- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời người soạn: đây là tập bài soạn riêng của tác giả cho ôn thi tốt nghiệp THPT, được soạn và sửa chữa từ năm 2017 đến nay. Bài soạn này lưu trên diễn đàn, các em có thể save về ôn dần dần (bài soạn sẽ được bổ sung trong các năm kế tiếp) Các em xem và nếu có thắc mắc cứ hỏi nhé...
1. Sơ lược về tiến trình lịch sử thế giới từ giữa thế kỷ XIX - 1945:
1.1. Làm rõ hai cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Chính trị: sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nikolai II.
- Kinh tế: sự tồn tại của chế độ quân chủ và tàn tích phong kiến đã kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Việc Sa hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm nền kinh tế càng suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi
- Xã hội: mọi nỗi khổ đè nặng lên vai nhân dân và hơn 100 dân tộc ở Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đã lan rộng ra nhiều nơi.
b. Cách mạng tháng Hai (2/1917)
- Tháng 2/1917, biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevich, phong trào lan rộng và hình thức đấu tranh chuyển từ tổng bãi công sang khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: Chính quyền Sa hoàng bị lật đổ và nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Nhân dân ngay sau đó đã bầu ra các xô viết đại biểu (công, nông, binh). Về tính chất, đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. So với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Nga (2/1917) có điểm khác: giai cấp lãnh đạo là vô sản, hướng phát triển là chuyển nhanh sang xã hội chủ nghĩa.
c. Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai (2/1917 – 10/1917)
- Hình thành một tình hình chính trị đặc biệt: hai chính quyền cùng tồn tại song song là Chính phủ lâm thời của tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Tuy nhiên, Chính phủ lâm thời và Xô viết đại diện cho các lợi ích giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài. Trước tình hình này, Lenin và Đảng Bolshevich chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cách mạng nhằm đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của tư sản và địa chủ. Tháng 4/1917, Lenin soạn thảo Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu và đường lối là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
d. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917)
- Tháng 10/1917 (tháng 11 theo dương lịch), Lenin từ Phần Lan về Petrograd để chỉ đạo khởi nghĩa. Bắt đầu từ đêm 24/10, khởi nghĩa lan rộng khắp thủ đô Petrograd. Tới đêm 25/10 (7/11 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông – Chính phủ Lâm thời đầu hàng (trừ Kerenskii trốn thoát).
- Khởi nghĩa tiếp tục lan rộng ra khắp nước Nga. Đến đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
e. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
- Mở ra kỷ nguyên mới: giai cấp bị áp bức đã được giải phóng khỏi mọi áp bức, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình (kỷ nguyên độc lập, tự do).
- Thay đổi cục diện thế giới. Với thắng lợi này, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới mà phải “chia sẻ” cho hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành, đầu tàu là nước Nga Xô viết.
- Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới, mở ra con đường đấu tranh theo khuynh hướng vô sản cho nhiều dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.
f. Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản
1.2. Chính sách kinh tế mới của Liên Xô
a. Chính sách kinh tế mới và sự ra đời nhà nước Xô viết
# Hoàn cảnh: kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng do hậu quả của chính sách cộng sản thời chiến , sự chống phá của đế quốc và bọn phản cách mạng
# Sự ra đời chính sách kinh tế mới
- Tháng 3/1921, Lenin và Đảng Bolshevich đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). Với nội dung cơ bản: chuyển đổi từ kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần (kinh tế hàng hóa), Chính sách được thực hiện trên ba lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
- Về cách thức thực hiện, Nhà nước bắt đầu thực hiện từ nông nghiệp trước vì Chính sách trưng thu lương thực thừa khiến nhân dân rất bất bình. Chính phủ thu thuế lương thực bằng hiện vật . Người dân chỉ nộp đủ thuế đã quy định, phần còn lại thì nông dân toàn quyền sử dụng
- Về công nghiệp, Nhà nước chú ý công nghiệp nặng trước để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng. Nhà nước cho phép tư nhân và tư bản nước ngoài đầu tư vào Liên Xô, nắm độc quyền các ngành kinh tế chủ chốt.
- Thương nghiệp: tư nhân tự do buôn bán, đẩy manh liên hệ thành thị và nông thôn, mở chợ búa để tiện buôn bán. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng Rúp mới.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi từ kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần (kinh tế hàng hóa). Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt là: nông nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
* Tác động và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới:
- Sản lượng các sản phẩm tăng vọt lên nhiều lần. Nga trở thành một cường quốc kinh tế lớn, tạo tiền đề hình thành “siêu cường” đối chọi với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đời sống của người lao động được cải thiện. Nhờ chính sách này, người dân vượt qua mọi khó khăn, hăng hái sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
b. Sự ra đời Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (12/1922)
- Hoàn cảnh: công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đang tiến triển mạnh mẽ, đòi hỏi các dân tộc phải liên minh với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt
- Diễn tiến: Tháng 12/1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Nga họp và tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) gồm Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. Sau khi Lenin mất, Stalin lên thay và đến năm 1940, Liên Xô có 15 nước cộng hòa.
c. Nước Nga Xô viết xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941)
- Hoàn cảnh: Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, với mục đích đưa đất nước thoát khỏi việc kinh tế đang bị các nước đế quốc bao vây, thoát khỏi sự phụ thuộc của nước ngoài về việc cung ứng thiết bị và kỹ thuật, thoát khỏi tình trạng lạc hậu của nông nghiệp.
- Để tiến hành, Liên Xô thực hiện các kế hoạch 5 năm và hoàn thành trước thời hạn:
+ Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để làm tiền đề phát triển kinh tế đất nước.
+ Trong nông nghiệp, Stalin chủ trương tập thể hóa với phương tiện kỹ thuật được cơ giới hóa.
+ Trong giáo dục, Liên Xô thanh toán thành công nạn mù chữ và xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, phổ cập giáo dục đến THCS.
- Về xã hội, các giai cấp cũ bị xóa bỏ, chỉ còn hai giai cấp là công nhân và nông dân, cùng tầng lớp trí thức
- Về ngoại giao, đến năm 1925 Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với 20 nước, năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao thành công với Mĩ. Kết quả này nói lên sự thắng lợi và uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
Ý nghĩa:
* Quốc tế: nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế; để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc
1. Sơ lược về tiến trình lịch sử thế giới từ giữa thế kỷ XIX - 1945:
1.1. Làm rõ hai cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Chính trị: sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nikolai II.
- Kinh tế: sự tồn tại của chế độ quân chủ và tàn tích phong kiến đã kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Việc Sa hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm nền kinh tế càng suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi
- Xã hội: mọi nỗi khổ đè nặng lên vai nhân dân và hơn 100 dân tộc ở Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đã lan rộng ra nhiều nơi.
b. Cách mạng tháng Hai (2/1917)
- Tháng 2/1917, biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevich, phong trào lan rộng và hình thức đấu tranh chuyển từ tổng bãi công sang khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: Chính quyền Sa hoàng bị lật đổ và nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Nhân dân ngay sau đó đã bầu ra các xô viết đại biểu (công, nông, binh). Về tính chất, đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. So với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Nga (2/1917) có điểm khác: giai cấp lãnh đạo là vô sản, hướng phát triển là chuyển nhanh sang xã hội chủ nghĩa.
c. Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai (2/1917 – 10/1917)
- Hình thành một tình hình chính trị đặc biệt: hai chính quyền cùng tồn tại song song là Chính phủ lâm thời của tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Tuy nhiên, Chính phủ lâm thời và Xô viết đại diện cho các lợi ích giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài. Trước tình hình này, Lenin và Đảng Bolshevich chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cách mạng nhằm đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của tư sản và địa chủ. Tháng 4/1917, Lenin soạn thảo Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu và đường lối là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
d. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917)
- Tháng 10/1917 (tháng 11 theo dương lịch), Lenin từ Phần Lan về Petrograd để chỉ đạo khởi nghĩa. Bắt đầu từ đêm 24/10, khởi nghĩa lan rộng khắp thủ đô Petrograd. Tới đêm 25/10 (7/11 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông – Chính phủ Lâm thời đầu hàng (trừ Kerenskii trốn thoát).
- Khởi nghĩa tiếp tục lan rộng ra khắp nước Nga. Đến đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
e. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
- Mở ra kỷ nguyên mới: giai cấp bị áp bức đã được giải phóng khỏi mọi áp bức, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình (kỷ nguyên độc lập, tự do).
- Thay đổi cục diện thế giới. Với thắng lợi này, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới mà phải “chia sẻ” cho hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành, đầu tàu là nước Nga Xô viết.
- Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới, mở ra con đường đấu tranh theo khuynh hướng vô sản cho nhiều dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.
f. Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản
1.2. Chính sách kinh tế mới của Liên Xô
a. Chính sách kinh tế mới và sự ra đời nhà nước Xô viết
# Hoàn cảnh: kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng do hậu quả của chính sách cộng sản thời chiến , sự chống phá của đế quốc và bọn phản cách mạng
# Sự ra đời chính sách kinh tế mới
- Tháng 3/1921, Lenin và Đảng Bolshevich đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). Với nội dung cơ bản: chuyển đổi từ kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần (kinh tế hàng hóa), Chính sách được thực hiện trên ba lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
- Về cách thức thực hiện, Nhà nước bắt đầu thực hiện từ nông nghiệp trước vì Chính sách trưng thu lương thực thừa khiến nhân dân rất bất bình. Chính phủ thu thuế lương thực bằng hiện vật . Người dân chỉ nộp đủ thuế đã quy định, phần còn lại thì nông dân toàn quyền sử dụng
- Về công nghiệp, Nhà nước chú ý công nghiệp nặng trước để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng. Nhà nước cho phép tư nhân và tư bản nước ngoài đầu tư vào Liên Xô, nắm độc quyền các ngành kinh tế chủ chốt.
- Thương nghiệp: tư nhân tự do buôn bán, đẩy manh liên hệ thành thị và nông thôn, mở chợ búa để tiện buôn bán. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng Rúp mới.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi từ kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần (kinh tế hàng hóa). Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt là: nông nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
* Tác động và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới:
- Sản lượng các sản phẩm tăng vọt lên nhiều lần. Nga trở thành một cường quốc kinh tế lớn, tạo tiền đề hình thành “siêu cường” đối chọi với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đời sống của người lao động được cải thiện. Nhờ chính sách này, người dân vượt qua mọi khó khăn, hăng hái sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
b. Sự ra đời Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (12/1922)
- Hoàn cảnh: công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đang tiến triển mạnh mẽ, đòi hỏi các dân tộc phải liên minh với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt
- Diễn tiến: Tháng 12/1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Nga họp và tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) gồm Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. Sau khi Lenin mất, Stalin lên thay và đến năm 1940, Liên Xô có 15 nước cộng hòa.
c. Nước Nga Xô viết xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941)
- Hoàn cảnh: Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, với mục đích đưa đất nước thoát khỏi việc kinh tế đang bị các nước đế quốc bao vây, thoát khỏi sự phụ thuộc của nước ngoài về việc cung ứng thiết bị và kỹ thuật, thoát khỏi tình trạng lạc hậu của nông nghiệp.
- Để tiến hành, Liên Xô thực hiện các kế hoạch 5 năm và hoàn thành trước thời hạn:
+ Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để làm tiền đề phát triển kinh tế đất nước.
+ Trong nông nghiệp, Stalin chủ trương tập thể hóa với phương tiện kỹ thuật được cơ giới hóa.
+ Trong giáo dục, Liên Xô thanh toán thành công nạn mù chữ và xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, phổ cập giáo dục đến THCS.
- Về xã hội, các giai cấp cũ bị xóa bỏ, chỉ còn hai giai cấp là công nhân và nông dân, cùng tầng lớp trí thức
- Về ngoại giao, đến năm 1925 Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với 20 nước, năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao thành công với Mĩ. Kết quả này nói lên sự thắng lợi và uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
Ý nghĩa:
* Quốc tế: nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế; để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc
Last edited: