TGQT Giới trẻ toàn cầu hiện nay có những mối quan tâm nào?

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, với những bước tiến mạnh mẽ của con người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về khoa học-kĩ thuật, cùng với đó là sự gia tăng dân số toàn cầu. Liệu vấn đề đáng quan ngại nhất của future leaders có phải là về vấn đề tuyển dụng việc làm ( job recruitment )? Hay một vấn đề nào khác?
Ở đây mình muốn chia sẻ với các thành viên của HMF về một cuộc khảo sát diện rộng của British Council (Hội đồng Anh) về emerging policy leaders ( những người lãnh đạo sự bùng nổ của các chính sách). Tạm dịch là như thế, nhưng ở đây, cái mà người ta đưa ra để research chính là một list các vấn đề về chính sách của các mảng nội dung phổ biến hiện nay, như vấn đề về sự kết nối giáo dục ( access to education), quyền lợi của những người trẻ (youth priorities) hay thậm chí là việc đánh giá các bộ luật ( về quyền bình đẳng justice, sự thay đổi dân số population change, và có một cái mà mình rất thích chính là sự tham nhũng corruption...). Còn có cả các vấn đề về xã hội (giới tính, các mối quan hệ, tình cảm,...) để mọi người có thể tham khảo.
Theo như thống kê trong hai năm 2017 và 2018, những mục đứng đầu vẫn là những mục quen thuộc sau đây:
  • Cách tiếp cận nền giáo dục (Access to education) : bao gồm việc học tập cả trong và ngoài nước. Tỉ số về research của vấn đề này đứng đầu trong hầu hết các quốc gia có cuộc khảo sát, ngoại trừ Kenya và Vương quốc Anh. Về Kenya, đây là một đất nước khá nghèo ở Châu Phi, việc tiếp cận với học tập ở đây không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ ( thứ họ cần nhất là về cơ hội dành cho người trẻ chiếm 34%). Ở UK, thì có lẽ mọi người đều biết, đây là một trong những nước có lượng du học sinh rất lớn, vì vậy về vấn đề "How to access to education" đối với họ là không cần thiết, họ chỉ cần hoàn thành tốt việc học trong nước là đã có thể trở thành sinh viên của những trường top đầu thế giới.
  • Sự bền vững, sự thay đổi về khí hậu và môi trường (Sustainability, climate change and the environment): bao gồm những vấn đề nóng hiện nay về vấn đề nóng lên toàn cầu và cả thuyết âm mưu về sự tuyệt diệt của trái đất bởi ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tỉ số này hầu như xuất hiện trong các quốc gia được khảo sát, đặc biệt là sự xuất hiện của các nước ở phía Đông Nam châu Á và Nam Á với tỉ lệ phần trăm khá lớn. Liệu điều này có đủ trả lời cho câu hỏi: việc quản lí và xử lí các mối quan ngại về môi trường ở các quốc gia này chưa chặt chẽ? Hay ở phương Đông, không khí ô nhiễm hơn phương Tây? ( mọi người hãy chia sẻ ý kiến ở dưới nhé! )
  • Cơ hội cho người trẻ (Youth opportunities): bao gồm sự cần thiết cho mặt nhu cầu về kinh tế và tinh thần. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong một thời đại cạnh tranh như thế này nên chúng ta sẽ tạm bỏ qua các chỉ số, mà hãy đi sâu vào câu hỏi: Liệu bạn đã nhận thức được nhu cầu của bản thân sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học chưa?
  • Sự nghèo đói và sự mất cân bằng kinh tế (Poverty and economic inequality): bao gồm những lí do, cách giải quyết xung quanh vấn đề mất cân bằng kinh tế dẫn đến việc tỉ lệ giữa nghèo và giàu có sự chênh lệch lớn ở một số quốc gia. Theo mình thì vấn đề này không đáng kể ở Việt Nam nên mình sẽ chờ xem sự thảo luận của các bạn nhé!
  • Quyền con người (Human rights): bao gồm những quyền lợi của con người như quyền tự do, quyền bình đẳng (giữa người da trắng và da đen chẳng hạn), quyền được học tập ( giữa giới tính nam và nữ)... Đây là vấn đề đã kéo dài hàng trăm năm và vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với một số quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này là không lớn và hầu như ít xuất hiện, nhưng ở đây mình muốn các bạn thử thảo luận câu hỏi: Về nạn nhân được cho là do sự phân biệt chủng tộc, tên George Floyd, người đã bị cảnh sát giết chết, đã gây ra một cuộc biểu tình diện rộng trên nhiều quốc gia (ngay trọng giai đoạn phong tỏa chống Covid-19), mọi người nghĩ sao về các cuộc biểu tình này?
  • Trang bị cho tinh thần kinh doanh (Skills and education for entrepreneurship): bao gồm những kĩ năng mềm, những điều cần biết để kinh doanh trong thời đại 4.0. Cái này thì hiện tại ở Việt Nam khá phổ biến, như việc livestream bán hàng hay những web bán hàng online lớn đều mang lại doanh thu rất lớn. Nhưng đương nhiên, việc kiếm tiền không hề dễ dàng, vậy chúng ta phải cần gì chính là một trong những top search của giới trẻ.
Trên đây là 6 top search về mối quan tâm của giới trẻ trong cuộc khảo sát hơn 16,000 người tại 11 quốc gia trên thế giới. Vậy còn Việt Nam? Mình sẽ làm một cuộc khảo sát nho nhỏ tại đây và mọi người hãy cho mình biết mối quan ngại của mọi người về các chính sách trong thời đại chúng ta chuẩn bị đối diện nhé ^^


Nguồn tham khảo: Future leaders connection by British Council
Bản tiếng anh chính gốc:
https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/future_leaders_connect_research_report_final.pdf
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Mong anh không phiền, em xin phép sửa lại bản dịch tí nhé cho dễ hiểu với ngắn gọn hơn. Theo em cái nào dịch không thể sát nghĩa được thì để tiếng Anh đằng sau, chứ không nhất thiết là tất cả, cũng như hạn chế chêm ngoại ngữ quá nhiều. Một số vấn đề em nghĩ không thể dịch theo từng từ từng chữ được mà phải hiểu nghĩa để dịch.

"Ở đây mình muốn chia sẻ với các thành viên của diễn đàn về một cuộc khảo sát diện rộng của Hội đồng Anh (British Council) đối với những nhà lãnh đạo mới nổi trong vận động chính sách (emerging policy leaders). Cái mà người ta đưa ra để nghiên cứu là một dánh sách những vấn đề liên quan tới chính sách của các mảng nội dung phổ biến hiện nay, như sự tiếp cận giáo dục, những ưu tiên của giới trẻ, hay thậm chí là về sự thay đổi dân số, bình đẳng giới, công lý và công bằng xã hội, nhất có một cái mà mình rất quan tâm chính là tham nhũng.

Theo như thống kê trong hai năm 2017 và 2018, những mục đứng đầu vẫn là những mục quen thuộc sau đây:
  • Sự tiếp cận giáo dục: bao gồm việc học tập cả trong và ngoài nước. Vấn đề này đứng hàng đầu trong hầu hết các quốc gia được khảo sát, ngoại trừ Kenya và Vương quốc Anh. Về Kenya, đây là một đất nước khá nghèo ở Châu Phi, việc tiếp cận với học tập ở đây không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ (thứ họ cần nhất là về cơ hội dành cho người trẻ chiếm 34%). Ở UK, thì có lẽ mọi người đều biết, đây là một trong những nước có lượng du học sinh rất lớn, vì vậy về vấn đề "How to access to education" đối với họ là không cần thiết, họ chỉ cần hoàn thành tốt việc học trong nước là đã có thể trở thành sinh viên của những trường top đầu thế giới.

  • Phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và môi trường (Sustainability, climate change and the environment): bao gồm sự lo lắng trước hậu quả của nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường trầm trọng trên Trái Đất. Vấn đề này xuất hiện trong gần như tất cả các quốc gia được khảo sát, đặc biệt có cả nước ở Đông Nam Á và Nam Á với tỉ lệ phần trăm quan tâm khá lớn. Liệu điều này có đủ để trả lời cho câu hỏi: việc quản lí và xử lí các mối quan ngại về môi trường ở các quốc gia này chưa chặt chẽ? Hay ở phương Đông, không khí ô nhiễm hơn phương Tây? (mọi người hãy chia sẻ ý kiến ở dưới nhé!)

  • Cơ hội cho người trẻ: bao gồm những chuẩn bị thiết yếu cho nhu cầu về kinh tế và tinh thần. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong một thời đại cạnh tranh như thế này nên chúng ta sẽ tạm bỏ qua các chỉ số, mà hãy đi sâu vào câu hỏi: Liệu bạn đã nhận thức được nhu cầu của bản thân sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học chưa?

  • Nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế: bao gồm lí do và cách giải quyết hai vấn đề này, thứ đang dẫn đến chênh lệch giàu nghèo rất lớn ở một số quốc gia. Theo mình thì vấn đề này không đáng kể ở Việt Nam nên mình sẽ chờ xem sự thảo luận của các bạn nhé!

  • Quyền con người: bao gồm những quyền của con người như quyền tự do, quyền bình đẳng cơ hội bất kể sắc tộc hay giới tính... Đây là vấn đề đã kéo dài hàng trăm năm và vẫn luôn rất nan giải đối với một số quốc gia. Ở Việt Nam, đây không phải một điều đáng lo ngại nhưng giờ mình muốn các bạn thử thảo luận câu hỏi: Về nạn nhân được cho là do sự phân biệt chủng tộc, tên George Floyd, người đã bị cảnh sát giết chết, đã gây ra một cuộc biểu tình diện rộng trên nhiều quốc gia (ngay trọng giai đoạn phong tỏa chống Covid-19), mọi người nghĩ sao về các cuộc biểu tình này?

  • Trang bị cho tinh thần kinh doanh (Skills and education for entrepreneurship): bao gồm những kĩ năng mềm, những điều cần biết để kinh doanh trong thời đại 4.0. Cái này thì hiện tại ở Việt Nam khá phổ biến, như việc livestream bán hàng hay những web bán hàng online lớn đều mang lại doanh thu rất lớn. Nhưng đương nhiên, việc kiếm tiền không hề dễ dàng, vậy chúng ta phải cần gì chính là một trong những top search của giới trẻ?"

Ở Việt Nam mình học sinh vẫn còn bị áp lực thi cử, trong đầu chỉ có học, ăn, chơi, nghỉ thôi nên ít quan tâm đến vấn đề chính trị. Có quan tâm cùng lắm là về "phản động" hay "thế lực thù địch" các kiểu thôi. Ngay diễn đàn mình còn cấm bàn luận về vấn đề này mà, vậy nên em sẽ cố gắng không đi sâu vào (tức là nói chuyện về chính sách kinh tế, nhập cư, chủ quyền, về ông nọ bà kia, luật này luật nọ các kiểu ý)

Phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và môi trường (Sustainability, climate change and the environment): bao gồm sự lo lắng trước hậu quả của nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường trầm trọng trên Trái Đất. Vấn đề này xuất hiện trong gần như tất cả các quốc gia được khảo sát, đặc biệt có cả nước ở Đông Nam Á và Nam Á với tỉ lệ phần trăm quan tâm khá lớn. Liệu điều này có đủ để trả lời cho câu hỏi: việc quản lí và xử lí các mối quan ngại về môi trường ở các quốc gia này chưa chặt chẽ? Hay ở phương Đông, không khí ô nhiễm hơn phương Tây? (mọi người hãy chia sẻ ý kiến ở dưới nhé!)
Ở nước khác thì truyền thông nói với cả hoạt động xã hội của các bạn trẻ bên ấy rất tốt nên họ rất quan ngại về biến đổi khí hậu. Các nước châu Á sẽ là một trong những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, nếu họ cũng là quốc gia phát triển như phương Tây thì phong trào của họ còn rầm rộ hơn nữa.

Để so với rác thải nhựa thì biến đổi khí hậu nguy cấp hơn rất nhiều, chẳng qua là chúng ta chưa cảm nhận rõ được hậu quả. Đến khi cảm nhận được rồi thì đã quá muộn, không làm gì được nữa. Các nhà khoa học đã cảnh báo từ hàng thập kỷ trước nhưng không có hành động nào được thực hiện, thậm chí là các ông lớn về dầu khí vì lợi nhuận mà còn làm cả các kế hoạch nhằm tuyên truyền biến đổi khí hậu không có thật. Nói thẳng ra giống như các bạn trẻ bên ấy em cực kỳ tức giận. Liệu mai sau bao nhiêu người chết vì kiệt sức ngoài đường nắng? Bao nhiêu người giẫm đạp lên nhau để tranh giành nước sạch? Đây không phải là tương lai em mong muốn, mà giờ để ngăn chặn biến đổi khí hậu chúng ta sẽ cần một số tiền lớn vô kể, trong khi đó chỉ cần sớm hơn 10 năm, 20 năm là đã đỡ đi được rất rất nhiều rồi.

Cơ hội cho người trẻ: bao gồm những chuẩn bị thiết yếu cho nhu cầu về kinh tế và tinh thần. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong một thời đại cạnh tranh như thế này nên chúng ta sẽ tạm bỏ qua các chỉ số, mà hãy đi sâu vào câu hỏi: Liệu bạn đã nhận thức được nhu cầu của bản thân sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học chưa?
Kiểu mọi người lo về thất nghiệp ấy, giờ xin việc càng ngày càng khó. Trên diễn đàn cũng nhan nhản mấy bài nhờ tư vấn, định hướng tương lai :( ughf giờ càng ngày càng áp lực thật

Quyền con người: bao gồm những quyền của con người như quyền tự do, quyền bình đẳng cơ hội bất kể sắc tộc hay giới tính... Đây là vấn đề đã kéo dài hàng trăm năm và vẫn luôn rất nan giải đối với một số quốc gia. Ở Việt Nam, đây không phải một điều đáng lo ngại nhưng giờ mình muốn các bạn thử thảo luận câu hỏi: Về nạn nhân được cho là do sự phân biệt chủng tộc, tên George Floyd, người đã bị cảnh sát giết chết, đã gây ra một cuộc biểu tình diện rộng trên nhiều quốc gia (ngay trọng giai đoạn phong tỏa chống Covid-19), mọi người nghĩ sao về các cuộc biểu tình này?
Đây đều là những vấn đề cũ rích rồi, chẳng qua vì dịch bệnh nên mới hiện ra rõ. Nói chung là chúng ta không có quyền chỉ cho những người bị áp bức cách họ biểu tình.

Thực ra hiện nay, mọi người ít phân biệt chủng tộc hơn nhưng hệ thống xã hội thì vẫn thế. Người da đen vẫn không có bình đẳng cơ hội. Họ khó khăn hơn nhiều so với người da trắng trong việc tiếp cận giáo dục, tìm kiếm việc làm, mua nhà ở, đầu tư kinh doanh và ngày càng bị bỏ xa. Đây cũng chính là lý do dẫn đến chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn xã hội, tham nhũng ngày càng gia tăng. Một cái nữa là thay vì các cộng đồng trở nên đa dạng hơn, nhiều tôn giáo, sắc tộc chung sống với nhau thì lại bị phân tách ra, kết quả lại là cộng đồng da trắng được đầu tư săn sóc hơn, còn cộng đồng da đen thì bị bỏ mặc.

Trang bị cho tinh thần kinh doanh (Skills and education for entrepreneurship): bao gồm những kĩ năng mềm, những điều cần biết để kinh doanh trong thời đại 4.0. Cái này thì hiện tại ở Việt Nam khá phổ biến, như việc livestream bán hàng hay những web bán hàng online lớn đều mang lại doanh thu rất lớn. Nhưng đương nhiên, việc kiếm tiền không hề dễ dàng, vậy chúng ta phải cần gì chính là một trong những top search của giới trẻ?"
Theo em thì phải có động lực, sự ủng hộ của mọi người và tinh thần thép mới dấn thân vào kinh doanh được, chứ không phải ai cũng phù hơp ý :D Nhưng mà ai cũng thích kiếm tiền nên là quan tâm, hoặc là họ sẽ hướng đến cái phát triển kỹ năng mềm (trong đó có quản lý tài chính cá nhân ạ)
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Trước hết, chị muốn cảm ơn em đã quan tâm đến một topic khá xa lạ như vầy của chị trên HMF. Chúng ta tiếp tục thảo luận ở đây nhé^^
Để so với rác thải nhựa thì biến đổi khí hậu nguy cấp hơn rất nhiều, chẳng qua là chúng ta chưa cảm nhận rõ được hậu quả. Đến khi cảm nhận được rồi thì đã quá muộn, không làm gì được nữa. Các nhà khoa học đã cảnh báo từ hàng thập kỷ trước nhưng không có hành động nào được thực hiện, thậm chí là các ông lớn về dầu khí vì lợi nhuận mà còn làm cả các kế hoạch nhằm tuyên truyền biến đổi khí hậu không có thật. Nói thẳng ra giống như các bạn trẻ bên ấy em cực kỳ tức giận. Liệu mai sau bao nhiêu người chết vì kiệt sức ngoài đường nắng? Bao nhiêu người giẫm đạp lên nhau để tranh giành nước sạch? Đây không phải là tương lai em mong muốn, mà giờ để ngăn chặn biến đổi khí hậu chúng ta sẽ cần một số tiền lớn vô kể, trong khi đó chỉ cần sớm hơn 10 năm, 20 năm là đã đỡ đi được rất rất nhiều rồi.
Về vấn đề này như em nói, không phải là tương lai nữa, ngay lúc này tại những vùng quê ở Ấn độ, những người phụ nữ (có cả những người lớn tuổi) hằng ngày vẫn phải leo mấy ngọn núi để tới được nơi lấy nước về cho việc sinh hoạt của gia đình. Và cả những đất nước châu Phi- nơi được mệnh danh là nhiều vàng nhất thế giới cũng thiếu nguồn nước trầm trọng.
Đó là chưa kể đến sự ô nhiễm nước trên đại dương gây ra cái chết cho hàng ngàn sinh vật quý hiếm khiến cho hệ sinh thái toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của tất cả loại ô nhiễm khác, đặc biệt là sự ô nhiễm không khí. Có lẽ chúng ta đều biết hệ quả.Nhưng cái ở đây chị muốn đề cập đến chính là awareness, như em nói, nó xuất hiện rất lâu rồi nhưng đến giờ vẫn chưa giải quyết được. Con người chúng ta, nghĩ rằng sẽ có "một ai đó khác" làm việc đó giúp mình nên " một chút sự thiếu ý thức" của mình cũng không trầm trọng đâu. Đó là điều đáng buồn!
Đây đều là những vấn đề cũ rích rồi, chẳng qua vì dịch bệnh nên mới hiện ra rõ. Nói chung là chúng ta không có quyền chỉ cho những người bị áp bức cách họ .

Thực ra hiện nay, mọi người ít phân biệt chủng tộc hơn nhưng hệ thống xã hội thì vẫn thế. Người da đen vẫn không có bình đẳng cơ hội. Họ khó khăn hơn nhiều so với người da trắng trong việc tiếp cận giáo dục, tìm kiếm việc làm, mua nhà ở, đầu tư kinh doanh và ngày càng bị bỏ xa. Đây cũng chính là lý do dẫn đến chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn xã hội, tham nhũng ngày càng gia tăng. Một cái nữa là thay vì các cộng đồng trở nên đa dạng hơn, nhiều tôn giáo, sắc tộc chung sống với nhau thì lại bị phân tách ra, kết quả lại là cộng đồng da trắng được đầu tư săn sóc hơn, còn cộng đồng da đen thì bị bỏ mặc.
Em có bao giờ nghĩ rằng: Những cuộc bạo động này là cái cớ chính đáng để họ có thể ra đườn giữa lệnh giới nghiêm không? Hay là một cơ hội tuyệt vời cho những kẻ cắp, kẻ phá hoại có đủ phương tiện để hành động không? Vì chị có đọc được một bài báo Mĩ, họ ghi rằng trong những ngày bạo động, có một cửa tiệm của chính người da đen đã bị đập phá để cướp đồ, vậy nên advocates thì ít mà kẻ lợi dụng thì nhiều =)))
Theo em thì phải có động lực, sự ủng hộ của mọi người và tinh thần thép mới dấn thân vào kinh doanh được, chứ không phải ai cũng phù hơp ý :D Nhưng mà ai cũng thích kiếm tiền nên là quan tâm, hoặc là họ sẽ hướng đến cái phát triển kỹ năng mềm (trong đó có quản lý tài chính cá nhân ạ)
Cái này chị cũng không rành lắm, nhưng việc livestream để có nhiều người quan tâm thì là cả một nghệ thuật đấy em :D Một là mình phải qua đào tạo, có cách ăn nói tốt và mặt hàng ổn định, hoặc là mình phải tạo nhiều scandals để gây sự chý ý ấy
 
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Trước hết, chị muốn cảm ơn em đã quan tâm đến một topic khá xa lạ như vầy của chị trên HMF. Chúng ta tiếp tục thảo luận ở đây nhé^^

Về vấn đề này như em nói, không phải là tương lai nữa, ngay lúc này tại những vùng quê ở Ấn độ, những người phụ nữ (có cả những người lớn tuổi) hằng ngày vẫn phải leo mấy ngọn núi để tới được nơi lấy nước về cho việc sinh hoạt của gia đình. Và cả những đất nước châu Phi- nơi được mệnh danh là nhiều vàng nhất thế giới cũng thiếu nguồn nước trầm trọng.
Đó là chưa kể đến sự ô nhiễm nước trên đại dương gây ra cái chết cho hàng ngàn sinh vật quý hiếm khiến cho hệ sinh thái toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của tất cả loại ô nhiễm khác, đặc biệt là sự ô nhiễm không khí. Có lẽ chúng ta đều biết hệ quả.Nhưng cái ở đây chị muốn đề cập đến chính là awareness, như em nói, nó xuất hiện rất lâu rồi nhưng đến giờ vẫn chưa giải quyết được. Con người chúng ta, nghĩ rằng sẽ có "một ai đó khác" làm việc đó giúp mình nên " một chút sự thiếu ý thức" của mình cũng không trầm trọng đâu. Đó là điều đáng buồn!
ooopsssssss em xin lỗi em tưởng chị là con trai :((((

Em nghĩ mỗi người tự ý thức để hành động là rất tốt, nhưng không bao giờ đủ. Các bạn ở nước ngoài đã qua giai đoạn kiểu "environmentally-conscious" khá lâu rồi và giờ đang tham gia chính trị để vận động chính sách giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu.

Em có bao giờ nghĩ rằng: Những cuộc bạo động này là cái cớ chính đáng để họ có thể ra đườn giữa lệnh giới nghiêm không? Hay là một cơ hội tuyệt vời cho những kẻ cắp, kẻ phá hoại có đủ phương tiện để hành động không? Vì chị có đọc được một bài báo Mĩ, họ ghi rằng trong những ngày bạo động, có một cửa tiệm của chính người da đen đã bị đập phá để cướp đồ, vậy nên advocates thì ít mà kẻ lợi dụng thì nhiều =)))
Hầu hết những người ủng hộ #blacklivesmatter họ đều ý thức được trách nhiệm của mình giữa đại dịch, vậy nên khi ra đường họ vẫn đeo khẩu trang đầy đủ. Chị nghĩ phải bị áp bức đến nhường nào mà họ phải mạo hiểm mạng sống của mình như vậy? (không như những vụ biểu tình chống lệnh đóng cửa trước đó mà phần lớn là do sự thiếu hiểu biết). Thứ hai để câu khách thì truyền thông thay vì đưa tin biểu tình ôn hòa, họ sẽ tập trung vào đưa về những vụ bạo loạn, những vụ hôi của hơn, vậy nên chị thấy lợi dụng thì nhiều còn ủng hộ thực sự thì ít. Một cái nữa là cảnh sát ở đâu trong những vụ đập phá đồ đó, hầu hết đều là những người biểu tình đi ngang qua họ giúp đỡ ấy chứ? Quan trọng mọi người cần hiểu là người da đen đáng được sống, cảnh sát đang thất bại trong nhiệm vụ của mình và phân biệt chủng tộc hệ thống là một thứ ôn dịch. Mục đích và ý nghĩa của cuộc biểu tình vẫn nguyên vẹn bất kể có ai xen vào làm rối lên.

Hic em nói hơi nhiều vì đây không phải vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mình hiện tại, nhưng mà em không kìm được vì có những người hơi tí đi hô hào #alllivesmatter các kiểu, ức chế lắm :((

Chị có thể xem thử link này để hiểu rõ hơn về tính chất phân biệt chủng tộc của hệ thống: https://www.facebook.com/Hoodcomics1/posts/1180045859039774?
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Hầu hết những người ủng hộ #blacklivesmatter họ đều ý thức được trách nhiệm của mình giữa đại dịch, vậy nên khi ra đường họ vẫn đeo khẩu trang đầy đủ. Chị nghĩ phải bị áp bức đến nhường nào mà họ phải mạo hiểm mạng sống của mình như vậy? (không như những vụ chống lệnh đóng cửa trước đó mà phần lớn là do sự thiếu hiểu biết). Thứ hai để câu khách thì truyền thông thay vì đưa tin ôn hòa, họ sẽ tập trung vào đưa về những vụ bạo loạn, những vụ hôi của hơn, vậy nên chị thấy lợi dụng thì nhiều còn ủng hộ thực sự thì ít. Một cái nữa là cảnh sát ở đâu trong những vụ đập phá đồ đó, hầu hết đều là những người đi ngang qua họ giúp đỡ ấy chứ? Quan trọng mọi người cần hiểu là người da đen đáng được sống, cảnh sát đang thất bại trong nhiệm vụ của mình và phân biệt chủng tộc hệ thống là một thứ ôn dịch. Mục đích và ý nghĩa của cuộc vẫn nguyên vẹn bất kể có ai xen vào làm rối lên.

Hic em nói hơi nhiều vì đây không phải vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mình hiện tại, nhưng mà em không kìm được vì có những người hơi tí đi hô hào #alllivesmatter các kiểu, ức chế lắm :((
Chị biết là bên đó, hay Brazil hay những nước phương Tây đang cố gắng đòi lại công bằng cho người da đen, nhưng nó chỉ là do em nghĩ theo chiều hướng quá tuyệt đối rằng mọi người đều đang muốn tốt cho người da đen. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu tất cả muốn tốt cho người da đen, vậy thì đi biểu tình làm gì? Ở đây, thực chất là một cuộc bạo động quy mô lớn, họ vừa muốn thả sự phẫn nộ lên nạn phân biệt chủng tộc, vừa muốn tố cáo chính quyền dưới thời tổng thống Trump, và cố gắng dồn ép các cơ sở cảnh sát đến bước đường cùng. Chị không nhớ rõ tên thành phố nơi George Floyd bị giết, nhưng đồn cảnh sát ở đó đã phải tạm ngừng hoạt động và cũng làm liên lụy đến hệ thống an ninh toàn quốc. Điều này cho thấy, những người da trắng và cả da đen hiện ở mặt tối của xã hội ( nói thẳng ra là tội phạm ) đang muốn lợi dụng bạo loạn để mang những thành phẩm về cho mình.
Với lại, về ý thức bảo vệ sức khỏe giữa mùa đại dịch, nói cho công bằng thì, vẫn còn rất nhiều người dan Mĩ chưa coi trọng sức khỏe của bản thân đâu, bởi vì họ luôn nghĩ họ đang sống ở một nơi có cơ sở y tế phát triển nhất thế giới mà. Còn những người thực sự sợ hãi trước bạo động, trước tử thần thì họ đã không vác mặt đi ra đường rồi em. Bởi vì, người da trắng họ có quyền phẫn nộ trước nạn bất công đó, nhưng nếu như lệnh công bằng được thực thi thì trước hết câu hỏi đặt ra là, họ - những người da trắng được lợi ích gì? Con người chúng ta, tuy nhìn thấy sự bất bình đẳng là tức giận, nhưng sâu thẳm trong mỗi ý thức của con người đều muốn những gì tốt nhất cho họ và gia đình họ. Thế nên, việc họ phải hi sinh sức khỏe, tiền tài, công sức và thời gian đi bạo động.... nếu mà chỉ vì người da đen, vì sự công bằng... thì họ được gì, nếu chưa tính đến những gì họ thực sự mất?
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Chị biết là bên đó, hay Brazil hay những nước phương Tây đang cố gắng đòi lại công bằng cho người da đen, nhưng nó chỉ là do em nghĩ theo chiều hướng quá tuyệt đối rằng mọi người đều đang muốn tốt cho người da đen. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu tất cả muốn tốt cho người da đen, vậy thì đi biểu tình làm gì? Ở đây, thực chất là một cuộc bạo động quy mô lớn, họ vừa muốn thả sự phẫn nộ lên nạn phân biệt chủng tộc, vừa muốn tố cáo chính quyền dưới thời tổng thống Trump, và cố gắng dồn ép các cơ sở cảnh sát đến bước đường cùng. Chị không nhớ rõ tên thành phố nơi George Floyd bị giết, nhưng đồn cảnh sát ở đó đã phải tạm ngừng hoạt động và cũng làm liên lụy đến hệ thống an ninh toàn quốc. Điều này cho thấy, những người da trắng và cả da đen hiện ở mặt tối của xã hội ( nói thẳng ra là tội phạm ) đang muốn lợi dụng bạo loạn để mang những thành phẩm về cho mình.
Với lại, về ý thức bảo vệ sức khỏe giữa mùa đại dịch, nói cho công bằng thì, vẫn còn rất nhiều người dan Mĩ chưa coi trọng sức khỏe của bản thân đâu, bởi vì họ luôn nghĩ họ đang sống ở một nơi có cơ sở y tế phát triển nhất thế giới mà. Còn những người thực sự sợ hãi trước bạo động, trước tử thần thì họ đã không vác mặt đi ra đường rồi em. Bởi vì, người da trắng họ có quyền phẫn nộ trước nạn bất công đó, nhưng nếu như lệnh công bằng được thực thi thì trước hết câu hỏi đặt ra là, họ - những người da trắng được lợi ích gì? Con người chúng ta, tuy nhìn thấy sự bất bình đẳng là tức giận, nhưng sâu thẳm trong mỗi ý thức của con người đều muốn những gì tốt nhất cho họ và gia đình họ. Thế nên, việc họ phải hi sinh sức khỏe, tiền tài, công sức và thời gian đi bạo động.... nếu mà chỉ vì người da đen, vì sự công bằng... thì họ được gì, nếu chưa tính đến những gì họ thực sự mất?
Chúng ta hay quên mất rằng giọng nói của những cộng đồng "hạng hai" (marginalized communities) thường không được nghe thấy. Trích @thisisyolandarenteria trên Instagram: "Violent protests have consequences. People will die, people will go to jail, people will lose everything they have. How far does someone have to be pushed to risk it all? Sit with that.". Vậy nên họ ra đường thôi.

Em đặt câu này ở phần chữ ký, không biết chị có để ý không, nhưng ý em đang nói là hầu hết các cuộc bạo loạn đều từ những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng cảnh sát xuất hiện và làm leo thang căng thẳng. Nhất là trong trong tình hình hiện nay, những video về sự tàn bạo của cảnh sát (police brutality) càng nhiều, hỏi làm sao mà người dân Mỹ họ không chán ghét và mất niềm tin cảnh sát chứ? Đúng là không phải cảnh sát nào cũng xấu, và người Mỹ đã tha thứ họ trong suốt 400 năm phân biệt chủng tộc rồi. Họ cho phép thực hiện các cải cách nội bộ. Họ tiếp tục đầu tư vào đội ngũ cảnh sát. Vấn đề là đến giờ hiệu quả vẫn chưa thấy đâu, thậm chí chỉ càng chứng minh cho sự thất bại hoàn toàn trong nhiệm vụ "bảo vệ và phục vụ" (protect and serve) của họ, vậy thì chúng ta giữ lại một lực lượng nhu nhược như vậy để làm gì? Nhiều người da đen đã chứng kiến cửa hàng, ngôi nhà của mình bị chính quyền tháo dỡ vì "chỉnh trang đô thị" (gentrification), thực chất chỉ là một kế hoạch để đuổi người da đen đi cho kẻ giàu có hơn vào sinh sống, thay vì đầu tư lại vào cộng đồng ấy. Khi họ bị dồn đến bước đường cùng thì lại hỏi ra đường làm gì, còn khi cảnh sát "bị dồn đến bước đường cùng" thì chúng ta lại lo lắng?

Thứ hai là cái việc dồn ép ấy, cả bằng hành động và kêu gọi (#defundthepolice) thực chất không có quá nhiều tác động đến trị an. #Defundthepolice không phải là ngay lập tức cắt đứt tiền đầu tư vào lực lượng cảnh sát. Đây là một quá trình khá dài nhằm phân phối lại một cách chiến lược công quỹ, nguồn lực, trách nhiệm... khỏi lực lượng cảnh sát, thay vào đó là dành cho các mô hình trị an dựa trên cộng đồng (community-based models), cũng như là cho các trường học, cơ sở y tế, nhà ở, cơ hội cho mọi người. Những người phản ứng đầu tiên với các sự cố mất trật tự của cộng đồng nên là những người được trang bị và hiểu biết tốt nhất, chứ không phải là cảnh sát với khoảng 6 tháng huấn luyện của họ. Nghe cái việc #defundthepolice có vẻ rất nguy hiểm, nhưng chúng ta lại quên là ở Mỹ trong hơn thập kỷ qua vốn đầu tư vào giáo dục đã bị cắt giảm đi trầm trọng, khiến nhiều giáo viên giỏi rời nghề hoặc phải làm song song nhiều công việc.

Người Việt mình, ít nhất là thế hệ mình, chưa từng bị chịu bất công ở quy mô như vậy nên chúng ta muốn yên ổn nhiều hơn, muốn họ bày tỏ sự không hài lòng theo cái cách mà không động chạm đến sự thoải mái mỗi người. Đây không phải cuộc chiến người da đen vs. người da trắng. Đây là cuộc chiến mà tất cả mọi người cùng chống lại sự áp bức. Sự khác biệt về suy nghĩ thể hiện qua câu của chị "Thế nên, việc họ phải hi sinh sức khỏe, tiền tài, công sức và thời gian đi bạo động.... nếu mà chỉ vì người da đen, vì sự công bằng... thì họ được gì, nếu chưa tính đến những gì họ thực sự mất?" thực ra thì đã giải thích rất rõ tại sao giới trẻ nước ngoài quan tâm đến vấn đề xã hội và tham gia tích cực hoạt động xã hội (activism) như vậy.

Phân biệt chủng tộc như em nói là không mới, nhưng vì dịch bệnh mà đã lộ ra càng rõ, chị xem thử ảnh dưới đây. Người da đen mất việc, mất nhà nhiều hơn, bị nhiễm bệnh nhiều hơn, chết nhiều hơn, bị đối xử tàn tệ hơn bởi cơ quan công quyền.

hrms_race_and_covid_figure_1.png


Trước khi có biểu tình em cứ nghĩ phân biệt chủng tộc là vấn đề của quá khứ, chỉ có những người lạc hậu, gia trưởng, đáng ghét mới đi phân biệt. Nhưng thực chất là toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, giai cấp đều sặc mùi phân biệt. Video dưới đây sẽ giúp giải thích cái phân biệt ấy, hay còn gọi là "systemic racism" là như thế nào:


Chế độ phân biệt chủng tộc không kết thúc vào năm 1865, mà chỉ thay đổi khác đi. Tamir Rice, 12 tuổi người da đen, bị cảnh sát bắn chết khi đang cầm trên tay khẩu súng đồ chơi. Em ấy 12 tuổi! Trong khi đó trẻ em người da trắng đi đánh trận giả với nhau suốt ngày đã có làm sao đâu? Trích @m_d_mccoy trên Twitter: "George Floyd and I were both arrested for allegedly spending a counterfeit $20 bill. For George Floyd, a man my age, with two kids, it was a death sentence. For me, it is a story I sometimes tell at parties. That, my friends, is White privilege." Trích Will Smith: "Racism is not getting worse. It's getting filmed".


PS: Thực ra em cũng không muốn bàn quá nhiều về vấn đề này trong khi có những vấn đề thiết thực hơn ngoài kia, ví dụ như là chuyện trường chuyên hay là dự án lấn biển của Vingroup. Chị có suy nghĩ gì về những chuyện như vậy ạ?
 
Last edited:

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chúng ta hay quên mất rằng giọng nói của những cộng đồng "hạng hai" (marginalized communities) thường không được nghe thấy. Trích @thisisyolandarenteria trên Instagram: "Violent protests have consequences. People will die, people will go to jail, people will lose everything they have. How far does someone have to be pushed to risk it all? Sit with that.". Vậy nên họ ra đường thôi.

Em đặt câu này ở phần chữ ký, không biết chị có để ý không, nhưng ý em đang nói là hầu hết các cuộc bạo loạn đều từ những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng cảnh sát xuất hiện và làm leo thang căng thẳng. Nhất là trong trong tình hình hiện nay, những video về sự tàn bạo của cảnh sát (police brutality) càng nhiều, hỏi làm sao mà người dân Mỹ họ không chán ghét và mất niềm tin cảnh sát chứ? Đúng là không phải cảnh sát nào cũng xấu, và người Mỹ đã tha thứ họ trong suốt 400 năm phân biệt chủng tộc rồi. Họ cho phép thực hiện các cải cách nội bộ. Họ tiếp tục đầu tư vào đội ngũ cảnh sát. Vấn đề là đến giờ hiệu quả vẫn chưa thấy đâu, thậm chí chỉ càng chứng minh cho sự thất bại hoàn toàn trong nhiệm vụ "bảo vệ và phục vụ" (protect and serve) của họ, vậy thì chúng ta giữ lại một lực lượng nhu nhược như vậy để làm gì? Nhiều người da đen đã chứng kiến cửa hàng, ngôi nhà của mình bị chính quyền tháo dỡ vì "chỉnh trang đô thị" (gentrification), thực chất chỉ là một kế hoạch để đuổi người da đen đi cho kẻ giàu có hơn vào sinh sống, thay vì đầu tư lại vào cộng đồng ấy. Khi họ bị dồn đến bước đường cùng thì lại hỏi ra đường làm gì, còn khi cảnh sát "bị dồn đến bước đường cùng" thì chúng ta lại lo lắng?

Thứ hai là cái việc dồn ép ấy, cả bằng hành động và kêu gọi (#defundthepolice) thực chất không có quá nhiều tác động đến trị an. #Defundthepolice không phải là ngay lập tức cắt đứt tiền đầu tư vào lực lượng cảnh sát. Đây là một quá trình khá dài nhằm phân phối lại một cách chiến lược công quỹ, nguồn lực, trách nhiệm... khỏi lực lượng cảnh sát, thay vào đó là dành cho các mô hình trị an dựa trên cộng đồng (community-based models), cũng như là cho các trường học, cơ sở y tế, nhà ở, cơ hội cho mọi người. Những người phản ứng đầu tiên với các sự cố mất trật tự của cộng đồng nên là những người được trang bị và hiểu biết tốt nhất, chứ không phải là cảnh sát với khoảng 6 tháng huấn luyện của họ. Nghe cái việc #defundthepolice có vẻ rất nguy hiểm, nhưng chúng ta lại quên là ở Mỹ trong hơn thập kỷ qua vốn đầu tư vào giáo dục đã bị cắt giảm đi trầm trọng, khiến nhiều giáo viên giỏi rời nghề hoặc phải làm song song nhiều công việc.

Người Việt mình, ít nhất là thế hệ mình, chưa từng bị chịu bất công ở quy mô như vậy nên chúng ta muốn yên ổn nhiều hơn, muốn họ bày tỏ sự không hài lòng theo cái cách mà không động chạm đến sự thoải mái mỗi người. Đây không phải cuộc chiến người da đen vs. người da trắng. Đây là cuộc chiến mà tất cả mọi người cùng chống lại sự áp bức. Sự khác biệt về suy nghĩ thể hiện qua câu của chị "Thế nên, việc họ phải hi sinh sức khỏe, tiền tài, công sức và thời gian đi bạo động.... nếu mà chỉ vì người da đen, vì sự công bằng... thì họ được gì, nếu chưa tính đến những gì họ thực sự mất?" thực ra thì đã giải thích rất rõ tại sao giới trẻ nước ngoài quan tâm đến vấn đề xã hội và tham gia tích cực hoạt động xã hội (activism) như vậy.

Phân biệt chủng tộc như em nói là không mới, nhưng vì dịch bệnh mà đã lộ ra càng rõ, chị xem thử ảnh dưới đây. Người da đen mất việc, mất nhà nhiều hơn, bị nhiễm bệnh nhiều hơn, chết nhiều hơn, bị đối xử tàn tệ hơn bởi cơ quan công quyền.

hrms_race_and_covid_figure_1.png


Trước khi có biểu tình em cứ nghĩ phân biệt chủng tộc là vấn đề của quá khứ, chỉ có những người lạc hậu, gia trưởng, đáng ghét mới đi phân biệt. Nhưng thực chất là toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, giai cấp đều sặc mùi phân biệt. Video dưới đây sẽ giúp giải thích cái phân biệt ấy, hay còn gọi là "systemic racism" là như thế nào:


Chế độ phân biệt chủng tộc không kết thúc vào năm 1865, mà chỉ thay đổi khác đi. Tamir Rice, 12 tuổi người da đen, bị cảnh sát bắn chết khi đang cầm trên tay khẩu súng đồ chơi. Em ấy 12 tuổi! Trong khi đó trẻ em người da trắng đi đánh trận giả với nhau suốt ngày đã có làm sao đâu? Trích @m_d_mccoy trên Twitter: "George Floyd and I were both arrested for allegedly spending a counterfeit $20 bill. For George Floyd, a man my age, with two kids, it was a death sentence. For me, it is a story I sometimes tell at parties. That, my friends, is White privilege." Trích Will Smith: "Racism is not getting worse. It's getting filmed".
Có thể như em nói về sự khác biệt giữa hai lối suy nghĩ của người Việt và phương Tây khác nhau là đúng, chị đồng ý với em về vấn đề này. Nhưng cái chị muốn đào thải ở đây, là một bộ phận người thật sự không phải vì người da đen. Và cũng có một phần lớn người da đen, vì bị đối xử bất công từ nhỏ, và có thể đọc theo những cuốn sách giáo dục dành riêng cho họ, nên bản thân họ cũng có sự chống đối nhất định với người da trắng. Chỉ là vì số lượng quá ít nên họ không có cơ hội hành động mạnh mẽ hơn. Nhưng chị biết, vì chị có người quen từng bị trường hợp như vậy, chỉ đơn thuần là người da đen tấn công người da trắng. Nhưng những người có tư tưởng tiến bộ như em nói, liệu có ai tin không nhỉ?
Và vấn đề này giờ đã được lan rộng thành, người châu Á và người châu Âu - Mĩ, đã xuất hiện tư tưởng hành hung và phân biệt người châu Á. Điều này được thể hiện khá rõ vào những ngày đầu bùng phát dịch tại châu Âu, khi họ nghĩ rằng do người TQ nói riêng và người châu Á nói chung đã gây bệnh cho họ.


PS: Thực ra em cũng không muốn bàn quá nhiều về vấn đề này trong khi có những vấn đề thiết thực hơn ngoài kia, ví dụ như là chuyện trường chuyên hay là dự án lấn biển của Vingroup. Chị có suy nghĩ gì về những chuyện như vậy ạ?
Về vấn đề trường chuyên, ý em cụ thể là gì nhỉ? Áp lực học tập đúng không nhỉ? Với tư cách hiện là một học sinh trường chuyên, chị thấy điều này là có tồn tại. Nhưng cái này là do chính phụ huynh và học sinh đòi cho bằng bạn bằng bè, mỗi người có một năng lực riêng, tài năng riêng và đôi lúc trường chuyên thì chỉ có vài môn chuyên -> không thể đáp ứng được hết nguyện vọng và tài năng của bạn ấy. Nhưng vấn đề là ở chính mối quan hệ giữa bạn ấy và phụ huynh của bạn ấy, nếu bạn ấy đủ khả năng thì hãy enrol còn không thì phải thể hiện một bộ mặt khác mình giỏi, để từ đó phụ huynh mới không lo lắng về con cái của họ. Bất kì cha mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con, việc học ở trường chuyên không chỉ đòi hỏi ở học tập, mà đây là một môi trường tốt giúp học sinh tự rèn luyện bản thân trước khi vào đời. Và nếu như em nghĩ rằng là " Đâu phải ai cũng giỏi được như thế" thì đấy là một suy nghĩ sai lầm, đúng, đúng thật là có nhiều người sinh ra có trí thông minh và sự nhanh nhẹn hơn so với phần còn lại, nhưng để vào trường chuyên ấy, còn rất nhiều yếu tố khác em à. Sự chăm chỉ, sự cố gắng và quyết tâm của người đó là một trong những yêu tố then chốt, như chị vầy nè. Chị tự nhận mình không xuất sắc ở một lĩnh vực nào, chị cũng không thông minh bằng bạn chị, nhưng chị vẫn cố gắng để đậu vào, vì chị biết nó tốt cho chị và gia đình chị.
Như Edison đã từng nói " tôi có 1000 thử nghiệm và cuối cùng cũng thành công, tôi không thất bại 999 lần còn lại mà đã thành công ở cả 1000 lần" Vì sao? Vì ông biết 999 lần kia ông sai, nên nó là cái mà ông học được. Cố gắng, quyết tâm và lòng đam mê thì sẽ (ít nhất) cũng đạt được một thành quả gì đó.
Còn một mặt nữa của trường chuyên, đó chính là những bạn trường ngoài nghĩ gì về hs trường chuyên? Cái này thực sự chị không rõ, có lẽ là nể phục, có lẽ là sự ghen tị... sao cũng được. Nhưng điều đó không đồng nghĩa hs trường ngoài học dở hơn hs trường chuyên, chị thấy có nhiều hs trường ngoài học rất tốt, nhưng lúc thi đầu vào họ chọn không thi hoặc do " học tài, thi phận", nếu mà cho an ủi thì coi như đó là số phận vậy. Nhưng chị nghĩ học trường nào cũng tốt thôi, quan trọng là chính bản thân người đó. Chứ chị thấy đâu phải ai học trường chuyên cũng là giỏi đâu em :)))
  • Còn về việc của Vingroup là vụ gì nhỉ, chị chưa có nhiều thông tin lắm về việc này. Với lại chị nghĩ vấn đề này liên quan đến kinh tế, chính trị và mối quan hệ hợp tác giữa nước mình và nước ngoài, nên chúng ta tốt nhất không nên bàn ở đây nhé!
 
  • Like
Reactions: Hy _ Nhiên
Top Bottom