, đó là chuẩn bị về lực lượng chính trị (đóng vai trò nòng cốt), lực lượng vũ trang (đóng vai trò xung kích) và căn cứ địa cách mạng
g. So sánh các chủ trương của Đảng từ 1939 đến 1945: Điểm chung của các hội nghị giai đoạn này là đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu
3. Vấn đề giải quyết quan hệ Việt Nam - Pháp và Việt Nam - Trung Hoa Dân quốc
a. Từ sau tháng 9/1945 đến tháng 3/1946:
- Chính phủ ta thực hiện một chủ trương và nguyên tắc chung là: tránh cùng lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù nguy hiểm, nhân nhượng có nguyên tắc, không khơi màu đối đầu về quân sự, phát động kháng chiến khi bắt buộc. Với chủ trương chung như thế, chúng ta có những sách lược đối đầu mềm dẻo như thế nào.
- Trong thời gian này, Việt Nam và Pháp có quan hệ đối đầu quân sự ở Nam Bộ; vì: ngay khi biết tin Nhật đầu hàng, Pháp có những hoạt động chuẩn bị cho việc xâm lược trở lại nước ta và quân Pháp chính thức gây chiến ở Nam Bộ với sự kiện 23/9/1945, quân Pháp đánh chiếm một số nơi của quân ta ở Sài Gòn, khởi đầu cho việc tái chiếm Nam Bộ trở lại. Độc lập dân tộc là vấn đề sống còn, nên nhân dân Nam Bộ quyết định cầm vũ khí kháng chiến
- Ở phía Bắc, ta tìm cách thương lượng với Trung Hoa Dân quốc để hạn chế âm mưu chống phá của quân giặc với chính quyền non trẻ của ta.
* Lý do ta phải đối đầu với Pháp và nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc là vì: sau 1945, quân Đồng minh sang Việt Nam để giải giáp quân phát xít Nhật theo quyết định của Hội nghị Potsdam. Ngày 2/8/1945, quân Trung Hoa Dân quốc xuất hiện ở phía Bắc và quân Anh cũng xuất hiện ở phía Nam; riêng quân Pháp tuy không được giao nhiệm vụ giải giáp nhưng chúng đã ngang nhiên xâm phạm nền độc lập của Việt Nam => kẻ thù chính lúc này là Pháp. Về lý thuyết thì quân Trung Hoa Dân quốc ra giải giáp quân Nhật, nhưng thực tế thì chúng cho tay sai vào chống phá chính quyền cách mạng của ta. Chúng ta đánh Trung Hoa Dân quốc sẽ rất bất lợi, vì cả hai đầu của đất nước đã gặp khó khăn - đúng như chủ trương của Đảng
- Tác dụng: tránh phải đối đầu với nhiều kẻ thù tại cùng một thời điểm, ta có thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố chính quyền mới
b. Từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946
- Đảng và Chính phủ chuyển từ đối đầu với Pháp tiến sang đối thoại, nhằm tạo lập nền hòa bình tạm thời:
* Lý do: sau khi đánh chiếm Nam Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ, Pháp rất muốn đem quân ra Bắc nhằm thôn tính toàn bộ đất nước ta. Nhưng Pháp ngại chạm trán với quân Trung Hoa Dân quốc, vì đội quân này đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Về phần mình, Trung Hoa Dân quốc gặp khó khăn ở trong nước do nội chiến Quốc - Cộng, âm mưu dùng tay sai chống phá chính quyền mới của ta không thành công; nên Trung Hoa Dân quốc rất muốn trở về nước để giải quyết cuộc nội chiến. Theo đó, Pháp và Trung Hoa Dân quốc gặp nhau và ký Hiệp ước Pháp - Hoa (28/2/1946); theo đó Pháp được quyền ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, ngược lại Pháp nhượng lại cho Trung Quốc một số quyền lợi ở miền Nam Trung Quốc. Hiệp ước Pháp - Hoa đặt Đảng và nhân dân trước hai lựa chọn khắc nghiệt: Một là, cầm vũ khí đánh Pháp ngay khi chúng ra Bắc; Hai là, thương lượng với Pháp để kéo dài thời gian hòa bình, tập trung vào củng cố đất nước.
Căn cứ vào so sánh tương quan lực lượng giữa ta với Pháp, tình hình nước ta có quá nhiều kẻ thù nguy hiểm; Đảng và Chính phủ họp và chọn giải pháp "hòa để tiến"; tức là dùng biện pháp thương lượng để hòa hoãn với Pháp nhằm kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến sau này.
Biểu hiện cho giải pháp "hòa để tiến" chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp là Sainteny bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Theo bản Hiệp định này, hai bên ngừng bắn và Pháp sẽ đưa 15.000 quân ra Bắc. Một điều khoản quan trọng nữa của bản Hiệp định là: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
Với các câu hỏi: Điều khoản nào của Hiệp định Sơ bộ có lợi cho ta ? Thì có nhiều ý kiến khác nhau, xin trích dẫn và giải thích một số điều khoản:
+ Điều khoản: "Hai bên ngừng bắn vì nó sẽ đem lại hòa bình" là không có lợi cho ta, vì Pháp ra Bắc không hề ngừng bắn một chút nào mà còn xâm chiếm và sát hại dân thường.
+ Điều khoản: Pháp đem 15.000 quân ra Bắc". Nếu so sánh lực lượng giữa Pháp với Trung Hoa Dân quốc thì Pháp ít hơn nhiều so với Trung Hoa Dân quốc (nước này có 20 vạn quân) thì điều khoản này không có lợi.
+ Điều khoản: "Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng" là điều khoản có lợi cho ta; vì trước đây, Pháp chưa bao giờ coi Việt Nam là một quốc gia mà chỉ là thuộc địa của chúng, nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp và nhân dân không có quyền lợi gì cả. Ngay cả bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 cũng không được nước nào công nhận. Mãi đến khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết thì Pháp mới công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Như vậy, chúng ta đã ngang hàng với Pháp, đã có quân đội và tài chính riêng. Việt Nam và Pháp là hai quốc gia riêng biệt.
c. Từ ngày 19/12/1946 trở đi
Quan hệ Việt - Pháp lại thay đổi, chuyển từ đối thoai sang đối đầu; dẫn đến Toàn quốc kháng chiến năm 1946
* Lý do: mặc dù chúng ta đã nhân nhượng và hòa hoãn, chấp nhận nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế; nhưng Pháp ngoan cố chống phá nước ta.
* Biểu hiện: chúng âm mưu xâm lược trở lại nước ta với các biểu hiện: tàn sát nhân dân ở các tỉnh thành. Đỉnh điểm là 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải giải tán lực lượng bảo vệ Thủ đô, nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12. Bức tối hậu thư cho thấy sự nhân nhượng của ta với Pháp đạt đến giới hạn cuối cùng, chúng ta không thể nhân nhượng được nữa.
& Bài học kinh nghiệm (1945 - 1946): ta tuân theo chủ trương chung của Đảng - tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc
4. Các giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
* Giai đoạn 1: phòng ngự tích cực (1946 - 1947)
Lúc đầu, tương quan lực lượng giữa ta với Pháp có sự chênh lệch. Lợi dụng ưu thế về quân số, Pháp áp dụng kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến trong vài tháng.
- Nhưng nhân dân ta chủ trương phòng ngự tích cực để làm thất bại dần dần âm mưu của Pháp. Cụ thể, cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bước đầu làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp muốn đánh úp cơ quan đầu não của ta
- Khi chúng ta tiến lên Việt Bắc để kháng chiến lâu dài, Pháp cử quân đánh lên Việt Bắc để kết thúc chiến tranh thật sớm. Tuy nhiên, ta đã mở chiến dịch Việt Bắc năm 1947 - đây là chiến dịch chủ động phản công của quân dân ta. Thắng lợi của chiến dịch đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Sau chiến dịch Việt Bắc, thế và lực của ta có chuyển biến tích cực hơn: trong khi Pháp âm mưu mở rộng địa bản chiếm đóng thì ta tập trung xây dựng lực lượng 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích). Đến năm 1949, sự chuẩn bị của ta đã hoàn thiện và lực lượng ba thứ quân đang lớn mạnh dần lên.
* Giai đoạn 2: Chủ động tiến công
- Sau khi Pháp thất bại trong chiến dịch Việt Bắc và bối cảnh chiến tranh lạnh, Mĩ giúp Pháp lập ra kế hoạch Revers (5/1949). Kế hoạch này bị ta làm phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
- Chiến dịch biên giới 1950 là chiến dịch chủ động tiến công của bộ đội chủ lực ta; sau chiến dịch này ta chuyển sang thế chủ động tiến công trên các chiến trường chính ở Bắc Bộ, còn Pháp lâm vào thế bị động và phải đối phó với các cuộc tiến công của ta
* Giai đoạn 3: Tiến công chiến lược (1953 - 1954)
- Bước sang năm 1953, Pháp và Mĩ cùng đề ra kế hoạch Navarre với hi vọng chuyển bại thành thắng trong 18 tháng. Đây la kế hoạch quân sự cuối cùng của giặc
- Tuy nhiên, cuộc tiến công của quân ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 đã làm kế hoạch của Pháp bị đảo lộn. Ta giành thế chủ động trên các chiến trường chính ở Đông Dương nói chung và Bắc Bộ nói riêng.
- Trước tình thế kế hoạch Navarre sắp bị phá sản bước đầu, Pháp quyết định chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tuy nhiên, quân dân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 55 ngày đêm, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Navarre của Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Genève - miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng
5. Một số vấn đề về kháng chiến chống Mĩ cứu nước
a. Thế và lực của cách mạng miền Nam (1954 - 1960)
- Tứ 1954 đến 1958, so sánh thế và lực của cách mạng miền Nam có nhiều bất lợi. Vì theo quy định của Hiệp định Geneve, tất cả lực lượng cách mạng ở miền Nam đều tập kết ra Bắc => chúng ta gặp nhiều bất lợi. Hơn nữa đối phương di chuyển kho tàng và lực lượng vào Nam, nên lực của ta gặp nhiều bất lợi. Về thế, ta chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh hòa bình, yêu cầu đối phương thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Geneve; tuy nhiên đối phương lại chống phá và đàn áp cách mạng miền Nam. Vì thế, phương pháp đấu tranh chủ yếu là đấu tranh hòa bình => như vậy, ta đang ở thế giữ gìn lực lượng
- Từ 1959 đến 1960, ta chuyển sang thế tiến công; vì những chính sách đàn áp tàn bạo của Mĩ - Diệm làm cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Vì thế, Nghị quyết 15 của Đảng (1/1959) cho phép dùng bạo lực cách mạng - kết hợp với chính trị để lật đổ chính quyền Sài Gòn; sử dụng lực lượng chính trị là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để tiến hành cách mạng giành tự do cho nhân dân. Nghị quyết 15 của Đảng đã mở đầu cho thế tiến công trên toàn miền Nam, phong trào Đồng khởi đã diễn ra
- Từ năm 1961 trở đi, cách mạng miền Nam chuyển sang hình thái mới: chiến tranh cách mạng giải phóng.
b. Những thắng lợi đánh đấu sự chuyển biến có ý nghĩa chiến lược của cách mạng miền Nam
- Thắng lợi của Đồng khởi (1959 - 1960) đánh dấu chuyển biến từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trước Đồng khởi thì ta chỉ đấu tranh chính trị, nhưng sau sự kiện này thì chúng ta đấu tranh trên hai mặt trận: mặt trận chính trị là chủ yếu, kết hợp với mặt trận vũ trang. Từ 1961 trở đi, chúng ta đấu tranh bằng "hai chân, ba mũi, ba vùng" ("hai chân" là chính trị, quân sự; "ba mũi" là chính trị, quân sự và binh vận; "ba vùng" là rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị)
- Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 đánh dấu bước ngoặt trong kháng Mĩ cứu nước.
- Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 đánh dấu ta đã hoàn thành căn bản "đánh cho Mĩ cút", tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam
- Chiến thắng Tây Nguyên (3/1975) đã chuyển từ tiến công chiến lược Tây Nguyên sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, giúp chúng ta rút ngắn thời gian và giải phóng miền Nam nhanh hơn (trước mùa mưa).
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
c. Đồng Khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
- Trước Đồng khởi, thế và lực của ta bất lợi
- làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm, mở đầu cho một loạt thất bại sau này của chúng
- thành quả cao nhất của Đồng khởi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời để lãnh đạo nhân dân chống Mĩ - Diệm.
- cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công
Ý nghĩa bao trùm của sự kiện này là đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ giữ gìn lực lượng sang tiến công
d. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đánh dấu bước ngoặt trong kháng chiến chống Mĩ:
- ta đạt được mục tiêu đề ra
- làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ và tác động mạnh đến nội bộ của chúng - buộc Mĩ phải "phi Mĩ hóa";
- Mĩ ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bản đàm phán Paris
- ta chuyển sang thế "vừa đánh vừa đàm" (mở mặt trận ngoại giao)
- tác động mạnh đến Mĩ và thế giới. Nhiều phong trào phản chiến của nhân dân các nước đòi Mĩ rút quân và Mĩ buộc phải thay đổi chiến lược khác
Ý nghĩa bao trùm: đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
e. Nhiệm vụ, vai trò của cách mạng miền Bắc
- Trên cơ sở đất nước bị chia cắt thì ngay từ 1957, Đảng đã xác định cách mạng miền Bắc có nhiệm vụ làm hậu phương, miền Bắc cũng có vai trò quyết định nhất đến cách mạng cả nước
- Kết quả, miền Bắc thực hiện rất tốt nhiệm vụ của Đảng đề ra và hoàn thành tốt 6 vai trò (vai trò quan trọng nhất là miền Bắc đã xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm miền Bắc vững mạnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ còn lại - nhiệm vụ hậu phương, nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ, hỗ trợ nước Lào và Campuchia)
f. Những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam
- Âm mưu bao trùm: muốn tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, ngăn cản nhân dân thế giới đấu tranh và lôi kéo các đồng minh lệ thuộc Mĩ => đều thuộc chiến lược toàn cầu
- Âm mưu chiến lược: muốn chia cắt lâu dài nước ta, ngăn cản công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á
- Bản chất: đều là chiến tranh xâm lược phi nghĩa, mang tính chất là "chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới" của Mĩ
- Công cụ thực hiện: Mĩ dựa vào chính quyền tay sai + vũ khí, trang thiết bị chiến tranh + cố vấn quân sự
- Thủ đoạn: chiếm đất, giành dân và tách dân ra khỏi quân cách mạng giải phóng để bình định toàn miền Nam
- Huy động nguồn lực: huy động cao nhất về nguồn lực kinh tế, quân sự
=> Đây là cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam, lần đầu tiên Mĩ thua một nước nhỏ bé.
Last edited: