- 5 Tháng chín 2017
- 2,748
- 6,415
- 651
- Quảng Ninh
- THPT Lê Hồng Phong
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
2 HÀNH ĐỘNG CỦA CHA MẸ TƯỞNG NHƯ BÌNH THƯỜNG NHƯNG ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN ĐẾN TRẺ
1.La mắng, đánh đập trẻ chỉ mang lại kết quả xấu
Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con mình là rất quan trọng. Khi cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực như giận dữ, quát mắng, chửi thề, mất tự chủ… hoặc áp dụng phương pháp trừng phạt như đòn roi, không cho ăn cơm hay dọa cho ra đường, để đi bụi đời… đặc biệt là với những đứa trẻ ngang bướng là phương pháp hoàn toàn sai lầm.
Hành động của cha mẹ như vậy có thể khiến trẻ có thái độ chống đối và những việc làm tiêu cực khác. Nhiều trường hợp trẻ phải nói dối bố mẹ về chuyện điểm số, hay việc đến lớp học thêm.
Đánh con không giải quyết được vấn đề. Chúng sẽ hiểu rằng người ta có thể giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực. Khi bạn quát bé, bé có thể cũng quát lại bạn. Cảm xúc này ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn khi bé lớn lên. Nếu lỡ làm vậy, cha mẹ nên thành thật xin lỗi trẻ và sửa chữa về sau.
Những thái độ, hành động tiêu cực trên của cha mẹ vô tình đã bạo lực tâm lý trẻ. Nhiều em bị cha mẹ la mắng, xúc phạm nhiều quá đã trở nên lầm lì, ít nói, không chịu giao lưu với người khác (dấu hiệu của trầm cảm). Nghiêm trọng hơn, có trẻ đã tự bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội và có hành vi tự sát.
Chia sẻ cùng con, lắng nghe những vướng mắc, băn khoăn, lo nghĩ của con để tìm cách tháo gỡ vấn đề làm cho tâm lý cha mẹ và con được thoải mái. Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình được gần bên nhau, chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa. Cảm giác được bố mẹ quan tâm, động viên, giúp đỡ làm trẻ cảm thấy ấm áp và tự tin hơn trong học tập và rèn luyện.
2. So sánh con với bạn bè
Con bị cô giáo phê bình, điểm kém. Cha mẹ không giữ được bình tĩnh, luôn miệng phàn nàn và so sánh con với người khác là một trong những lỗi hầu như phụ huynh nào cũng mắc phải.
Tác hại của việc so sánh này là nhiều trẻ sẽ có tâm lý tự ti, mặc cảm về bản thân như "Dù có cố gắng thế nào thì mình sẽ chẳng bao giờ được bằng các bạn". Xin hãy ghi nhớ, đừng bao giờ đem con mình ra để so sánh với những đứa trẻ khác. Những kiểu so sánh “khiêu binh khích tướng” như vậy không những không có tác dụng mà còn làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và phá vỡ mối quan hệ của con với người được so sánh. Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách, phẩm chất, tài năng nhất định và không trẻ nào giống trẻ nào.
Nguồn: Sưu tầm
1.La mắng, đánh đập trẻ chỉ mang lại kết quả xấu
Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con mình là rất quan trọng. Khi cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực như giận dữ, quát mắng, chửi thề, mất tự chủ… hoặc áp dụng phương pháp trừng phạt như đòn roi, không cho ăn cơm hay dọa cho ra đường, để đi bụi đời… đặc biệt là với những đứa trẻ ngang bướng là phương pháp hoàn toàn sai lầm.
Hành động của cha mẹ như vậy có thể khiến trẻ có thái độ chống đối và những việc làm tiêu cực khác. Nhiều trường hợp trẻ phải nói dối bố mẹ về chuyện điểm số, hay việc đến lớp học thêm.
Đánh con không giải quyết được vấn đề. Chúng sẽ hiểu rằng người ta có thể giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực. Khi bạn quát bé, bé có thể cũng quát lại bạn. Cảm xúc này ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn khi bé lớn lên. Nếu lỡ làm vậy, cha mẹ nên thành thật xin lỗi trẻ và sửa chữa về sau.
Những thái độ, hành động tiêu cực trên của cha mẹ vô tình đã bạo lực tâm lý trẻ. Nhiều em bị cha mẹ la mắng, xúc phạm nhiều quá đã trở nên lầm lì, ít nói, không chịu giao lưu với người khác (dấu hiệu của trầm cảm). Nghiêm trọng hơn, có trẻ đã tự bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội và có hành vi tự sát.
Chia sẻ cùng con, lắng nghe những vướng mắc, băn khoăn, lo nghĩ của con để tìm cách tháo gỡ vấn đề làm cho tâm lý cha mẹ và con được thoải mái. Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình được gần bên nhau, chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa. Cảm giác được bố mẹ quan tâm, động viên, giúp đỡ làm trẻ cảm thấy ấm áp và tự tin hơn trong học tập và rèn luyện.
2. So sánh con với bạn bè
Con bị cô giáo phê bình, điểm kém. Cha mẹ không giữ được bình tĩnh, luôn miệng phàn nàn và so sánh con với người khác là một trong những lỗi hầu như phụ huynh nào cũng mắc phải.
Tác hại của việc so sánh này là nhiều trẻ sẽ có tâm lý tự ti, mặc cảm về bản thân như "Dù có cố gắng thế nào thì mình sẽ chẳng bao giờ được bằng các bạn". Xin hãy ghi nhớ, đừng bao giờ đem con mình ra để so sánh với những đứa trẻ khác. Những kiểu so sánh “khiêu binh khích tướng” như vậy không những không có tác dụng mà còn làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và phá vỡ mối quan hệ của con với người được so sánh. Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách, phẩm chất, tài năng nhất định và không trẻ nào giống trẻ nào.
Nguồn: Sưu tầm