Giúp bạn cải thiện khả năng nói

T

tanpopo_98

hj`

Đây là kinh nghiệm của một người đã từng là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và hiện là giáo viên Anh Văn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh mà mình rất tâm đắc!

Listening: Tôi thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.

Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt!
Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!

Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!) Mình thích cái này nhất! ^^ :x :x
Vocabulary & grammar: Học tốt cả
 
T

tanpopo_98

5 Câu hỏi để bắt đầu cuộc hội thoại một cách tự nhiên nhất

Bạn đã biết cách bắt đầu một cuộc hội thoại với người nước ngoài một cách tự nhiên nhất chưa?Xin giới thiệu 5 loại câu hỏi phổ biến nhất để bạn có thể bắt đầu bất cứ một cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh nào. Đây là những câu hỏi quen thuộc nhất sẽ giúp các bạn có được những thông tin cơ bản về một ai đó trong lần đầu nói chuyện:

- What is your name? (Tên bạn là gì?)
- Where are you from? (Bạn từ đâu đến?)
- Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)
- What do you do? (Bạn làm nghề gì?)
- What do you like doing in your free time?/ What are your hobbies? (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi/ sở thích của bạn là gì?)
Chúng ta hãy đi vào chi tiết từng loại câu hỏi để có thể kéo dài thêm cuộc hội thoại nhé.
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->"What is your name?" (Tên bạn là gì?)
Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:
- That's an interesting name. Is it Chinese / French / Indian, etc.?
(Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Trung/ Pháp/ Ấn Độ….vậy?)
- Who gives you that name? Your father or mother, so on?
(Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố bạn hay là mẹ?)
- Does this name have any special meaning?
(Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?)
- It's a pleasure to meet you. Where are you from?
(Rất vui khi quen biết bạn. Bạn đến từ đâu vây?)

2. "Where are you from?" (Bạn từ đâu đến?)
- Where is XYZ?
(XYZ là ở đâu vậy?)
- What is XYZ like?
(XYZ trông như thế nào?)
- How long have you lived there?
(Bạn sống ở đó bao lâu rồi?)
- Do you like living here?
(Bạn có thích sống ở đó không?)

3. "Where do you live?"(Bây giờ bạn sống ở đâu?)
- Do you live in an apartment or house?
(Bạn sống ở nàh riêng hay là chung cư?)
- Do you like that neighborhood?
(Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?)
- Do you live with your family?
(Bạn có sống với gia đình bạn không?)
- How many people live there?
(Có bao nhiêu người sống với bạn?)

4. "What do you do?" (Bạn làm nghề gì?)
- Do you graduate from the school?
(Bạn đã ra trường chưa?)
* Nếu câu trả lời là No thì các bạn có thể hỏi tiếp
- What school are you learning?
(Bạn đang học ở trường nào?)
- What is your major?
(Chuyên ngành chính của bạn là gì?)
* Nếu câu trả lời là Yes bạn có thể tiếp tuc
- Which company do you work for?
(Bạn đang làm việc cho công ty nào?)
- How long have you had that job?
(Bạn làm công việc đó được bao lâu rồi?)
- Do you like your job?
(Bạn có thích công việc đó không?)
- What's the best / worst thing about your job?
(Điều tuyệt vời nhất/ tồi tệ nhất của công việc đó là gì?)
- What do you like best / least about your job?
(Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất trong công việc của bạn?)

5. Hobbies / Free Time (Sở thích và thời gian rảnh rỗi)
Khi hỏi về sở thích của ai đó những câu hỏi thường thấy là:
- What do you like doing in your free time?
(Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?)
- Can you play tennis / golf / soccer / etc.?
(Bạn có thể chơi tennis/ golf/ bóng đá…không?)
+ How long have you played tennis /golf /soccer /etc.?
(Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá được bao lâu rồi?)
+ Who do you play tennis /golf /soccer /etc. with?
(Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá với ai vậy?)
- What kind of films / food do you enjoy?
(Bạn thích loại phim/ loại thức ăn nào?)
+ Where do you often go to watch movies?
(Bạn thường đi xem phim ở đâu?)
+ How often do you watch films / eat out?
(Bạn có thường xuyên đi xem phim hay đi ăn ngoài không?)
+ Who do you often go with?
(Bạn thường đi với ai?)

Với việc ghi nhớ những câu hỏi đơn giản như vậy bạn cũng có thể duy trì cuộc nói chuyện của mình trong một khoản thời gian dài mà bạn không phải lo lắng gì nữa. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể làm chủ tiếng Anh nhanh nhất có thể nhé. Chúc các bạn thành công!
 
T

tanpopo_98

Bí quyết nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh

Bí quyết nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh
Bạn đã học tiếng Anh được bao lâu? Bạn có đủ tự tin để nói tiếng Anh không, đặc biệt là nói qua điện thoại, khi mà bạn không thể nhìn thấy người khác? Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn một số bí quyết nhỏ để mỗi lần nhấc điện thoại lên gọi, bạn không phải băn khoăn về cách diễn đạt ngôn ngữ.

1. Nói chậm và rõ ràng

Nghe điện thoại bằng ngoại ngữ có thể là một thách thức lớn bởi bạn không thể nhìn thấy người mà bạn đang nói chuyện cùng. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn đối với người nghe ở đầu dây bên kia bởi có thể họ cũng cảm thấy không hiểu hết ý bạn nói. Bạn có thể không nhận ra rằng cách phát âm của bạn không rõ, bởi ở trên lớp học, giáo viên và bạn bè đã biết và hiểu bạn. Hãy chú ý đặc biệt tới những phần bạn thấy là mình yếu nhất khi nói chuyện ( như các âm "r's" và "l's" hay "b's" và "v's"). Nếu bạn thấy lo lắng khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh bạn có thể dễ nhận thấy rằng bạn đang nói rất nhanh. Vì vậy, hãy luyện tập và viết ra những điều bạn sẽ nói và hãy thở sâu một vài lần trước khi nhấc máy điện thoại lên.

2. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu người nói

Đừng giả vờ hiểu tất cả mọi điều mà bạn nghe thấy qua điện thoại. Thậm chí ngay cả người bản ngữ đôi khi cũng vẫn phải yêu cầu nhắc lại và xác nhận lại thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang nghe hộ điện thoại cho người khác. Hãy học những cách diễn đạt mà người bản ngữ thường dùng khi họ không nghe rõ người khác nói. Đừng e ngại việc nhắc nhở người khác giảm tốc độ nói. Hãy để điện thoại tránh xa những nơi có tiếng ồn, có thể gây ra sự mất tập trung như tivi hay đài.

3. Hãy luyện tập với một người bạn

Hãy luyện tập cách nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh với bạn mình. Bạn có thể chọn ra một buổi tối trong tuần, gọi điện cho nhau vào một khoảng thời gian nào đó. Hãy cố gắng nói trong vòng ít nhất 15 phút. Bạn có thể nói những điều thường ngày hoặc đóng vai trong các tình huống thương mại giả định. Nếu không, bạn cũng có thể luyện bằng cách đặt hai chiếc ghế quay lưng vào nhau và nói chuyện với nhau. Điều quan trọng khi luyện nói chuyện điện thoại là bạn không thể nhìn thấy miệng của người kia.

4. Gọi điện và nghe lời nhắn.

Có rất nhiều cách đơn giản để luyện tập kỹ năng nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh. Sau những giờ làm việc, bạn có thể gọi điện và nghe những lời nhắn đã được ghi sẵn. Lần đầu tiên, hãy viết ra những gì bạn nghe được, sau đó gọi lại và kiểm tra độ chính xác. Hãy sử dụng điện thoại hàng ngày. Gọi cửa hàng mang bánh pizza đến thay vì đi ra ngoài ăn. Gọi đặt chỗ ở tiệm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí bạn cũng có thể gọi điện tới rạp chiếu phim để hỏi về danh sách các bộ phim đang được công chiếu thay vì xem thông tin trên báo.

5. Học những quy tắc nói chuyện điện thoại
Cách bạn nói chuyện điện thoại với bạn thân không giống như khi nói với đối tác trong công việc. Rất nhiều người mắc sai lầm vì đã quá “thẳng thắn” và “bộc trực” qua điện thoại. Có thể người nghe sẽ nghĩ bạn thô lỗ và không lịch sự nếu bạn không sử dụng những ngôn từ trang trọng trong những tình huống nhất định. Đôi khi chỉ cần một từ như “could” hoặc “may” cũng đủ tạo nên ý nghĩa trang trọng trong lời nói. Bạn nên sử dụng cùng những động từ khuyết thiếu vẫn thường sử dụng trong các tình huống “mặt đối mặt”. Hãy dành thời gian để học cách trả lời điện thoại và chào tạm biệt thật lịch sự, cũng như các cách khác nhau để bắt đầu và kết thúc cuộc thoại thông thường

6. Hãy luyện tập cách nói ngày tháng và con số.

Ngày tháng và con số thường hay được sử dụng trong khi nói chuyện điện thoại. Chỉ mất một chút thời gian để nhớ mặt chữ nhưng bạn cũng nên dành thì giờ để nói to ra những từ chỉ ngày tháng và các con số. Bạn cũng có thể viết ra giấy các từ đó và lần lượt đọc cho nhau nghe qua điện thoại. Hãy ghi lại những gì bạn nghe thấy, trao đổi cho nhau để kiểm tra lại.
 
T

tanpopo_98

tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mĩ

Brittney từ Hoa Kỳ hỏi: Tôi là một sinh viên Mỹ muốn xin việc làm tại Anh sau khi học xong. Tôi không hiểu sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ có quá lớn cho ý định chuyển từ Mỹ sang Anh làm việc hay không vì tôi biết là có những điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều khác biệt.
Alex Gooch trả lời:
Chào Brittney. Bạn nói đúng. Có những điểm khác biệt nổi tiếng giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ nhưng sự khác biệt đó sẽ không phải là một vấn đề lớn nếu bạn tới Anh làm việc.
Trước hết là một vài điểm khác biệt chính về GRAMMAR - Ngữ pháp - giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ. Sau đây là hai khác biệt chính
Trước hết là khi người Mỹ dùng từ 'just', 'already' hay 'yet' trong câu, họ thường dùng thì quá khứ đơn giản- the simple past tense, trong khi tại Anh thì chúng tôi thường dùng thì hiện tại hoàn thành - the present perfect.
Vì vậy, một người Mỹ sẽ có thể nói :
"I already had lunch."
"She didn't arrive yet."
Còn một người Anh thì sẽ nói là:
"I've already had lunch." - đó là câu nói ngắn của "I have already had lunch."
Hay...: "She hasn't arrived yet."

Đồng thời tại Anh, chúng tôi thường dùng 'have got' hay 'has got' khi nói về sở hữu, trong khi người Mỹ thì thường hay dùng 'have' hay 'has'.
Vì vậy, ví dụ, tiếng Anh Mỹ, chúng ta có thể nói:
"I have a new car."
Còn trong tiếng Anh Anh thì thường là:
"I've got a new car."

Về nghĩa thì hai câu đều giống nhau, có khác nhau một chút về ngữ pháp thôi.
Đó là hai khác biệt chính cùng một vài khác biệt nhỏ khách nhưng thực sự mà nói thì những khác biệt này hầu như không làm cho người Anh và người Mỹ không hiểu nhau.
Mặt khác thì những khác biệt về mặt VOCABULARY - Từ vựng - giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ lớn hơn về mặt ngữ pháp, nhưng chúng cũng hầu như ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Nhiều từ khác nhau giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ là những từ không trịnh trọng hay là những từ lóng. ...
Chẳng hạn, tôi cho rằng nhiều người Mỹ có thể không quen với một từ lóng của Anh 'naff', có nghĩa là 'un-cool' - tạm dịch không thời thượng - hay 'poor-quality' - chất lượng kém.
Mặt khác, một người Anh có thể bị nhầm lẫn khi nghe câu này:
"The café is kitty-corner to the pharmacy."
Nó có nghĩa là quán cà phê nằm chéo góc bên kia đường với hiệu thuốc vì tiếng Anh Anh không có từ 'kitty-corner'.
Một ví dụ khác là về cách nói giờ...
Nếu muốn nói 2:45 - 2h45 tại Anh, chúng ta có thể nói:
"Quarter to three", hay 3:15 - 3h15 có thể nói "Quarter past three".
Trong khi đó, tại Mỹ, nói giờ như sau:
"Quarter of three" để chỉ 2:45, hay "Quarter after three" để chỉ 3:15.
Đây là một khác biệt nhỏ và nó sẽ không gây hiểu lầm và người ta có thể dễ dàng quen với cách nói khác nhau này.
Cũng có những khác biệt về SPELLING.
Một ví dụ là cách viết động từ 'to practise'- luyện, tập luyện:
Trong tiếng Anh Anh, từ này được viết với chữ 'S', P-R-A-C-T-I-S-E.
Còn trong tiếng Anh Mỹ, nó được viết với chữ 'C', P-R-A-C-T-I-C-E.
Còn nhiều ví dụ khác về cách viết hơi khác nhau, nhưng 99% là người Mỹ và người Anh có thể hiểu nhau. Tại Anh chiếu rất nhiều phim và chương trình truyền hình của Mỹ, và người Anh nghe những bài hát của các ca sĩ Mỹ nữa nên tiếng Anh Mỹ nói chung là khá quen thuộc với người Anh.
Nhưng có lẽ điều này lại không phải như vậy với người Mỹ tới Anh vì tôi cho rằng người Mỹ ít xem phim hay chương trình truyền hình của Anh.
Tôi cũng cần phải nói thêm rằng tiếng Anh ở các địa phương có thể cũng là một điều bạn cần phải nghĩ tới. Không phải tất cả mọi người Anh đều nói giống James Bond.
Có một số ngữ điệu các vùng khác nhau tại Anh mà bạn ít khi nghe thấy trên phim hay truyền hình và có thể là hơi khó thích nghi hơn.
Tuy nhiên tôi muốn nói rằng nhiều người Mỹ sống và làm việc tại Anh và họ không gặp phải vấn đề về ngôn ngữ.
Vì thế lời khuyên của tôi với Brittney là đừng lo nhé, sẽ chẳng có vấn đề gì đâu!
Alex Gooch là giáo viên dạy tiếng Anh từ 10 năm nay. Ông dạy tại Ba Lan, Thụy Sĩ và gần đây dạy tại một số trường Đại học của Anh.
 
T

tanpopo_98

Những lý do khiến bạn ngại học tiếng Anh

Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn.
Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé.

Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!".
Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.
Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.
Môi trường thực tập: Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học rất nhiều văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.
"Bí kíp": đơn giản thôi!
Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.
Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.
Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...
Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.
Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong gia đình.
Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào mà chính bản thân cũng không biết đâu.
Sưu tầm
 
D

dangkhai_99

Wa! Tâm phục khẩu phục! Bạn đúng là "siêu nhân"!
Mà cái này là bạn tự rút ra à?
 
T

tanpopo_98

thành ngữ "NO"

[Thành ngữ] “NO"
"No” - một trong những từ quen thuộc nhất trong tiếng Anh. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết nghĩa từ này khi sử dụng trong các câu thành ngữ? Hãy cùng Global Education tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
1. No laughing matter: rất nghiêm túc
Ví dụ:
Wait till you're stuck on a train outside the station for 3 hours. You'll see it's no laughing matter (Hãy chờ cho đến khi con bị kẹt trong tàu lửa bên ngoài trạm xe lửa trong 3 giờ đồng hồ. Con sẽ thấy nó không phải là chuyện đùa đâu).
2. There's no fool like an old fool = ngay cả một ai đó đã lớn tuổi không có nghĩa là họ sẽ không phạm các sai lầm ngớ ngẩn
Ví dụ:
I can't believe my grandpa is going to marry a woman 30 years younger than him. But
you know what they say, there's no fool like an old fool. (Tôi không thể tin rằng ông tôi sẽ cưới một người phụ nữ trẻ hơn ông 30 tuổi. Nhưng bạn biết câu mọi người thường nói không, không phải lúc nào người già cũng luôn đúng).

3. There's no time like the present = tốt hơn nên thực hiện việc gì đó ngay bây giờ hơn là để đó đến khi trễ vì bạn có thể không thực hiện nó, việc hôm nay chớ để ngày mai.
Ví dụ:
No, you can't leave your homework until Sunday evening. Who knows what might happened over the weekend. Come now, there's no time like the present, is there? (Không, con không thể để bài tập đến tối Chủ nhật. Không ai biết được cái gì sẽ xảy ra vào cuối tuần. Hãy nhớ rằng việc hôm nay chớ để ngày mai, nhé?)
4. No ifs and buts = nói nếu bạn không muốn tranh cãi với ai đó và bạn muốn họ thực hiện cái bạn bảo họ
Ví dụ:
Mother: Turn off the TV and get upstairs now and tidy your room. (Mẹ: Tắt tivi, lên lầu và dọn phòng con ngay).
Son: But mum… (Con: Nhưng mẹ ơi…)
Mother: No ifs and buts. Just do it. (Mẹ: Không nhưng nhị gì cả. Làm ngay đi).
5. No news is good news = nếu bạn chưa nhận được bất kỳ thông tin về ai hoặc điều gì đó bởi vì không có gì xấu đã xảy ra nếu không bạn đã được báo về nó trước đó
Ví dụ:
I still haven't heard if I've got the job but I suppose no news is good news. (Tôi vẫn chưa nhận được tin trúng tuyển nhưng tôi nghĩ rằng không có tin có nghĩa là tin tốt).
6. In no time = rất nhanh hoặc rất sớm
Ví dụ:
I know you're hungry but don't worry, dinner will be ready in no time. (Mẹ biết con đói bụng nhưng đừng lo, bữa tối sẽ được dọn ran gay thôi).
7. A no-no = cái gì đó mà không thích hợp hoặc không được chấp nhận
Ví dụ:
They're really anti-smoking so lighting up in their house is a real no-no. (Thật ra họ bài trừ thuốc lá vì vậy không thể hút thuốc trong nhà họ được)..
8. No hard feelings = không cảm thấy tức giận với ai đó sau một cuộc tranh cãi hoặc bất hòa
Ví dụ:
Sorry about what I said yesterday. No hard feelings, OK? (Xin lỗi về những gì tôi nói ngày hôm qua. Đừng để bụng nhé!)
9. Make no bones about something = không thử để giấu các cảm xúc về cái gì đó mà bạn không thích
Ví dụ:
The waiters were rude and the food was awful. And she made no bones about telling the manager about it. (Những người phục vụ thật bất lịch sự và thức ăn quá dở. Bà ấy không thể không góp ý với người quản lý về điều này).
10. Cut no ice with someone = không gây cho ai đó thay đổi quan điểm hoặc quyết định
Ví dụ:
I don't want to hear another one of your stories about why you're late. Your excuses cut no ice with me. (Tôi không muốn nghe bất kỳ lý do nào nữa về việc anh đi làm trễ. Không lời giải thích nào của anh được chấp nhận nữa đâu).
11. A no-go area = một nơi mà bạn không được phép đi đến
Ví dụ:
That room is for the teachers only. It's a no-go area for us students. (Đây là phòng dành cho giáo viên. Nó là khu vực cấm học sinh chúng tôi).
Chúc các bạn sớm sử dụng thành thạo các thành ngữ với “NO”!
 
T

tanpopo_98

Bí quyết trở thành một người học Tiếng Anh thông minh

Bí quyết trở thành một người học thông minh


Đăng ký tham gia các lớp ngoại ngữ là cách học tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng: Tôi muốn học tiếng Anh nên tôi đăng ký tham gia một khoá học ngoại ngữ. Tôi sẽ trả một khoản tiền, tới lớp học vài tiếng một tuần và khi học xong tôi sẽ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn biết cách lựa chọn và khai thác khoá học một cách thông minh và hiệu quả.
Ở Việt Nam, tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khoá. Điều này đồng nghĩa với việc người học dành khá nhiều thời gian học tiếng Anh trên lớp (ở trường cấp II, cấp III, đại học và các trung tâm tiếng Anh). Tuy nhiên, không phải bất cứ ai theo học các lớp ngoại ngữ đều có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự kém hiệu quả trên.

· Nghe cách dùng tiếng Anh thiếu chuẩn xác: Không phải học viên nào trong lớp bạn cũng có cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng chuẩn xác. Bạn sẽ không thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình khi tiếp xúc với những học viên như vậy.
· Không có nhiều cơ hội luyện giao tiếp bằng tiếng Anh: Thông thường một lớp ngoại ngữ có khoảng 10-20 học viên nên bạn sẽ có ít cơ hội nói tiếng Anh. Những lớp học như vậy không thể giúp bạn rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Học một quyển giáo trình khô khan và buồn tẻ: Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đều sử dụng giáo trình có sẵn vì họ sẽ không phải soạn bài trước khi lên lớp mà chỉ cần dạy lần lượt các bài trong giáo trình. Tuy nhiên sử dụng giáo trình có sẵn một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ khiến việc học tiếng của học viên trở nên buồn tẻ và không hiệu quả.
· Học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, chẳng hạn “thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói”. Tuy nhiên, có không ít học viên thuộc làu các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không đặt nổi một câu ví dụ sử dụng các nguyên tắc ấy dù vốn từ của họ không hề hạn chế chút nào. Bạn không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên khi bạn chỉ học các nguyên tắc mà không thực hành sử dụng chúng trong thực tế.
· Làm bài tập ngữ pháp quá nhiều: Sau khi học các nguyên tắc ngữ pháp, giáo viên thường giao cho bạn một số bài tập liên quan như điền vào chỗ trống hay lựa chọn phương án đúng. Những bài tập ngữ pháp như vậy chỉ có hai tác dụng chính: 1) nhắc lại lý thuyết về ngữ pháp đã học, 2) kiểm tra tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên việc kiểm tra viết này có rất ít tác dụng với việc nâng cao khả năng nghe nói của bạn.
Bài tập về nhà chỉ tập trung vào ngữ pháp hay viết luận: Thông thường bài tập về nhà của bạn là bài tập ngữ pháp hoặc viết luận mà ít khi chú trọng đến các kỹ năng cần thiết cho việc nghe nói tiếng Anh. Chủ đề của những bài luận nhiều khi bất hợp lý nên không thể cung cấp ngữ liệu để bạn có thể nghe nói tốt hơn. Không những thế, những bài tập về nhà dạng này khiến bạn càng thêm chán nản khi học tiếng Anh.
· Không phải lớp ngoại ngữ nào cũng rèn cho bạn cách phát âm chuẩn, yếu tố hết sức cần thiết để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều giáo viên bỏ qua việc rèn ngữ âm cho học viên vì việc này quá mất thời gian. Một số giáo viên chữa những lỗi bạn mắc khi bạn nói nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tránh lặp lại lỗi tương tự. Không những thế rất ít giáo viên dạy cho học viên về các âm trong tiếng Anh cũng như cách sử dụng từ điển để học cách phát âm một từ.
· Không phải giáo viên nào cũng khuyến khích bạn đọc các tài liệụ tiếng Anh, mua một quyển từ điển Anh-Anh chuẩn hay nghe tin/băng tiếng Anh. Không ít giáo viên chỉ trung thành với quyển giáo trình sẵn có và cho học viên làm những bài tập trong đó.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi những điều bất hợp lý này vì bạn là người học và tương lai là người trực tiếp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp.
· Thay vì chỉ học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, thử thoại bằng những ví dụ minh hoạ trong giáo trình. Bên cạnh đó, nghe và đọc tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn học cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả.
Chúc bạn đủ tự tin và kiên nhẫn để trở thành một người học thông minh.
 
T

tanpopo_98

Bí quyết ghi điểm khi thi môn tiếng Anh

Bí quyết ghi điểm khi thi môn tiếng Anh

Bài đọc hiểu – coi chừng mất điểm oan
Trong đề thi tiếng Anh, thường có từ 1 đến 2 bài đọc chiếm tỉ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Mục đích của người ra đề thi là thí sinh phải hiểu được sơ lược nội dung của bài viết và trả lời được các câu hỏi liên quan đến (WH- Questions): Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Và vì sao?


Ở những bài đọc dạng này, đọc để hiểu được tường tận thì khó nhưng đọc để trả lời được các câu hỏi của bài thi thì không hẳn là quá khó khăn. Tuy nhiên nhiều thí sinh mất điểm oan khi làm bài đọc, một số lỗi thí sinh hay mắc phải đó là:
- Cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn.
- Dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ngay ra đáp án phù hợp.
- Làm theo thứ tự câu hỏi (tư duy truyền thống là câu hỏi sẽ được hỏi tuần tự theo bài đọc) thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành (vì là bài thi trắc nghiệm khách quan nên các câu hỏi được đảo vị trí, đảo trật tự câu).
- Chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ trong câu hỏi dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Ví dụ: Trong câu số 8, 9 và câu 18 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009)

Question 8: The author refers to all of the following notions to describe Modern Times EXCEPT “______”.
A. entertainment B. satire C. criticism D. revolution
Đáp án của câu này là: D. revolution. Một cách dễ hiểu nhất là câu này không xuất hiện trong bài. Những dạng câu hỏi như thế này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding…hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do not refer…

Mất điểm trong phần câu hỏi ngữ âm, dấu trọng âm
Trong đề thi, phần thi này chỉ chiếm 5 câu hỏi tuy nhiên thang điểm của phần này lại chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm của bài thi. Phần ngữ âm và dấu trọng âm thường gây khó khăn cho không ít thí sinh khi làm bài thi xuất phát từ một số yếu tố sau:
- Tâm lí e ngại khi gây tiếng ồn nên cố gắng đọc thầm hoặc đọc thật nhỏ. Khi làm bài thi, trong phần này nếu thí sinh không đọc bật hơi (phát thành tiếng) các từ vựng trong câu hỏi thì khó mà xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra các đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn.
- Cố tìm ra cách đọc thay vì tìm hiểu kĩ cấu âm của từ vựng đó: sự liên kết giữa các phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm ghép, âm câm, âm vô thanh/hữu thanh…Vì vậy, trước khi đọc bật hơi thí sinh cần phân loại được các cấu âm của từ vựng chủ động ghi nháp dấu trọng âm của các từ trong câu hỏi.
- Thí sinh không mở rộng nhóm từ, từ loại hoặc các từ có cách đọc giống nhau mà chỉ giới hạn trong 4 đáp án cho sẵn. Ví dụ: Trong câu 11 (Mã đề thi 105 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2008).

Câu 11: A. apply B. persuade C. reduce D. offer
Khi đọc bật thành tiếng các từ này thí sinh sẽ dễ dàng có được: a`pply; per`suade; re`duce (bổ sung thêm từ: ac`cept) trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2, còn `offer (trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất, bổ sung thêm từ: `access). Thử tưởng tượng nếu chỉ đọc thầm các từ trên các thí sinh sẽ mất bao nhiêu thời gian để tìm ra cách đọc khác? Để rèn luyện và ghi điểm với phần này thí sinh nên học các đọc từ từ các phần mềm từ điển (Longman, Cambridge hoặc Oxford Dictionary) hoặc các từ điển trực tuyến khác.

Chọn phương án có sát nghĩa với câu cho sẵn
Phần thi này đòi hỏi kĩ năng viết câu đúng của thí sinh, và trong đề thi hằng năm thường chiếm tỉ lệ từ 8-15% tổng điểm. Ở dạng câu hỏi này chỉ một số thí sinh có khả năng ghi điểm tối đa còn phần lớn chọn đáp án một cách thụ động và may rủi, đâu là thách thức?
- Phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết để chuyển dịch do đó về cơ bản cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ … cũng thay đổi theo.
- Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised …
- Câu hỏi sử dụng các câu giả định ở dạng đặc biệt và các câu đảo ngữ tạo ra những câu hỏi bẫy “trapped questions”. Trong trường hợp này thí sinh cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu từ đó phân tích các mệnh đề chính qua đó tìm ra ý nghĩa của câu so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp. Ví dụ: Trong câu 72 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009)

Question 72: He survived the operation thanks to the skilful surgeon.
A. He survived because he was a skilful surgeon.
B. Though the surgeon was skilful, he couldn’t survive the operation.
C. There was no skilful surgeon, so he died.
D. He wouldn’t have survived the operation without the skilful surgeon.
Đán án đúng: D. Đây là dạng câu giả định có một mệnh đề chính với một mệnh đề phụ sử dụng cụm liên từ nói tắt. Rõ ràng, một mệnh đề phủ định cộng với liên từ “without” đã làm thay đổi ý nghĩa của câu tạo ra (phủ định + phủ định = khẳng định).

Các bạn hãy bình tĩnh và làm bài thi thật tốt nhé!
 
T

tanpopo_98

Tạo thói quen học tập tốt cho các kì thi

Đi thi có thể là một khoảng thời gian căng thẳng và lo lắng nhất trong cuộc đời của bất kì sinh viên nào. Bạn có biết rằng chỉ với việc quản lý một chút ít thời gian trong năm học, bạn không chỉ giảm thiểu căng thẳng vào thời kỳ thi mà lại có thể tăng hết năng suất làm bài và đạt kết quả cao. Dưới đây là một vài bước cho những ai đã đang và sẽ phải tham gia các kì thi.

Hãy mua thêm một cuốn sổ tay cho mỗi môn vào đầu năm học để khi bạn hoàn thành một chương trong lớp, bạn ghi chú lại ngay lập tức và tóm lược trong cuốn sách đó. Công việc ở trên lớp vẫn sẽ trong tâm trí của bạn để khi đến kỳ thi bạn chỉ việc mang sổ tay ra xem lại mà không cần mất nhiều công sức. Viết ra những điểm chính bạn đã học được từ mỗi bài học vào một tờ ghi chú riêng vì điều này giúp tâm trí của bạn giữ lại những ý quan trọng trong ngày và vào cuối tuần nhìn qua lại các tờ ghi chú. Hãy nhờ người thân hoặc bạn bè của bạn kiểm tra kiến thức cho bạn dựa vào những tờ ghi chú đó.

1. Hãy thu âm những ghi chú của bạn vào máy thu âm hoặc các thiết bị khác để bạn có thể nghe lại chúng vào những lúc rảnh rỗi, hãy tập trung vào các từ quan trọng và cố gắng ghi nhớ chúng khi bạn nghe chúng. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nghe âm thanh trong khi ngủ có thể giúp cải thiện trí nhớ.

2. Hãy học cách lập bản đồ tư duy hay dùng Powerpoint và các công cụ ghi nhớ khác để giúp bạn trong khi học. Bản đồ tư duy rất hữu ích khi bạn dùng để ghi lại những ý chính theo một cách khoa học và hợp lí nhất.

3. Ngay sau khi bạn học xong một chủ để nào đó, hãy kiếm thêm những sách hoặc các nguồn tham khảo khác từ thư viện hay trên Internet để có thêm thông tin về chủ đề đó. Hãy ghi chú lại những chỗ hay và cần thiết để phục vụ cho các kì thi sau đó.

4. Đừng viết lại kiến thức bằng những bài luận dài, hãy chỉ ghi lai những điểm cơ bản nhưng cũng phải đầy đủ các ý chính. Trong trường hợp đi thi, bạn không có thời gian để đọc toàn bộ cả một bài luận dài vì thế hãy tập viết tóm tắt chi tiết ngay từ đầu.

5. Hãy chọn những giờ học cụ thể trong một ngày khi mà bạn không cảm thấy mệt mỏi hay đói bụng. Nếu bạn học trong một thời gian dài, hãy nhớ là phải nghĩ ngơi hay thư giãn để lấy lại năng lượng.

6. Hãy học theo nhóm. Khi học tập theo nhóm bạn có thể chia sẻ các ghi chú, ý kiến hay suy nghĩ của mình hoặc là làm sao để giải quyết hay hiểu một vấn đề cụ thể. Hãy chắc chắn tuân thủ các quy tắc của lớp học về công việc nào có thể làm việc theo nhóm công việc nào không được.

7. Khi chọn một môn cụ thể để học, hãy chọn môn học khó nhất hoặc là môn học bạn cảm thấy ít hứng thú nhất. Hãy làm chủ nó và biết đâu bạn sẽ yêu thích nó hoặc ít nhất là bạn không phải lo lắng nhồi nhét chúng vào trong đầu trong một khoảng thời gian ngắn trước khi đi thi.

8. Hãy tự kiểm tra chính bạn bằng những bài kiểm tra của năm trước hay các nguồn tham khảo trong sách hay trên mạng trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy coi đó như là một kì thi thật và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết với một thái độ nghiên túc.

9. Hãy chuẩn bị một lịch trình những ngày đi thi để bạn có thể chuẩn bị từng môn học cho từng ngày thi cụ thể.

10. Và nhớ là hãy nghỉ ngơi hợp lý. Nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều để có thể tập trung khi bạn ngủ ít hơn 6 tiếng vào buổi tối hôm trước.

Bạn hãy thử áp dụng những cách trên vào việc học tập của mình và xem hiệu quả của chúng sau mỗi kì thi nhé. Chúc bạn thành công nha!
 
L

love_sunflower

bạn à,có thể giới thiệu cho mình trang web mà bạn nói ở trên ko?mình đang cần tìm khá nhiều tài liệu để học!!
Thanks bạn trước nha!!
 
T

tanpopo_98

[Ngữ pháp] Những động từ biểu hiện trạng thái

[Ngữ pháp] Những động từ biểu hiện trạng thái

Những động từ biểu hiện trạng thái (stative or state verbs) mô tả trạng thái (những sự việc mà không thay đổi một cách dễ dàng.
Ví dụ: Cái bạn tin tưởng vào, suy nghĩ về hoặc sở hữu - what you believe, think or own) hơn là một hành động (nhảy, nói chuyện hoặc mua bán - jump, talk or buy). Những động từ thường không được sử dụng ở dạng tiếp diễn (the continuous form - ing).
Những động từ biểu hiện trạng thái có thể được phân loại như sau:
Động từ về cảm xúc (Verbs of emotion):
care (quan tâm) feel (cảm thấy) hate (ghét)
like (yêu thích) loathe (ghê tởm) love (yêu thương)
need (cần) prefer (thích hơn) want (muốn)
Động từ nói về việc sở hữu (Verbs of ownership):
own (là chủ) have (có) possess (sở hữu)
Những động từ của những giác quan (Verbs of the senses)- thường được sử dụng với động từ "can":
hear (nghe) see (nhìn) smell (ngửi)
taste (nếm thử) touch (tiếp xúc)
Những động từ khác:
contain (chứa đựng) depend (phụ thuộc) matter (có ý nghĩa)
Một số động từ biểu hiện trạng thái có thể được sử dụng trong hình thức tiếp diễn nhưng ý nghĩa của nó sẽ thay đổi.
Ví dụ: To think - Suy nghĩ: Do you think so? (Stative - Is that your opinion? Is that the state of your belief?)
Bạn cũng suy nghĩ như vậy phải không? (Trạng thái - Đó là quan điểm của bạn phải không? Đó là sự tin tưởng của bạn phải không?) He's thinking about his friends in Poland (Dynamic - The action of thinking. His friends are in his thoughts, in his mind right now but he might be thinking of something else soon).
Anh ta đang nhớ về bạn bè tại Ba Lan (Thay đổi - Hành động nhớ về. Bạn bè đang trong tâm trí, suy nghĩ của anh ta lúc này nhưng anh ta có thể nhớ về những việc khác sau đó). To have - Có, sở hữu: He has got brown eyes (Stative - He possesses brown eyes. The colour is unlikely to change).
Anh ta có đôi mắt màu nâu (Trạng thái - Anh ta sở hữu một đôi mắt màu nâu. Màu sắc này khó mà thay đổi) He's having a pint of beer (Dynamic - The action of drinking. He might be drinking something else soon).
Anh ta đang uống một vại bia (Thay đổi - Hành động uống. Anh ta có thể uống thứ khác sau đó). To see - Nhìn, hiểu I don't see what you mean. (Stative - I don't understand what you mean).
Tôi không hiểu cái bạn nói. (Trạng thái - Tôi không hiểu cái bạn đề cập đến). She is seeing him next week. (Dynamic - She is meeting him).
Cô ta sẽ gặp anh ta vào tuần tới. (Thay đổi - Cô ta sẽ gặp anh ta).
 
T

tanpopo_98

[Ngữ pháp] 7 từ hay bị phát âm sai khi đọc tiếng Anh

[Ngữ pháp] 7 từ hay bị phát âm sai khi đọc tiếng Anh

Có lẽ rất hiếm khi bạn được giáo viên hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm học phát âm tiếng Anh chuẩn bằng cách tra lại những từ mà mình tưởng chừng đã biết và sử dụng nhiều lần. Và bạn sẽ có nhiều sự ngạc nhiên thú vị sau khi đọc bài viết này bởi nó là tập hợp những từ hay bị người học tiếng Anh phát âm sai nhiều nhất.

1.Purpose (mục đích): danh từ này có phiên âm là ['pəəs], không phải là ['pəouz] như nhiều người vẫn phát âm. Lí do của sự nhầm lẫn này là do người học mặc định những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz] v.v. nhưng thực ra hoàn toàn không phải và chúng ta vẫn có những ngoại lệ.

2.Heritage có cách phát âm là ['heritidʒ], với âm cuối cần được phát âm là /idʒ/ chứ không phải /eidʒ/ như nhiều bạn vẫn làm. Nguyên nhân là do nhiều người học tiếng Anh bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là /eidʒ/) vào từ “heritage” này.
3.Schedule: Hầu hết những người học tiếng Anh thiếu cẩn thận đều đọc từ này thành ['skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển, từ những từ điển thủ công nhất đến đại từ điển Oxford thì bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc: ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul].
4.Education cũng không phải là một ngoại lệ. Từ này có 2 cách đọc duy nhất: theo kiểu British English (tiếng Anh Anh) là [,edju:'kei∫n], và theo kiểu American English (tiếng Anh Mỹ) là [,edʒu:'kei∫n]. Nếu đọc lẫn lộn 1 trong 2 cách theo cách nhiều người Việt Nam vẫn đọc [,edu'kei∫n] thì chẳng ra Anh mà cũng không ra Mỹ, hơn nữa lại thể hiện trình độ tiếng Anh chưa sâu. Bạn cần hết sức tránh tình trạng này.
5.Build: Bạn vẫn đọc động từ này là [bjuld] phải không? Nếu tra từ điển bạn sẽ phải ngạc nhiên vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức âm chứ không phải âm [ju:] như nhiều người vẫn nghĩ. Sở dĩ phát âm sai là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang 2 bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả 2 chữ cái “u” và “i”.
6.Audition – một từ khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay – cũng là một ví dụ tiêu biểu của việc phát âm sai. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị các bạn đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Ngoài ra còn rất nhiều từ có âm “au” khác bị đọc nhầm thành [au] thay vì [ɔ:]. Các bạn cần lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là [ɔ:], ví dụ: because [bi'kɔz], August [ɔ:'gʌst], audience ['ɔ:djəns] v.v.
7.General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /'dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl].
Các bạn hãy lưu ý khi phát âm nhé!
 
L

love_sunflower

L

love_sunflower

mình trích một phần chia sẻ của thầy Duynhien bên diễn đàn englishtime.us cho mọi người cùng suy ngẫm nhé.:
LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH
(và nói chung: MỘT NGOẠI NGỮ)

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được.

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Và đây là bí quyết để Nghe:

A. Nghe thụ động:

1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
--------------
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.


Thầy mât cũng khá lâu rùi nhưng những bài thầy để lại thật sự rất ý ngĩa.!!!
 
L

love_sunflower

Đây là một câu trả lời của thầy duynhien cho một bạn học sinh.mọi người cúng suy ngẫm nhé:

Nghe thụ động và chủ động là hai công việc cần đi song song và bổ túc cho nhau. Em cũng hiểu rằng nghe thụ động thì cần thiết, nhưng vì không chú ý, nên tác dụng rất ít, nhưng có cái lợi là ta có thể dành thời gian cho nó thật nhiều. Trái lại, nghe chủ động thì cần phải chú tâm nên kết quả cao hơn, nhưng nhược điểm, ấy là thời gian rất có hạn.

Nghe thụ động thì có hai loại:
1. Nghe không chủ đích, nghĩa là gặp gì nghe nấy (các chương trình truyền hình, phim, vidéo clip, nhạc… ) dùng như một cách giải trí: cứ nghe tiếng Anh và enjoy như nghe nhạc không lời!

2. Nghe có chủ đích. Lựa những bài dài từ 1 đến 5 phút (xem phần dưới để xác định độ dài), và nhìn lướt qua (rất nhanh) để đếm xem không có quá 10 từ mà mình không biết. Những bài này em cho player chạy theo chế độ repeat. Sau một hai ngày, em sẽ lấy lại bài đó mà nghe chủ động, nghĩa là chăm chú nghe đồng thời viết lại các đoạn (cụm từ) mình nghe được, mà không thắc mắc đến nghĩa của toàn câu.

Sau khi viết lại một số cụm từ, em đọc lại chúng và có một hướng để đoán những đoạn còn thiếu, nhờ nội dung của toàn bộ. Sau đó nghe lại để thử xem mình đoán đúng không. Rất nhiều hi vọng là mình đoán đúng được thêm một số từ hay cụm từ nữa.

Thời gian bao nhiêu lâu ư? Nếu chỉ nghe thụ động (nghĩa là nghe mà không chú ý ) thì e rằng sẽ mất thời gian rất dài mới nhận ra âm, và đối với một số người thì không bao giờ nhận ra âm (cũng như có một số người ở Mỹ hàng chục năm mà vẫn không nghe và nói được tiếng Mỹ), vì thế (tôi lặp lại) nghe thụ động trong những lúc không dành giờ cho việc học tiếng Anh, nhưng cùng khoảng thời gian ấy, khi có giờ dành cho tiếng Anh, thì phải nghe chủ động những bài mình đã nghe thụ động (có chủ đích) trong những ngày trước. Làm thế nào để khi nghe chủ động bài mới, nếu mở lại một bài cũ, thì mình có thể nghe tất cả mọi từ và câu… và hiểu luôn.

Về thời gian để có khả năng nghe được rõ ràng thì thật khó mà khẳng định, vì mỗi người có một tốc độ khác nhau, tùy thuộc ở nhiều yếu tố. Nhưng nếu em muốn có một con số ước chừng thì tôi sẽ nói như sau: Đối với một sinh viên đã chú tâm học tiếng Anh sau 400 giờ (500 tiết), để có thể nghe được 70% những bài special english (và cũng là những bài của Ietls hay toefl) thì thời gian sẽ kéo dài độ chừng 6 tháng. Với điều kiện là mỗi ngày nghe thụ động độ 3 giờ và nghe chủ động 20 - 30 phút (nghe từ 5 đến 8 lần một bài duy nhất và nắm bắt được tất cả mọi từ - theo phương pháp chủ động mà tôi đã trình bày trên, nghĩa khi nghe thì không nhìn script, và khi đọc script thì không nghe). Sự tiến bộ của em sẽ được ghi nhận theo hai dấu hiệu sau:

1. Số từ mình biết nhưng nghe không được ngày càng giảm dần. Những tuần đầu, gần 100% các từ mình biết đều không thể nghe ra. Rồi dần dần xuống 80, 70, 60%...

2. Độ dài của bài nghe chủ động gia tăng: thời gian đầu thì, trong vòng nửa giờ, em chỉ có thể làm chủ được một bài dài chừng 1 phút, rồi dần dần đến 2 phút, 3 phút. Vì thế, ở từng giai đoạn, nên chọn những bài nghe thụ động (có chủ đích) dài bằng độ dài mà mình có thể làm chủ trong vòng 30 phút nghe chủ động. Khi nào em đạt được đến bài dài 5 phút mà sau khi nghe 4 lần em đã nắm bắt hầu hết các từ mình đã biết, ấy là em đã gần đạt mục tiêu tối thiểu.

Đối với riêng em: sau một tháng, em sẽ đánh giá được tốc độ của mình (tùy theo độ dài của bài mà mình có thể làm chủ trong vòng 30 phút), từ đó em có thể dự kiến đến lúc nào em đạt được mục tiêu.

Nhưng hãy lưu ý điều này: sự tiến bộ trong việc nghe (cũng như nói tiếng Anh) không phát triển theo đường thẳng, mà theo những bước nhảy vọt. Trong một thời gian ngắn ban đầu, mình tiến bộ rất nhanh, rồi đến một lúc nào đó, mình cảm thấy như đã bảo hòa, không tiến bộ tí nào, thậm chí có vẻ như thụt lùi… Đây là giai đoạn dễ ngã lòng nhất. Thế nhưng, cứ tiếp tục theo chương trình mình đã vạch một cách kiên trì, rồi một hôm những gì mình nghe không ra bỗng trở nên rõ ràng, và mình hiểu một bài từ đầu đến cuối. Lúc bấy giờ, mình biết rằng mình đã bước được một bước khá dài.

Nhưng đấy chỉ mới là giai đoạn khởi đầu để biết nghe thôi, và có thể tập nghe những bản tin bình thường… Còn muốn nghe ‘hết’ những gì người bản ngữ nói, thì phải mất 3, 4, 5 năm, hoặc lâu hơn nữa. Nhưng lo gì, khi một em bé đã nói được những điều căn bản, và hiểu được lời người khác, thì sự tiến bộ sẽ tăng theo cấp số nhân…

Đừng ảo tưởng rằng sau mươi năm mình sẽ nghe và nói như người bản xứ (hiện nay bản thân tôi, tuy từng đi dịch cho các hội nghị, nhưng xem phim thì chỉ nắm bắt được 70-80% các câu nói của diễn viên nếu họ nói liên tục trong nhiều phút về một vấn đề gì đó mà tôi không chuyên) Nhưng biết tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp và tham khảo tài liệu, thì không có gì là quá tầm tay cả.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom