Sử 12 Hệ thống những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới từ 1917 - 2000; phần 2

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người soạn: phần này được viết thành các chủ đề cho hs dễ theo dõi và ôn tập. Các em save về tự học nhé....

2. Sơ lược về tiến trình lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000:


Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.1. Hội nghị Yalta
1.1.1. Lý do triệu tập
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được nảy sinh giữa các nước đồng minh trong cuộc kháng chiến chống phát xít là các vấn đề: (1) việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh; (2) số phận của các nước bại trận; (3) tổ chức thế giới sau chiến tranh và (4) phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận
1.1.2. Những quyết định quan trọng tại Hội nghị
- Tán thành việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh sau khi đánh bại Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á - cụ thể là vùng Viễn Đông.
- Các nước sẽ thống nhất thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh
- Thỏa thuận, thống nhất với nhau việc phân chia thế giới của các cường quốc thắng trận sau chiến tranh ở châu Âu, châu Á. Ở nước Đức, Liên Xô chiếm đông Berlin và các nước Đông Âu - Mĩ, Anh và Pháp chiếm tây Berlin và các nước Tây Âu. Ở châu Á, Liên Xô và Mĩ chia cắt Triều Tiên thành Bắc và Nam Triều Tiên; cho Trung Quốc là quốc gia thống nhất; giữ nguyên trạng Mông Cổ. Ở Đông Dương, Hội nghị Postdam quy định quân Anh vào phía nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía bắc vào giải giáp quân Nhật
1.1.3. Hệ quả, tác động
- Hình thành một khuôn khổ trật tự thế giới mới sau chiến tranh, được gọi là “trật tự hai cực Yalta”. Trật tự hai cực Yalta là nhân tố hàng đầu chi phối chính trị thế giới và quan hệ quốc tế sau 1945; nhân tố chủ yếu đó là chiến tranh lạnh.
- Trật tự hai cực Yalta nhanh chóng bị xói mòn dần dần khi chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu phát triển. Năm 1948 - 1949, việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và thắng lợi của cách mạng Trung Quốc cuối năm 1949 thúc đẩy phát triển thành một hệ thống trải dài từ Đông sang Tây. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc mang tính bước ngoặt, làm "cực" xã hội chủ nghĩa lớn mạnh và đồng thời gây xói mòn trật tự hai cực Yalta.
1.2. Liên Hiệp Quốc
1.2.1. Lý do, mục đích thành lập
a. Lý do thành lập:
- Nhân loại muốn hòa bình do phải chịu đựng hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc
- Các nước mong muốn hòa bình, cùng nhau phát triển đi lên nên cần phải mở rộng quan hệ hợp tác
- Thực thi quyết định của Hội nghị Yalta là thành lập một tổ chức quốc tế
Tháng 6/1945, 50 nước đã nhóm họp tại San Francisco và ra bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc; Hiến chương có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 nên người ta lấy ngày 24/10 là ngày Liên Hiệp Quốc
b. Mục tiêu thành lập
- Duy trì hòa binh, an ninh thế giới sau chiến tranh
- Phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước thành viên và không ngừng mở rộng
- Đẩy mạnh sự giúp đỡ lẫn nhau, chú trọng đến các chương trình nhân đạo hoặc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Các nguyên tắc cơ bản này sẽ liên quan đến 5 nguyên tắc lớn mà mọi tổ chức hay thực hiện là: (1) bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; (2) tôn trong toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc; (3) không can thiệp vào nội bộ của nhau; (4) giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; (5) chung sống hòa bình và có nhất trí giữa các cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) - trong đó nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình” là nguyên tắc quan trọng nhất. Trong thời gian chiến tranh đang diễn ra, nguyên tắc “chung sống hòa bình và có nhất trí giữa các cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)” đươc thực thi cụ thể vào chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng LHQ gồm tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần, thông qua các vấn đề quan trọng (giải quyết xung đột, bầu cử) phải được 2/3 số thành viên đồng ý.
- Hội đồng bảo an là cơ quan có vai trò chủ yếu là duy trì hòa bình, an ninh; gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là các cường quốc. Các ủy viên thường trực (Việt Nam tham gia vào năm 2008) có nhiệm kì 2 năm. Mọi quyết định của Hội đồng phải có 9/15 ủy viên đồng ý thì mới được thực thi
- Ban thư kí là cơ quan hành chính, đứng đầu là Tổng bí thư (nhiệm kỳ 5 năm).
- Liên Hiệp Quốc có các cơ quan chuyên môn như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực thế giới (FAO)….
1.2.4. Vai trò, đóng góp
- ngăn chặn chạy đua vũ trang giữa các cường quốc
- kiểm soát vũ khí hạt nhân
- giải quyết xung đột giữa các nước (Campuchia, Congo, Đông Timor…)
- đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
- hợp tác phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và chính sách nhân đạo
1.2.5. Quan hệ Việt Nam - Liên Hiệp Quốc
- Sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân năm 1975, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/1977
- Sau khi Việt Nam đổi mới năm 1986, quan hệ Việt Nam - Liên Hiệp Quốc có nhiều điểm tiến bộ, nổi bật là: năm 2007, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Nay đã có nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam
1.3. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: xã hội chủ nghĩa - tư bản chủ nghĩa
1.3.1. Hoàn cảnh hình thành hai hệ thống xã hội đối lập
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất, hệ thống tư bản chủ nghĩa đang bao trùm toàn bộ thế giới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện thêm hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu cùng một loạt các nước khác.
1.3.2. Biểu hiện
- Sự hình thành hai nhà nước Đức trên lãnh thổ nước Đức: Tây Đức theo tư bản chủ nghĩa dưới sự ủng hộ của Mĩ, Đông Đức theo xã hội chủ nghĩa dưới sự ủng hộ của Liên Xô. Thủ đô Berlin bị chia đôi: Tây Berlin và Đông Berlin
- Sự xuất hiện các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu do Đảng Cộng sản đứng đầu, liên minh chặt chẽ với Liên Xô
- “Kế hoạch phục hưng châu Âu” của Mĩ: năm 1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Marshall với hi vọng lôi kéo các nước trở thành đồng minh của mình để chống lại Liên Xô

Chủ đề 2: Liên Xô và Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000
2.1. Các giai đoạn phát triển của Liên Xô
2.1.1. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1945 - 1950)
a. Lý do Liên Xô khôi phục kinh tế: Liên Xô tuy thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề với 27 triệu người chết, 300 nghìn người bị thương tích, 1.710 thành thị, hơn bảy vạn nông thôn, hàng nghìn máy cày, hàng vạn xí nghiệp và nông trường bị phá hủy. Tổng thiệt hại là 679.000 rúp (bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Nhân dân, số 1698 ngày 6/11/1958)
=> Liên Xô bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và ý thức tự cường của nhân dân nên công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng
b. Thành tựu: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
2.1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
Liên Xô đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và đạt kết quả xuất sắc, điển hình như:
+ Về công nghiệp: Liên Xô tăng trưởng liên tục, đi đầu về chinh phục vũ trụ (phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarine đi vòng quanh Trái Đất (1961)).
+ Về đối ngoại: Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới; giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa anh em vào xây dựng chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
2.1.3. Khủng hoảng, cải tổ và sụp đổ
- Năm 1973, cả thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mở đầu là khủng hoảng năng lượng năm 1973 và lan sang nhiều nước khác. Các lãnh đạo Liên Xô cho rằng khủng hoảng không liên quan đến Liên Xô nên chậm cải tổ, chậm đổi mới => đến những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Năm 1985, Gorbachov lên nắm quyền và tiến hành công cuộc cải tổ. Tuy nhiên, do sai lầm về đường lối (đa nguyên đa đảng - giảm mất uy tín của Đảng Cộng sản, kinh tế suy sụp, xã hội rối loạn) nên Liên Xô ngày càng suy yếu
2.1.4. Quan hệ Liên Xô - Việt Nam
- Năm 1950, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Liên Xô giúp đỡ rất nhiều cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thời kháng Mĩ, Liên Xô cử nhiều chuyên gia sang giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam về vũ khí, đạn dược, tinh thần - đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng Mĩ cứu nước.
2.2. Đông Âu
2.2.1. Sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Trong thời gian cuối chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Liên Xô, từ năm 1944 các nước Đông Âu đã đánh tan quân phát xít và giành được độc lập cho đất nước.
- Đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hoàn tất của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế .
2.2.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ thập niên 50 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội, một số nước đạt thành tựu nổi bật: sản lượng công nghiệp tăng gấp chục lần, nông nghiệp phát triển mạnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân
2.2.3. Khủng hoảng, sụp đổ
- Đến thập niên 70, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng tương tự Liên Xô
- Đến thập niên 90, các nước xã hội nghĩa Đông Âu lần lượt bị suy sụp do bị các thế lực chống phá quyết liệt, chính sách của chính quyền không hiệu quả. Với sự kiện hai miền của nước Đức tái thống nhất năm 1990, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ hoàn toàn. Nhưng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu không có nghĩa là hệ thống chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ hết tất cả, vì vẫn còn một số nước theo chủ nghĩa xã hôi như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc.
2.3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
- Về kinh tế và khoa học kỹ thuật: Các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) năm 1949, có Việt Nam tham gia. Mục đích của tổ chức này là chia sẻ những kinh nghiêm phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật; hợp tác giữa các thành viên. Nhưng SEV có hạn chế: không hòa nhập với kinh tế thế giới, chưa coi trọng việc ứng dụng thành tựu KHKT mới, hợp tác bị ngăn trở do quan liêu
- Về chính trị và quân sự: Để tăng cường hợp tác, các nước thành lập Liên minh phòng thủ chính trị Warsaw năm 1955 nhằm chống lại âm mưu phá hoại của Mĩ và các nước phương Tây, giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới và tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô với Mĩ.
2.4. Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu
2.4.1. Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí của lãnh đạo Liên Xô, cùng với cơ chế quan liêu bao cấp làm sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
- Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, dẫn tới trì trệ về kinh tế và khủng hoảng xã hội
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng trầm trọng
2.5. Liên bang Nga
2.5.1. Sự ra đời
Ngay khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 (tháng 6/1991), nước Nga được thành lập - năm 1993 đổi tên thành Liên bang Nga
2.5.2. Giai đoạn 1991 - 1995: Liên bang Nga phát triển kém, thiếu ổn định
- Về chính trị: thường xuyên bất ổn do xung đột sắc tộc, tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị. Năm 1993, Nga ban hành Hiến pháp tuyên bố thành lập Liên bang, đứng đầu là Tổng thống
- Kinh tế: phát triển và tăng trưởng âm
- Xã hội: đời sống nhân dân suy giảm trầm trọng, kém hơn Mĩ tới 25 lần
- Đối ngoại: Nga hướng về phương Tây, nhất là nhóm G7, EU và các nước phương Tây với hi vọng nhận được sự giúp đỡ của họ trong việc khôi phục kinh tế, nhưng bất thành. Năm 1994, chính quyền Nga chuyển sang chính sách hướng về phương Đông để quan hệ với các nước SNG, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ…
2.5.3. Giai đoạn 1995 - 2000: sự phục hồi, ổn định và ngày càng tăng trưởng nhanh. Biểu hiện:
- Chính trị: ổn định
- Kinh tế: tăng trưởng nhanh từ năm 1996 trở đi. Đặc biệt vào thời Putin làm Tổng thống, kinh tế Nga phát triển rất nhanh và nước Nga có được vị thế cao trên trường quốc tế
- Đối ngoại: chuyển sang chính sách đa phương hóa từ năm 2000, vừa quan hệ với các nước phương Tây, vừa hướng đến các nước phương Đông (Nhật Bản, ASEAN…) - Nga có được vị thế cao trên trường quốc tế

Chủ đề 3: Các nước Á - Phi - Mĩ latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000
3.1. Đông Bắc Á
3.1.1. Những biến đổi lớn của khu vực
+ Biến đổi về địa chính trị:
- Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời
- Năm 1948, xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
- Cuối thập niên 90, Hongkong và Macao trở về Trung Quốc, khiến nước này có vị thế càng cao trên trường quốc tế, nhưng Đài Loan vẫn đang nằm ngoài tầm kiểm soát của nước này
+ Biến đổi về kinh tế:
- Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới
- Trong 4 “con rồng kinh tế” châu Á, Đông Bắc Á có “ba con rồng” là Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc
- Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và đang trở thành “hiện tượng” của thế giới. Năm 2010, Trung Quốc trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới, vượt qua cả Nhật Bản.
3.1.2. Trung Quốc
3.1.2.1. Nội chiến Quốc - Cộng và sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Từ năm 1946 đến năm 1949, đã ra nội chiến giữa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông.
- Năm 1949, nội chiến kết thúc. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời
3.1.2.2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)
- Năm 1950, Trung Quốc bắt đầu công cuộc khôi phục kinh tế trên các lĩnh vực; đến năm 1953 thì tiến hành kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm đã hoàn thành và Trung Quốc đạt nhiều thành tưu
- Về đối ngoại, Trung Quốc thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
3.1.2.3. 20 năm không ổn định (1959 - 1978)
- Năm 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (Đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân) với hi vọng nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
- Kết quả là kinh tế bị trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn, chính quyền khủng hoảng trầm trọng (Đại cách mạng văn hóa 1966 - 1976). Đối ngoại của Trung Quốc có 3 điểm: (1) ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là với cách mạng ở ba nước Đông Dương; (2) xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô; (3) hòa dịu với Mĩ thông qua Thông cáo Thượng Hải năm 1972 nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sang Trung Quốc
3.1.2.4. Cải cách, mở cửa
+ Lý do, hoàn cảnh
- Kinh tế và xã hội Trung Quốc trì trệ và không ổn định do chính quyền thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”
- Nội bộ Ban lãnh đạo Trung Quốc khủng hoảng đường lối lãnh đạo, tranh chấp quyền lực
+ Đường lối và mục tiêu của mở cửa:
- Đường lối mở cửa được nâng thành Đường lối chung (1982) với lãnh đạo chính là Đặng Tiểu Bình. Nội dung chính: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn
- Mục đích: hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
- Mục tiêu của mở cửa: xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh
+ Thành tựu, ý nghĩa:
* Thành tựu:
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến, từ chỗ lấy nông nghiệp là chủ yếu, đến năm 2000 thì thu nhập của nông nghiệp còn 16%, thu nhập công nghiệp và xây dựng tăng lên 51%, dịch vụ 33%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng cao.
- Khoa học kỹ thuật có nhiều thành tựu. Năm 1964, Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử. Từ sau năm 1999, Trung Quốc phóng thành công tàu tự đông đưa người bay vào không gian vũ trụ
- Đối ngoại: Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mĩ, Mông Cổ…Năm 1991, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau một thời gian dài lục đục quan hệ giữa hai nước. Năm 1997 và 1999, Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hongkong và Macao; riêng Đài Loan nằm ngoài sự kiểm soát của nước này.
3.1.3. Triều Tiên
3.1.3.1. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện hai nhà nước với hai thể chế chính trị khác nhau: miền nam là Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được Mĩ và các nước phương Tây giúp đỡ, miền bắc là thành lập Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên theo con đường xã hội chủ nghĩa, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc
- Vĩ tuyến 38 cho đến ngày nay là ranh giới chia cắt giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên, và đây chính là dấu vết của chiến tranh lạnh để lại sau khi nó kết thúc vào năm 1989.
3.1.3.2. Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện hai nhà nước là Triều Tiền ở phía bắc và Hàn Quốc ở phía nam
- Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên diễn ra giữa hai nước ở cả hai miền, với mỗi nước đều được hậu thuẫn bởi Liên Xô và Mĩ. Năm 1953, hai nước bất phân thắng bại và phải ký Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm (7/1953), vĩ tuyến 38 được coi là ranh giới chia cắt hai miền.
- Từ sau 1953, hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng mâu thuẫn với những chế độ đối nghịch và cả hai đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của cả nước. Ở Triều Tiên, cơ sở hạ tầng được xây dựng và kinh tế và văn hóa giáo dục có bước phát triển đáng kể. Sau khi Liên Xô sụp đổ, kinh tế Triều Tiên gặp khó khăn, đến năm 1995 được phục hồi nhưng không tiến triển nhiều. Hàn Quốc có sự phát triển nhanh chóng với “kỳ tích sông Hàn” (1960 - 1980) trở thành một “con rồng kinh tế” ở châu Á với tỉ lệ tăng trưởng cao. Sau năm 1990, Hàn Quốc vươn lên là cường quốc kinh tế thứ 11 trên thế giới (1992) với tổng sản phẩm quốc dân là 329,8 tỉ USD.
- Năm 1991, Triều Tiên và Hàn Quốc tham gia Liên Hiệp Quốc, đồng thời bắt đầu cuộc đàm phán liên Triều. Năm 1994, đàm phán liên Triều bị bế tắc do chủ tịch Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) qua đời đột ngột.
- Năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il. Cùng năm đó, Tổng thống Hàn Quốc được trao giải thưởng Nobel Hòa bình.
Năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun tới Bình Nhưỡng hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Họ đã ký Tuyên bố hòa bình kêu gọi đàm phán để thay thế Hiệp ước đình chiến năm 1953 khi mà vẫn còn 750.000 người có gia đình ly tán.
- Năm 2017, sau khi cầm quyền khá lâu, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khởi động các chương trình hạt nhân và phát ngôn thù địch làm Hàn Quốc lo ngại.
- Nhưng đến năm 2018, Triều Tiên thay đổi chính sách hòa dịu: sáng ngày 27/4/2018, lãnh đạo Triều Tiên bước qua đường phân định ranh giới quân sự giữa hai miền, trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc kể từ khi cuộc chiến tranh liên Triều kết thúc vào năm 1953. Sau đó, lãnh đạo Triều Tiên mời Tổng thống Hàn Quốc sang đất Triều Tiên. Sự kiện này mở ra một trang sử mới: kỷ nguyên của Hòa bình (theo báo Reuter). Cũng trong ngày 27/4/2018, hai lãnh đạo ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, trong đó Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, giảm căng thẳng ở biên giới, dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mĩ với Triều Tiên.
3.2. Đông Nam Á và Ấn Độ
3.2.1. Những biến đổi lớn của khu vực
- Giành độc lập, tự chủ: trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (trừ Thái Lan lệ thuộc ít nhiều vào đế quốc phương Tây). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc ở những thời điểm khác nhau. Tính đến năm 2002, có 11 quốc gia Đông Nam Á đã giành độc lập
- Phát triển kinh tế, văn hóa: các nước Đông Nam Á bắt tay vào công cuộc khôi phục và kinh tế có sự phát triển nhanh, điển hình là 5 nước Đông Nam Á cùng nhau sáng lập ra ASEAN, Singapore trở thành “con rồng châu Á”, Thái Lan trở thành nước tăng trưởng nhanh và sản lượng xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới
- Liên minh khu vực: dưới tác động của quốc tế hóa và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC), các nước đã có nhu cầu liên kết. Năm 1967, năm nước Đông Nam Á đã nhóm họp và thành lập tổ chức ASEAN - liên minh khu vực. Năm 1999, từ ASEAN + 5 phát triển thành ASEAN + 10.
3.2.2. Lào và Campuchia
* Nhận định chung:
- Lịch sử Lào và Campuchia từ 1945 - 2000 đều có nét tương đồng với Việt Nam là cùng kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
- Ở thời kháng Mĩ, Lào tương đồng với Việt Nam là hai nước cùng đánh Mĩ, riêng Campuchia phức tạp với các giai đoạn nhỏ sau: hòa bình, trung lập (1954 - 1970); kháng Mĩ cứu nước (1970 - 1975); chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (1975 - 1979); nội chiến và hòa hợp dân tộc (1981 - 1993)
a. Cách mạng Lào
* Giai đoạn 1: kháng chiến chống Pháp
- Năm 1946, Pháp trở lại xâm lược Lào. Quân dân Lào dưới sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Năm 1947, quân dân Lào lập các chiến khu. Năm 1949, quân giải phóng Latsavong ra đời. Năm 1950, Đại hội Quốc dân đã bầu ra Mặt trận Tự do, thành lập chính phủ kháng chiến Supanuvong.
- Tháng 3/1951, Liên minh Việt - Lào - Campuchia được thành lập nhằm tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước chống kẻ thù chính là Pháp và can thiệp Mĩ.
- Năm 1953, liên quân Lào - Việt mở các chiến dịch Trung Lào, Thượng Lào và Hạ Lào, giành thắng lợi lớn. Quân dân Lào phối hợp với chiến trường Việt Nam làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ để rồi buộc Pháp ký Hiệp định Geneve công nhận nền độc lập của Lào, tính hợp pháp của lực lượng kháng chiến Lào.
* Giai đoạn 2: kháng Mĩ cứu nước với ba thời kỳ:
- Từ năm 1954 - 1963: thời kỳ đấu tranh hòa bình kết hợp vũ trang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (năm 1972 đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào), cuộc đấu tranh được triển khai trên ba mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi. Đến thập niên 60, quân dân Lào đánh bại quân Mĩ và tên tay sai Savanikorn ở trận Nậm Thà, lập lại Chính phủ liên hiệp và giải phóng được 2/3 lãnh thổ và 1/3 dân số cả nước
- Từ năm 1964 - 1973: thời kỳ đấu tranh đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ. Năm 1964, Mĩ thi hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và đến năm 1969 thì nâng lên thành “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” bằng việc cho lính đánh thuê vào phối hợp với quân Mĩ và tay sai đánh vào các vùng giải phóng. Quân dân Lào kháng chiến mãnh liệt và đập tan quân địch ở trận Cánh đồng Chum (1970) và cuộc hành quân Lam Sơn - 719 (1971). Năm 1973, Hiệp định Viêng-chăn được ký kết.
- Từ năm 1973 - 1975: quân dân Lào tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn đất nước. Tháng 12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố thành lập với Kayson Phomvihan làm Thủ tướng, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và phát triển của xứ sở Triệu Voi
b. Cách mạng Campuchia
- Từ năm 1945 - 1954: Cuối năm 1945, Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), quân dân Campchia đánh tan quân Pháp ở nhiều nơi. Năm 1950, Campuchia thành lập Mặt trận Khmer Issarak và Chính phủ kháng chiến Sơn Ngọc Minh. Do thắng lợi ngày càng lớn của liên quân Việt - Campuchia và hoạt động ngoại của Quốc vương Sihanouk năm 1953, Pháp buộc phải “trao trả độc lập” cho Campuchia. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve năm 1954 công nhận nền độc lập toàn vẹn của Campuchia.
- Từ 1954 - 1970 là hòa bình, trung lập. Từ năm 1954, chính phủ Sihanouk thực hiện chính sách hòa bình trung lập, không tham gia bất cứ liên minh nào và tiếp nhận viện trợ từ mọi phía. Năm 1965, Sihanouk cho Việt Nam mở đường mòn Hồ Chí Minh đi xuyên qua Campuchia
- Từ năm 1970 - 1975 là bắt đầu kháng Mĩ cứu nước. Sau khi Sihanouk bị lật đổ, quân dân Campuchia có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam (theo thỏa thuận của Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương năm 1970) đã tiến công và giành thắng lợi ở nhiều nơi. Tháng 4/1975, thủ đô Phnom Penh được giải phóng
- Từ năm 1975 - 1979, chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Ngay sau khi Campuchia được giải phóng, tập đoàn Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và tàn sát nhiều người vô tội. Nghiêm trọng hơn, chúng còn gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Việt Nam đầu năm 1979. Quân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của Khmer Đỏ tại biên giới Tây Nam; đồng thời tiến sang nước bạn để phối hợp quân dân Campuchia đánh tan luôn chính quyền Khmer Đỏ. Đầu năm 1979, tập đoàn Polpot bị lật đổ, thủ đô được giải phóng
- Từ năm 1981 - 1993, nội chiến và hòa hợp dân tộc. Từ năm 1981, các phe phái đối lập, chủ yếu là Khmer Đỏ gây ra cuộc nội chiến kéo dài 1 thập niên với chính phủ cách mạng Campuchia. Về phía quốc tế, Mĩ cấm vận và lôi kéo các nước đồng minh - trong đó có một số nước ASEAN cự tuyệt quan hệ với Campuchia và Việt Nam, khiến quan hệ giữa các bên đang căng thẳng. Để tiến tới một giải pháp chính trị cho Campuchia, Việt Nam đơn phương rút quân về nước (1989); đồng thời cộng đồng quốc tế cũng thúc giục các bên tiến hành hòa giải dân tộc. Năm 1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết ở Paris. Sau cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Sihanouk làm Quốc vương (năm 2004, con trai của Sihanouk là Sihamoni lên kế vị)
c. Tương đồng và khác biệt của cách mạng ba nước Đông Dương
Việt Nam Lào Campuchia
Tương đồng - Ba nước có chung đường biên giới nền phải dựa vào nhau, cùng nhau phát triển đi lên
- Ba nước có chung kẻ thù là đế quốc Pháp và Mĩ nên đã cùng liên minh với nhau để chống kẻ thù chung
- Ba nước tiến hành cuộc cách mạng với sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 - 1951) nên ba nước gắn bó rất mật thiết
Khác biệt - Thống nhất nhà nước sau chiến tranh (1975 - 1976)
- Phục hồi và phát triển kinh tế (1976 - 1986)
- Đổi mới đất nước (1986 - nay) - Thống nhất đất nước và tiến hành phát triển kinh tế - xã hội - hòa bình, trung lập (1954 - 1970)
- kháng Mĩ cứu nước (1970 - 1975)
- chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (1975 - 1979)
- nội chiến và hòa hợp dân tộc (1981 - 1993)
3.2.3. Liên kết khu vực
3.2.3.1. Lý do để liên kết khu vực
- Xuất phát từ nhu cầu, mong muốn được hợp tác cùng phát triển
- Thoát khỏi ảnh hưởng của những nước lớn trong chiến tranh lạnh
- Được sự cổ vũ của tổ chức EC ở Tây Âu lúc này đã có liên minh khu vực
=> Tháng 6/1967, tổ chức ASEAN được thành lập tại Bangkok với sự tham gia của 5 quốc gia đầu tiên
3.2.3.2. Quá trình liên kết khu vực
* Từ năm 1967 - 1975: ASEAN nặng về chính trị, nhỏ bé và ít có ảnh hưởng ra bên ngoài do chịu tác động bởi chiến tranh lạnh và chiến tranh của Mĩ ở ba nước Đông Dương
* Từ năm 1976 - 1990: mở đầu bằng việc các nước ký kết Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) để mở rộng hợp tác lẫn nhau. Hiệp ước này có tương đồng với Hiến chương Liên Hiệp Quốc về nguyên tắc hoạt động. Hiệp ước này mở ra một trang sử mới cho liên minh khu vực. Đến năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei. Tuy nhiên, quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương chưa có khởi sắc, vì vấn đề Campuchia.
* Từ năm 1990 đến nay: ASEAN không chỉ là phát triển mạnh về số thành viên, mà còn ảnh hưởng mạnh ra bên ngoài, trở thành một tổ chức liên kết chính trị và nhiều lĩnh vực văn hóa giáo dục khác. Một điểm nhấn trong giai đoạn này là việc tổ chức này kết nạp thêm 4 thành viên mới là Việt Nam (7/1995), Lào và Myanmar (1997), Campuchia (1999), đánh dấu sự hoàn chỉnh từ ASEAN + 5 lên ASEAN + 10. Sau đó, tổ chức này còn liên kết với các trung tâm kinh tế - tài chính thế giới là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia… đều có quan hệ với tổ chức này
3.2.3.3. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN
* Thời kỳ 1967 - 1989: quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN luôn căng thẳng, bất đồng vì: một số nước ASEAN (Philippines, Thái Lan) ủng hộ quân Mĩ xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương. Sau khi ba nước giành độc lập năm 1975, quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN lại tiếp tục bất đồng do việc Mĩ cấm vận Việt Nam, lôi kéo một số nước ASEAN tham dự vấn đề Campuchia, khiến quan hệ đôi bên ngày càng căng thẳng. Năm 1989, Việt Nam chủ động rút quân khỏi Campuchia và tạo điều kiện cho việc lập lại hòa bình ở Campuchia - khiến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN tiến triển tốt đẹp
* Thời kỳ từ 1990 - nay: với việc chủ động rút quân khỏi Campuchia và tạo điều kiện cho việc lập lại hòa bình ở Campuchia - khiến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN tiến triển tốt đẹp. Năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này; đến năm 1995 thì Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Những năm sau đó, Việt Nam chủ động kết nạp thêm các nước bạn vào ASEAN (1997 - 1999)
3.2.4. Ấn Độ
3.2.4.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập
- Từ năm 1945, đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đã tham gia đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Anh
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ và liên tục, năm 1946 có tới hơn 800 cuộc đấu tranh.
- Trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ, năm 1947 thực dân Anh có sự thỏa hiệp, đó là thực hiện phương án Mouthbatten. Theo phương án này, Phó vương Anh đã gặp đại diện của Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo để đưa ra phương án sẽ chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo, Pakistan của người Hồi giáo. Như vậy, trên đất Ấn Độ đã hình thành hai nhà nước riêng biệt; tuy nhiên, người dân Ấn Độ không hài lòng với phương án Mouthbatten và tiếp tục đấu tranh, giành độc lập hoàn toàn cho đất nước Ấn Độ vào đầu năm 1950.
3.2.4.2. Thành tựu xây dựng đất nước
a. Nông nghiệp: Ấn Độ thực hiện cuộc “cách mạng xanh” nên giúp nhân dân ổn định, chủ động về lương thực. Năm 1992, sản lượng lương thực ở Ấn Độ đạt mức 183 triệu tấn, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1952 (1952 là 55 triệu tấn). Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới
b. Công nghiệp: Ấn Độ chú ý đến công nghiệp chế tạo và đạt nhiều thành tựu; giữ mức phát triển trung bình hàng năm 5%. Năm 1980, Ấn Độ trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 10 trên thế giới
c. Khoa học kỹ thuật: Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên, chế tạo thành công bom nguyên tử. Ấn Độ cũng là nước đi đầu trong việc chế tạo phần mềm cùng một số cường quốc khác
d. Đối ngoại: Ấn Độ là quốc gia đi đầu trong việc sáng lập Phong trào không liên kết, đoàn kết và ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của ba nước Đông Dương, phong trào yêu chuộng hòa bình trên thế giới
3.3. Châu Phi và Mĩ latinh
3.3.1. Châu Phi
3.3.1.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập: “Lục địa mới trỗi dậy”
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi (trừ Liberia và Ethiopia) bị thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ. Sau năm 1945, nhân dân nhiều nước châu Phi nổi dậy giành độc lập:
+ Năm 1945 - 1954: mở đầu bằng cuộc nổi dậy ở Bắc Phi, kết quả là Ai Cập giành được độc lập năm 1952
+ Năm 1954 - 1960: phong trào tiếp tục lan rộng ở Bắc Phi, Tây Phi, Nam Phi, Trung Phi và một số nước giành độc lập là Angeria, Tunisia, Maroc, Soudan…
+ Năm 1960 - 1975: năm 1960 dươc ghi nhận là “Năm châu Phi” vì có tới 17 nước châu Phi cùng giành độc lập trong năm này. Năm 1975 đánh dấu sự tồn tại cơ bản của chủ nghĩa thực dân ở khu vực này.
+ Năm 1975 - 1994: những nước châu Phi còn lại đã giành được độc lập và lập chính quyền mới, đặc biệt là công cuộc xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi => kết quả là vào năm 1994, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Nam Phi, gắn liền với tên tuổi của Nelson Mandela, tổng thống người da đen Nam Phi đầu tiên. Sau năm 1994, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới
3.3.1.2. Những khó khăn và thách thức: sau độc lập, các nước châu Phi lâm vào tình trạng không ổn định vì các lý do:
- Xung đột, đảo chính và nội chiến kéo dài, nhất là ở Congo, Ruanda và Angola. Châu Phi xảy ra 241 lần đảo chính quân sự ; bi thảm nhất là nội chiến Ruanda làm 80 vạn người chết, hơn 1,2 triệu người tị nạn
- Lạc hậu, đói nghèo, bệnh tật và mù chữ: năm 1997, thế giới thống kê có 43 nước nghèo đói, trong đó châu Phi là 29 nước. Khoảng 150 triệu người dân châu Phi thuộc diện đói ăn thường xuyên . Nạn mù chữ chiếm tỉ lệ cao: Algeria - 46%, Maroc - 64%, Senegal - 68%, Ghinê - 70%….
- Bùng nổ dân số, nợ nước ngoài ngày càng tăng: theo ước tính, một phụ nữ châu Phi sinh đẻ trung bình là 8 lần trong cuộc đời (tỉ lệ sinh đẻ cao nhất thế giới, trên 5%), lương thực thiếu thốn, tỉ lệ mù chữ cao. Theo một thống kê năm 2005, dân số châu Phi tăng vọt từ 335 triệu (1975) đến 751 triệu người (2005). Vào đầu những năm 90, số nợ của châu Phi lên tới 300 tỉ USD và số lãi hằng năm phải trả là trên 25 tỉ USD
3.3.2. Mĩ latinh
3.3.2.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập: “Lục địa bùng cháy”
Khác với châu Phi, ở châu Mĩ latinh đã có nhiều nước giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; đến đầu thế kỷ XX thì trở thành “sân sau” của Mĩ. Ở một số nước Mĩ latinh, Mĩ dựng lên các chính quyền tay sai độc tài thân Mĩ, điển hình là chính quyền độc tài Batista ở Cuba do Mĩ dựng lên. Sau năm 1945, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ latinh ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ
* Từ năm 1945 - 1959, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ. Đến năm 1959, nước cộng hòa Cuba ra đời
* Từ năm 1959 - cuối thập niên 80: bất chấp việc Mĩ đề xướng Liên minh vì tiến bộ (1961) nhằm lôi kéo các nước Mĩ latinh, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra với hình thức chủ yếu là đấu tranh chính trị, đã lật đổ được các chính quyền thân Mĩ và lập các chính quyền dân tộc. Đến năm 1983, có 13 nước ở vùng Caribê giành được độc lập. Cũng trong thời gian này, các nước bắt đầu xây dựng đất nước, riêng Cuba tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội từ năm 1961 và đạt nhiều thành tựu.
* Từ cuối thập niên 80 - 1990: các nước Mĩ latinh lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng: khủng hoảng chính trị và kinh tế, nợ nước ngoài tăng vọt. Từ thập niên 80, các chính quyền độc tài thân Mĩ bị lật đổ ở Bolivia, Brazil, Chile, El Salvador… và thay vào đó là các chính quyền dân tộc ; tốc độ tăng trưởng giảm từ 5,9% (thập niên 70) xuống dưới 1%. Lạm phát tăng cao: từ 56,1% (1980) lên đến 1.000% (1983).
* Từ năm 1990 - 2000: kinh tế các nước Mĩ latinh có chuyển biến tích cực. Lạm phát được hạ xuống dưới 4,6% và đầu tư của nước ngoài tăng vọt lên trên 70 tỉ USD (1994). Từ năm 1990, các nước Mĩ latinh thành lập Khối thị trường chung Caribê (MERCOSUR) gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Chile. Đến cuối năm 1990, Khối Mercosur thành lập khu vực mậu dịch tự do năm 1991 để tiến tới lập thị trường chung vào năm 1995
3.3.2.2. Phát triển kinh tế: NICs. Từ thập niên 60 trở đi, có ba nước trở thành quốc gia công nghiệp mới là Mexico, Arhentina và Brazil
3.3.2.3. Khó khăn, thách thức:
- Mâu thuẫn xã hội (nổi bật nhất), chủ yếu là do phân phối không công bằng. Số người nghèo chiếm tỉ lệ 46% dân số, trong khi hơn 40 người giàu có được xếp vào hàng tỉ phú
- Tham nhũng trở thành quốc nạn. Trong suốt thời gian cầm quyền ở Peru, Tổng thống Fujimori đưa 15 triệu USD cho một viên tình báo và phải ngồi tù 25 năm. Năm 2016 ở Brazil, Tổng thống lâm thời Brazil là Temer bị cáo buộc nhận tiền tham ô trong vụ bê bối khổng lồ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras. Tính đến nay đã có hơn 100 cá nhân chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng. Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang, nằm trong diện bị điều tra
- Cướp biển (vùng Caribê): theo thống kê năm 2017, số vụ cướp biển vùng Caribê tăng 160% so với năm 2016. Nạn cướp biển vùng Mĩ latinh vốn xuất hiện từ thế kỷ XVII, với 2.000 tên cướp đã gieo rắc kinh hoàng với các tàu buôn các nước sang buôn bán ở Mĩ latinh.
 
Top Bottom