- 13 Tháng bảy 2017
- 3,419
- 3
- 4,467
- 644
- 21
- Bình Định
- THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, với những bước tiến mạnh mẽ của con người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về khoa học-kĩ thuật, cùng với đó là sự gia tăng dân số toàn cầu. Liệu vấn đề đáng quan ngại nhất của future leaders có phải là về vấn đề tuyển dụng việc làm ( job recruitment )? Hay một vấn đề nào khác?
Ở đây mình muốn chia sẻ với các thành viên của HMF về một cuộc khảo sát diện rộng của British Council (Hội đồng Anh) về emerging policy leaders ( những người lãnh đạo sự bùng nổ của các chính sách). Tạm dịch là như thế, nhưng ở đây, cái mà người ta đưa ra để research chính là một list các vấn đề về chính sách của các mảng nội dung phổ biến hiện nay, như vấn đề về sự kết nối giáo dục ( access to education), quyền lợi của những người trẻ (youth priorities) hay thậm chí là việc đánh giá các bộ luật ( về quyền bình đẳng justice, sự thay đổi dân số population change, và có một cái mà mình rất thích chính là sự tham nhũng corruption...). Còn có cả các vấn đề về xã hội (giới tính, các mối quan hệ, tình cảm,...) để mọi người có thể tham khảo.
Theo như thống kê trong hai năm 2017 và 2018, những mục đứng đầu vẫn là những mục quen thuộc sau đây:
Nguồn tham khảo: Future leaders connection by British Council
Bản tiếng anh chính gốc:
https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/future_leaders_connect_research_report_final.pdf
Ở đây mình muốn chia sẻ với các thành viên của HMF về một cuộc khảo sát diện rộng của British Council (Hội đồng Anh) về emerging policy leaders ( những người lãnh đạo sự bùng nổ của các chính sách). Tạm dịch là như thế, nhưng ở đây, cái mà người ta đưa ra để research chính là một list các vấn đề về chính sách của các mảng nội dung phổ biến hiện nay, như vấn đề về sự kết nối giáo dục ( access to education), quyền lợi của những người trẻ (youth priorities) hay thậm chí là việc đánh giá các bộ luật ( về quyền bình đẳng justice, sự thay đổi dân số population change, và có một cái mà mình rất thích chính là sự tham nhũng corruption...). Còn có cả các vấn đề về xã hội (giới tính, các mối quan hệ, tình cảm,...) để mọi người có thể tham khảo.
Theo như thống kê trong hai năm 2017 và 2018, những mục đứng đầu vẫn là những mục quen thuộc sau đây:
- Cách tiếp cận nền giáo dục (Access to education) : bao gồm việc học tập cả trong và ngoài nước. Tỉ số về research của vấn đề này đứng đầu trong hầu hết các quốc gia có cuộc khảo sát, ngoại trừ Kenya và Vương quốc Anh. Về Kenya, đây là một đất nước khá nghèo ở Châu Phi, việc tiếp cận với học tập ở đây không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ ( thứ họ cần nhất là về cơ hội dành cho người trẻ chiếm 34%). Ở UK, thì có lẽ mọi người đều biết, đây là một trong những nước có lượng du học sinh rất lớn, vì vậy về vấn đề "How to access to education" đối với họ là không cần thiết, họ chỉ cần hoàn thành tốt việc học trong nước là đã có thể trở thành sinh viên của những trường top đầu thế giới.
- Sự bền vững, sự thay đổi về khí hậu và môi trường (Sustainability, climate change and the environment): bao gồm những vấn đề nóng hiện nay về vấn đề nóng lên toàn cầu và cả thuyết âm mưu về sự tuyệt diệt của trái đất bởi ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tỉ số này hầu như xuất hiện trong các quốc gia được khảo sát, đặc biệt là sự xuất hiện của các nước ở phía Đông Nam châu Á và Nam Á với tỉ lệ phần trăm khá lớn. Liệu điều này có đủ trả lời cho câu hỏi: việc quản lí và xử lí các mối quan ngại về môi trường ở các quốc gia này chưa chặt chẽ? Hay ở phương Đông, không khí ô nhiễm hơn phương Tây? ( mọi người hãy chia sẻ ý kiến ở dưới nhé! )
- Cơ hội cho người trẻ (Youth opportunities): bao gồm sự cần thiết cho mặt nhu cầu về kinh tế và tinh thần. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong một thời đại cạnh tranh như thế này nên chúng ta sẽ tạm bỏ qua các chỉ số, mà hãy đi sâu vào câu hỏi: Liệu bạn đã nhận thức được nhu cầu của bản thân sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học chưa?
- Sự nghèo đói và sự mất cân bằng kinh tế (Poverty and economic inequality): bao gồm những lí do, cách giải quyết xung quanh vấn đề mất cân bằng kinh tế dẫn đến việc tỉ lệ giữa nghèo và giàu có sự chênh lệch lớn ở một số quốc gia. Theo mình thì vấn đề này không đáng kể ở Việt Nam nên mình sẽ chờ xem sự thảo luận của các bạn nhé!
- Quyền con người (Human rights): bao gồm những quyền lợi của con người như quyền tự do, quyền bình đẳng (giữa người da trắng và da đen chẳng hạn), quyền được học tập ( giữa giới tính nam và nữ)... Đây là vấn đề đã kéo dài hàng trăm năm và vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với một số quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này là không lớn và hầu như ít xuất hiện, nhưng ở đây mình muốn các bạn thử thảo luận câu hỏi: Về nạn nhân được cho là do sự phân biệt chủng tộc, tên George Floyd, người đã bị cảnh sát giết chết, đã gây ra một cuộc biểu tình diện rộng trên nhiều quốc gia (ngay trọng giai đoạn phong tỏa chống Covid-19), mọi người nghĩ sao về các cuộc biểu tình này?
- Trang bị cho tinh thần kinh doanh (Skills and education for entrepreneurship): bao gồm những kĩ năng mềm, những điều cần biết để kinh doanh trong thời đại 4.0. Cái này thì hiện tại ở Việt Nam khá phổ biến, như việc livestream bán hàng hay những web bán hàng online lớn đều mang lại doanh thu rất lớn. Nhưng đương nhiên, việc kiếm tiền không hề dễ dàng, vậy chúng ta phải cần gì chính là một trong những top search của giới trẻ.
Nguồn tham khảo: Future leaders connection by British Council
Bản tiếng anh chính gốc:
https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/future_leaders_connect_research_report_final.pdf