Sử 12 Hệ thống những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1930

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
Từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trước nguy cơ tư bản phương Tây xâm lược là có thật, vì các lý do:
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên đà phát triển, rất cần nguồn vốn, nhân công và thị trường; và các nước châu Á lại rất dồi dào
- Các nước châu Á hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản xâm lược.
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây đã có nhu cầu, đặt ra phương thức xâm lược là dùng thương nhân (thăm dò tình hình) + giáo sĩ (kiếm thông tin, gây rối trật tự nội bộ các nước). Khi bị ngăn cản thì lấy cớ dùng vũ lực bảo vệ (dùng vũ trang). Các nhà nghiên cứu có nhận xét chung: thương nhân và áo choàng đi trước, đại bác theo sau
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, Pháp có nhiều thuận lợi hơn trong việc xâm lược Việt Nam: chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh do thắng lợi của cách mạng tư sản; những chính sách của triều Nguyễn làm yếu sức nước và sức dân
=> Nguyên nhân sâu xa: Pháp xâm lược Việt Nam chủ yếu vì nhu cầu, đòi hỏi của tư bản Pháp
=> Nguyên nhân trực tiếp: triều đình Huế cấm và sát đạo Thiên Chúa nên Pháp quyết định xâm lược nước ta

2. Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam
a. Pháp đánh chiếm Đà Nẵng và Nam Kỳ (1859 - 1867)
- Tháng 9/1858, quân Pháp - Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng theo kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", nhưng thất bại
- Tháng 2/1859, quân Pháp chuyển hướng đánh vào Gia Định và giành được thắng lợi, chiếm đóng hoàn toàn ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ giàu tài nguyên là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường; buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
- Năm 1867, Pháp mở rộng đánh chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
b. Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ (1873 - 1883)
- Tháng 11/1873, Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), nhưng vấp phải kháng chiến quyết liệt của quân dân ta mà nổi bật là chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873). Nhưng triều đình lại chủ động thương lượng, ký với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874 (Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, triều đình thừa nhận Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc Pháp)
- Tháng 4/1882, Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ hai; sau đó đánh thẳng vào Huế buộc triều đình ký liên tiếp hai bản Hiệp ước Harmand (8/1883) và Hiệp ước Pathenotre (6/1884)
=> với hiệp ước Pathenotre, Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Viêt Nam không còn là quốc gia độc lập và bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến

3. Tinh thần đánh Pháp của quan quân triều đình và nhân dân ta
a. Quan quân triều đình
- Lúc đầu, tinh thần chống đánh quân Pháp rất cao: vua và quan lại, tướng lĩnh đều chuẩn bị và rất hăng hái đánh Pháp. Chiến sự Đà Nẵng là minh chứng cho tinh thần quyết chiến đó => Pháp thất bại
- Từ tháng 2/1859, triều đình không còn tinh thần đánh Pháp nữa do không có chiến lược chống giặc đúng (biết thủ để hòa, không chủ động tiến công lần nào). Khi tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng phải ra điều trị thì tinh thần quan quân sa sút nghiêm trọng (sợ vũ khí của giặc, sợ thua trận) nên cứ thương lượng chuộc đất => Thất bại trượt dài. Bản thân vua Tự Đức là người nhu nhược và không kiên định, dẫn tới hình thành phe chủ chiến, phe chủ hòa; trong bối cảnh tình hình đất nước thế này, phe chủ chiến không làm được gì nhiều. Mang nặng chủ hòa là chủ yếu, triều đình có chính sách đi ngược lòng dân (không cho đội quân Phạm Văn Nghị (Bắc Kỳ) tiếp viện khi Pháp đánh Đà Nẵng; khi nhân dân đang đánh thắng Pháp thì triều đình lại cấm cản, vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Pháp và việc chuộc đất; điều này vô tình làm bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh bại Pháp của quan quân và nhân dân ta, giảm đi tinh thần chống Pháp của quan quân yêu nước)
b. Nhân dân: Nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp đến cùng, ngay cả khi triều đình đầu hàng thực dân Pháp (có thời điểm đánh cả triều đình lẫn Tây):
+ Nghe theo chỉ đạo của triều đình (tại các mặt trận Đà Nẵng và Nam Kỳ thì nhân dân tích cực làm vườn không nhà trống, đắp chiến lũy và sử dụng vũ khí thô sơ để đánh Pháp)
+ Cổ vũ triều đình, phối hợp với cả nước cùng đánh Pháp (tuyên truyền, làm thơ, lập chướng ngại vật)
+ Tập hợp lực lượng đánh rất mạnh để đánh Pháp, ngay cả khi triều đình đầu hàng
+ Làm chậm kế hoạch xâm lược của Pháp (Pháp dự định là 1 tháng, nhưng chúng phải mất hơn 30 năm. Nếu triều đình quyết tâm hơn, khai thác sức dân thì chắc chắn sẽ đánh bại được Pháp)
=> Việc để mất nước là trách nhiệm chung của nhà Nguyễn; các chính sách của triều đình đã biến cái không tất yếu trở thành tất yếu

4. So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

phong trào Cần Vươngkhởi nghĩa Yên Thế
Giống nhau- chung bối cảnh lịch sử là đất nước mất vào tay thực dân Pháp, bị chúng bóc lột thậm tệ
- khuynh hướng: phong kiến
- mục tiêu, tính chất điển hình: giải phóng
dân tộc. Có ý kiến cho rằng phong trào này
không phải giải phóng dân tộc thì sai hoàn toàn, vì tính chất chính là "giải phóng dân tộc" và lực lượng tham gia chính là toàn thể dân tộc Việt Nam
- lực lượng tham gia: nông dân, binh lính và dân tộc ít người
- địa bàn hoạt động: nặng về phòng thủ và cố thủ, khó mở rộng
- phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang
- tác dụng: cổ vũ và làm chậm quá trình xâm lăng của Pháp
- kết quả: đều thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, đây là hạn chế chung của đất nước lúc bấy giờ
- chung bối cảnh lịch sử là đất nước mất vào tay thực dân Pháp, bị chúng bóc lột thậm tệ
- khuynh hướng: phong kiến
- mục tiêu, tính chất điển hình: giải phóng dân tộc
- lực lượng tham gia: nông dân, binh lính và dân tộc ít người
- địa bàn hoạt động: địa hình hiểm trở, nặng về phòng thủ và cố thủ, khó mở rộng
- phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang
- tác dụng: cổ vũ và làm chậm quá trình xâm lăng của Pháp
- kết quả: đều thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, đây là hạn chế chung của đất nước lúc bấy giờ
khác nhau- mục tiêu chủ yêu: muốn khôi phục lại chế độ phong kiến
- lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước
- quy mô: rộng lớn ở miền Bắc và Trung Kỳ, tập trung thành những cuộc khởi nghĩa lớn như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê
- thời gian tồn tại: 11 năm
- mục tiêu không rõ ràng, đây chỉ là phong trào tự phát của nhân dân nhằm bảo vệ xóm làng, giữ đất
- lãnh đạo: thủ lĩnh nông dân, không chịu sự chi phối của phong trào Cần Vương
- quy mô: nhỏ hẹp, chỉ tập trung quanh vùng núi Bắc Giang
- thời gian: 30 năm
[TBODY] [/TBODY]
=> khuynh hướng cứu nước phong kiến thất bại, độc lập dân tộc không gắn liền với khuynh hướng này; cần thiết phải lựa chọn khuynh hướng cứu nước - khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện

5. So sánh nguyên nhân bùng nổ các phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến đầu 1930
* Tương đồng:
- Có chung nguyên nhân sâu xa là phải giải phóng dân tộc, nên dẫn tới ba khuynh hướng khác nhau là phong kiến, dân chủ tư sản và vô sản - đều cùng nhau giải quyết phần nguyên nhân sâu xa đó
- Đều chịu sự chi phối của các điều kiện lịch sử: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
* Khác biệt:
- Bối cảnh lịch sử của nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cũng như những năm 20 của thế kỷ XX đều có sự khác biệt
- Một huynh hướng cứu nước bế tắt, dẫn tới việc phải lựa chọn một khuynh hướng phù hợp với tình hình và hoàn cảnh lịch sử lúc đó
- Cá nhân kiệt xuất, tổ chức cách mạng: đều tiếp thu hệ tư tưởng mới trên cơ sở bối cảnh lịch sử lúc đó
* Bối cảnh lịch sử của hai khuynh hướng cứu nước: phong kiến và dân chủ tư sản
khuynh hướng phong kiếnkhuynh hướng dân chủ tư sản
chính trịtriều đình Huế đã đầu hàng thực dân
Pháp (trừ phe chủ chiến vẫn muốn
kháng Pháp đến cùng). Nhân dân vẫn
sát cánh cùng quan quân đánh giặc
đất nước đã mất độc lập
kinh tế, văn hóa- quan hệ sản xuất phong kiến vẫn
bao trùm, chưa có dấu hiệu của một
quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn
- các giai cấp và tầng lớp mới vẫn
chưa xuất hiện
- quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa được du nhập vào do kết
quả của hai cuộc khai thác thuộc
địa của Pháp. Lúc này, nhân dân
có cơ hội được kinh doanh (trước
kia là "bế quan tỏa cảng"), cơ sở
vật chất và hạ tầng được xây dựng
- xuất hiện giai tầng xã hội mới:
công nhân, tư sản, tiểu tư sản
tư tưởnghệ tư tưởng mới là dân chủ tư sản
chưa du nhập vào, mặc dù hệ tư
tưởng cũ vẫn còn và ảnh hưởng lớn
đến nhân dân
- đầu thế kỷ XX, tấm gương tự
cường của Nhật và duy tân cùng
cách mang Tân Hợi của tư sản
Trung Hoa được du nhập và
nhanh chóng được các sĩ phu
thức thời đón nhận. Họ học tập
và mong muốn nước mình đi theo
con đường dân chủ tư sản
kết luậntrong bối cảnh đất nước mất độc lập,
tuy hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời
nhưng nó vẫn là lựa chọn duy nhất
lúc này
[TBODY] [/TBODY]
6. Tóm tắt phong trào yêu nước Việt Nam từ 1885 đến 1930
a. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
- Diễn ra vào cuối thế kỷ XIX
- Lãnh đạo: văn thân và sĩ phu
- Biểu hiện: các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Diễn ra vào 20 năm đầu của thế kỷ XX
- lãnh đạo: sĩ phu yêu nước thức thời
- Biểu hiện: bạo động của Phan Bội Châu (lập Hội Duy tân với tư tưởng quân chủ lập hiến; phát động phong trào Đông Du đưa thanh niên sang học tập tại Nhật; năm 1912 lập Việt Nam Quang phục hội với chủ trương thành lập "Cộng hòa dân quốc Việt Nam", cải cách của Phan Chu Trinh (ông chủ trưởng xây dựng đất nước hùng mạnh, khai dân trí nên đã nhờ Tổng thống Pháp tiến hành cải cách; kêu gọi nhân dân làm việc theo kiểu tư bản chủ nghĩa, mở rộng buôn bán). Hai xu hướng này hỗ trợ nhau đi lên và không mâu thuẫn nhau, nhưng do cách nhìn nhận của lịch sử khác nhau nên tất cả đều thất bại: Phan Bội Châu đánh Pháp nhưng không đánh đổ phong kiến, Phan Châu Trinh thì đánh phong kiến mà không đánh Pháp
c. Từ những năm 20 trở về sau, hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản cùng tồn tại song song
Dân chủ tư sản phát triển mạnh với các phong trào đấu tranh của tiểu tư sản, địa chủ yêu nước, tiểu tư sản trí thức. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Quốc dân Đảng là sự cố gắng cuối cùng của khuynh hướng dân chủ tư sản trước sự thay đổi của tình hình cách mạng Việt Nam khi đó
d. Khuynh hướng vô sản. Một số biểu hiện cụ thể:
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1920 - 1930): viết sách và nhiều bài báo có giá trị, mở lớp huấn luyện để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin vào nước ta, đề ra những định hướng hoạt động cách mạng mới
- Sự phát triển của phong trào công nhân: từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Lúc đầu, công nhân đấu tranh tự phát vì họ chưa ý thức được sứ mệnh của mình, đấu tranh vì quyền lợi kinh tế chứ không vì quyền lợi chính trị nhằm hướng đến đoàn kết dân tộc. Với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì phong trào công nhân đã có tính tự giác với cuộc bãi công Ba Son => sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mở đầu cho sự phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam
- Sự ra đời của các tổ chức tiền cộng sản (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên), sự phân hóa của Đảng Tân Việt. Khi Nguyễn Ái Quốc về mở lớp huấn luyện, Đảng Tân Việt cử nhiều đảng viên sang học hỏi và những người đi theo đã chấp nhận khuynh hướng vô sản khiển Tân Việt bị phân hóa mạnh mẽ
- Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929. Hai tổ chức ra đời từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; còn Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời từ chính sự phân hóa của Đảng Tân Việt
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gắn liền với vai trò hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Kết luận: các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản bị thất bại, điều này chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với các khuynh hướng này. Độc lập dân tộc và tự do gắn liền với khuynh hướng vô sản; từ khi Đảng ra đời thì giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện thành công giải phóng dân tộc và giai cấp, và đang thực hiện việc tiến lên chủ nghĩa xã hội để xây dựng một xã hội cộng sản

7. Những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
- Những hoạt động ban đầu (1911 - 1918): trong bối cảnh đất nước bị giặc xâm lược và đô hộ, nhân dân sống lầm than nên người dân chỉ muốn nguyện vọng duy nhất là "độc lập dân tộc" mà trước đó, hai khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản chưa thực hiện được điều này. Nguyễn Tất Thành từng nhận xét thẳng là Phan Bội Châu "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau", Đề Thám "nặng cốt cách phong kiến" và Phan Châu Trinh "xin giặc rủ lòng thương". Trong bối cảnh lịch sử với yêu cầu đất nước phải được giải phóng, yêu cầu cần phải đánh đổ phong kiến, về truyền thống yêu quê hương đất nước, có nghị lực về ý thức của mình => Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Mục đích ra đi: tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam (con đường mới này vừa giải phóng dân tộc, vừa giải phóng giai cấp và có hướng đi lên phù hợp hơn)
+ Hướng đi: sang nước đang thống trị mình là nước Pháp (phương Tây)
+ Hành trình đi tìm đường cứu nước rất khác biệt để tiếp cận chân lý cứu nước
- Hoạt động ở Pháp (1917 - 1923): Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lenin để truyền bá vào Việt Nam cái lý luận về giải phóng dân tộc
- Hoạt động ở Liên Xô (1923 - 1924): tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lenin về lý luận giải phóng dân tộc để chuẩn bị truyền bá vào Việt Nam, chuẩn bị cơ sở để thành lập các tổ chức cách mạng đầu tiên
- Hoạt động ở Trung Quốc và Xiêm: trong thời gian hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở các lớp huấn luyện để bồi dưỡng cán bộ cách mạng. Người sang Xiêm vào năm 1927 để tiếp tục hoạt động, gầy dựng các cơ sở cách mạng ở nước bạn; nhưng vẫn dõi theo và định hướng cho phong trào "vô sản hóa" với nhân dân Việt Nam => thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh sang khuynh hướng vô sản

8. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1920 - 1930)
- Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước. Người ra đi năm 21 tuổi và qua 30 nước, tiếp xúc nhiều hạng người và Người rút ra hai kết luận nổi tiếng: (1) trên thế giới, ở đâu cũng có hai loại người - người đi bóc lột, người bị bóc lột; (2) quá trình này cũng phân biệt rõ - đâu là bạn, đâu là thù. Quá trình hoạt động ban đầu này tuy chưa tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã có những kinh nghiệm lịch sử của mình, đã nhìn nhận được và đây có thể coi là khảo sát ban đầu của Người. Để khi được gặp chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thì Nguyễn Ái Quốc không còn đắn đo nữa và lựa chọn luôn là con đường vô sản
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một quá trình chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng của Nguyễn Ái Quốc với việc lập Đảng Cộng sản. Như chúng ta thấy, Công thức chung của sự thành lập một Đảng cộng sản trên thế giới gồm chủ nghĩa Mác - Lenin và phong trào công nhân. Nhưng ở Việt Nam, công thức thành lập Đảng là sự kết hợp của phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác - Lenin và phong trào yêu nước. Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thành lập Đảng:
(1) Về tư tưởng và chính trị: xây dựng và truyền bá lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam (cái này cũng cần lưu ý, không phải là truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin chung chung mà là truyền bá cái cụ thể chính là "lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc" do chính Người xây dựng)
(2) Về tổ chức: Người chọn lọc một số thanh niên ưu tú của Tâm tâm xã để bồi dưỡng thêm trong tổ chức Cộng sản Đoàn (2/1925), và đến tháng 6/1925 thì Người thành lập tổ chức tiền cộng sản đầu tiên - Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đây là tổ chức của những người Việt Nam có thực lực tiến bộ nhất, họ mong muốn giải phóng dân tộc trên cơ sở lý luận chính trị trước đó
(3) Về đào tạo cán bộ: cách mạng muốn thành công thì phải có những người lãnh đạo tài ba, những cán bộ lãnh đạo giỏi. Vì thế, Người quyết định mở nhiều lớp đào tạo cán bộ nòng cốt (1925 - 1927) và đã có 75 người được chính Người huấn luyện, đào tạo về lý luận cách mạng - về sau này họ trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất
- Chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước. Nguyễn Ái Quốc là người có tầm nhìn sắc bén và biết rõ thời cuộc như thế nào. Người biết rõ ba tổ chức cộng sản đang đấu tranh lẫn nhau nên đã triệu tập hội nghị hợp nhất thành một Đảng duy nhất, lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy rằng hội nghị hợp nhất chỉ có khá ít đảng viên của các tổ chức cộng sản (riêng Đông Dương cộng sản không đến kịp, sau đó nộp đơn và cũng được chấp nhận). Việc đặt tên Đảng Cộng sản Việt Nam được hiểu: đây là đảng của những người cộng sản, đảng của riêng người Việt Nam (chứ không phải Đảng Cộng sản Đông Dương, mà từ "Đông Dương" do Pháp đặt với chủ ý chia cắt, biến nước ta thành thuộc địa của Pháp). Tên gọi của Đảng ta mang ý nghĩa chính trị rất lớn: là tổ chức lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi lên. Việc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi "độc lập tự do" đã cho thấy đây là văn kiện đúng đắn và sáng tạo. Đúng ở chỗ: vận dụng đúng chủ nghĩa Mác - Lenin vào Việt Nam; lực lượng cách mạng chính là công nhân và nông dân; xác định con đường đấu tranh chính là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sáng tạo ở chỗ: vận dụng phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam, đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu (trong khi đảng cộng sản ở châu Âu nhấn mạnh giải phóng giai cấp); sáng tạo nữa là Nguyễn Ái Quốc đặt lực lượng cách mạng là toàn thể các dân tộc Việt nam, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông (nông dân là gốc rễ, công nhân là có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng); một sáng tạo nữa là với phương thức cách mạng, Nguyễn Ái Quốc dùng tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, sau khi cách mạng thành công thì bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa. Điều quan trọng hơn là, Người tách biệt "tư sản dân quyền cách mạng" với "thổ địa cách mạng": Người đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu, sau đó là giải phóng giai cấp (giải phóng giai cấp gác lại sau, vì sau cách mạng tháng Tám thì chế độ phong kiến chưa bị xóa bỏ hoàn toàn, nên gác lại sau là hợp lý)
 
Last edited:
Top Bottom