Hóa Giải thích một số hiện tượng Hóa Học

Hy Nhiên

Cựu Mod Hóa
Thành viên
27 Tháng hai 2017
410
859
191
23
Thanh Hóa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:r50:r50:r50 Thân chào các bạn HM-er . Tụi mình lại gặp nhau rồi nhé ^^ .
:r60:r60:r60 Topic trước các bạn cho mình ăn bơ đấy nhé .
r104r104 Nhưng không sao . Chúng ta sẽ cùng vui mà học trong topic này nhé .
---> Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hằng ngày những hiện tượng hóa học xảy ra xung quanh chúng ta . Đã có bao h bạn tự hỏi tại sao cái này lại biến đổi thành cái kia ? Tại sao cái này lại như vậy ? Mình sẽ đưa ra 1 vài hiện tượng hóa học vui trong cuộc sống hằng ngày nhé
r105
C1:
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong đốt , kiến đốt thì sẽ đỡ đau ?

--> Bởi vì trong nọc độc của ong và kiến có chứa axit hữu cơ - axit fomic . (HCOOH)
--> Khi bôi vôi vào ( Ca(OH)2 ) sẽ xảy ra phản ứng bazo --> Khiến ta cảm thấy đỡ đau hơn .
Phương trình : Ca(OH)2 + 2HCOOH --> (HCOO)2Ca +2 H2O


C2 :
Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá bị chết ?

---> Vì trong đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2 ) khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và Ca(OH)2
CaC2 + 2H2O ---> C2H2 + Ca(OH)2
----> Khí C2H2 khi tác dụng với H2O tạo ra andehit axetic ( Ch3CHO )
-----> Các chất này làm tổn thương hoạt động hô hấp của cá và làm cá bị chết


C3 :
Vì sao muối NaHCO3 lại được dùng để chế thuốc trị đau dạ dày ?

---> Muối NaHCO3 hay còn gọi là Natribicacbonat được dùng để chế thuốc trị đau dạ dày bởi vì NaHCO3 trung hòa lượng axit dư trong dạ dày bằng phản ứng :
NaHCO3 + HCl --> NaCl + H2O + CO2


C4 :
Vì sao khi cơm bị khên người ta thường đưa vào nồi cơm 1 mẩu than củi ?

---> Do than củi có tính hấp phụ nên sẽ hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi .

C5 : Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
---> Các nhà khoa học khuyến cao nên đánh răng sau khi ăn trái cây khoảng 1 tiếng . Vì chất chua trong trái cây ( ax hữu cơ ) sẽ kết hợp với các thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải tấc công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi .
:r50:r50 Tạm thời vậy nhé . Tối mình sẽ đăng tiếp đáp án nhé .
r71r71 Câu hỏi :
1, Vì sao các đồ dùng làm bằng bạc để lâu ngày bị xám đen ?
2, Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc thấy xuất hiện kết tủa ?
3, Vì sao thường dùng tro bếp để bón cây ?
4, Vì sao cho viên sủi vào nước lại nổi bọt ?
5, Vì sao không dùng CO2 dập tắt các đám cháy Kim loại như Na, Mg , ..... ?
6, Giải thích câu * Nước chảy đá mòn * bằng kiến thức hóa ? Nêu sự tạo thành thạch nhũ trong hang động ?
7, Để khắc chữ lên thủy tinh người ta đã dùng cách nào ?Giải thích .
8, Hiện tượng mưa axit và tác hại ?
9, Vì sao khi thi đấu các VĐV thường xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
10, Các cụ xưa có câu:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
---> Giải thích bằng kiến thức hóa học .

@Ngọc Đạt @kingsman(lht 2k2)
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,214
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
3, Vì sao thường dùng tro bếp để bón cây ?
vì trong thành phần của tro có chứa [TEX]K_{2}CO_{3}[/TEX] cung cấp kali cho cây.
4, Vì sao cho viên sủi vào nước lại nổi bọt ?
trong viên sủi có chứa [TEX]NaHCO_{3}[/TEX] sau khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch và có khí [TEX]CO_{2}[/TEX] thoát ra nên có hiện tượng sủi bọt
PTHH [TEX]NaHCO_{3}+H_{2}O -------> NaOH+CO_{2}+H_{2}O[/TEX]
 
Last edited:

gabay20031

Giải Ba Mùa hè Hóa học 2017
Thành viên
11 Tháng ba 2015
611
805
224
21
Quảng Trị
1, Vì sao các đồ dùng làm bằng bạc để lâu ngày bị xám đen ?
Trả lời:Vì Ag sẽ tác dụng với H2S tạo thành bạc sunfua có màu đen.Vì thế nên bạc sẽ đoán được bệnh tật của con người,khi bị bệnh khí H2S thoát ra từ người làm bạc bị đen,sau khi hết bị bệnh thì Bạc không tác dụng với H2S nữa nên bạc sẽ có màu sáng lại :D
6, Giải thích câu * Nước chảy đá mòn * bằng kiến thức hóa ? Nêu sự tạo thành thạch nhũ trong hang động ?
*Vì Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. mà trong không khí có CO2 bị nước hòa tan tạo thành H2CO3(1 phần CO2)
CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2 đi qua đá theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng nên đã làm đá bị bào mòn
*Vì do 1 phần CaCO3 tác dụng với H2O(hơi nước) và CO2
CaCO3+CO2+H2O->Ca(HCO3)2(tan)
Sau đó Ca(HCCO3)2 chuyển đổi dần thành CaCO3 mà sự chuyển đổi này xảy ra chậm(nhiệt độ thiếu) nên trải qua hàng vạn năm mới tạo thành các thạch nhũ.
Ca(HCO3)2->(to)CaCO3+H2O+CO2
8, Hiện tượng mưa axit và tác hại ?
*Mưa axit là do khí SO3 từ các nhà máy thải ra bay lên các đám mây trữ nước và tác dụng với nước có trong các đám mây tạo thành dd aaxi sunfuric(H2SO4),khi trời mưa axit sunfuric này rơi xuống đất và gây thiệt hại nặng nề.
*Tác hại:
-Phá hủy mùa màng
-Phá hủy các công trình kiến trúc
10, Các cụ xưa có câu:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
N2 + O2------> 2NO (dk: tia lửa điện)
- Trong kk có ng tố N,khi có tia chớp,tức tia lửa điện,sẽ td vs O2 tạo thành NO
2NO +O2-----> NO2
-NO tiếp tục td vs O2 tạo thành NO2
2NO2 + H2O + 1/2 O2-------> HNO3
- NO2 td với nước (mưa) và O2 tạo thành HNO3.HNO3 là chất đạm,khiến cây lúa tốt,phát triển nhanh

Nguồn:Hocmai
Em chỉ biết có chừng này thui hà,chị thông cảm :D
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định

2, Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc thấy xuất hiện kết tủa ?

trong sữa có axit axetic là chất chua nên tạo môi trường axit
3, Vì sao thường dùng tro bếp để bón cây ?
vi có K2CO3
4, Vì sao cho viên sủi vào nước lại nổi bọt ?
vì có nahco3 cho vào nước tạo co2
5, Vì sao không dùng CO2 dập tắt các đám cháy Kim loại như Na, Mg , ..... ?
vì Mg (đại diện kim loại )tác dụng với CO2 cho ra C chứ không phải CO
Mg đang cháy >> nhiệt độ rất cao, nếu cho CO2 hay H2O vào thì xảy ra pư tỏa nhiệt
Mg + CO2 = MgO + C + năng lượng
Mg + H2O = Mg(OH)2 + H2
pứ còn tạo ra C và H2 là những chất rất dễ cháy
Vì Mg pứ được với 2 chất này, nên không thể đem 2 chất này để dập Mg cháy
6 Trong các hang động có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ và rất đẹp. Đó chính là kết quả lâud ài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí cacbonic trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào trong hạng động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn. Quá trình này xảy ra lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau. Đúng là Nước chảy đá mòn
7, Để khắc chữ lên thủy tinh người ta đã dùng cách nào ?Giải thích .

Người ta khắc chữ, hình lên thủy tinh bằng cách dùng acid HF : do SiO2 tan được trong HF tạo ra SiF4.
8, Hiện tượng mưa axit và tác hại ?
9, Vì sao khi thi đấu các VĐV thường xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
10, Các cụ xưa có câu:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"

do có N2 do Sét tạo ra trong ko khí VÀO NƯỚC CHO CÂY HẤP THỤ
*YÊU TOPIC NÀY CẢM ƠN BẠN
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
5, Vì sao không dùng CO2 dập tắt các đám cháy Kim loại như Na, Mg , ..... ?

@Ngọc Đạt @kingsman(lht 2k2)
Ủng hộ cho box Hóa cái :)))
Na,Mg là những kim loại có tính khử mạnh .Khi dùng CO2 xảy ra phản ứng hóa học :
2Mg+CO2 --->2 MgO +C . Lúc này C sinh ra lại tiếp tục cháy theo phản ứng
C+O2 ( có trong không khí )--->CO2
Như vậy khi dùng CO2 dập đám cháy thì đám cháy lại càng trở nên mạnh hơn trước
 

lâm chấn phong

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng sáu 2017
158
87
56
23
Bắc Giang
:r50:r50:r50 Thân chào các bạn HM-er . Tụi mình lại gặp nhau rồi nhé ^^ .
:r60:r60:r60 Topic trước các bạn cho mình ăn bơ đấy nhé .
r104r104 Nhưng không sao . Chúng ta sẽ cùng vui mà học trong topic này nhé .
---> Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hằng ngày những hiện tượng hóa học xảy ra xung quanh chúng ta . Đã có bao h bạn tự hỏi tại sao cái này lại biến đổi thành cái kia ? Tại sao cái này lại như vậy ? Mình sẽ đưa ra 1 vài hiện tượng hóa học vui trong cuộc sống hằng ngày nhé
r105
C1:
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong đốt , kiến đốt thì sẽ đỡ đau ?

--> Bởi vì trong nọc độc của ong và kiến có chứa axit hữu cơ - axit fomic . (HCOOH)
--> Khi bôi vôi vào ( Ca(OH)2 ) sẽ xảy ra phản ứng bazo --> Khiến ta cảm thấy đỡ đau hơn .
Phương trình : Ca(OH)2 + 2HCOOH --> (HCOO)2Ca +2 H2O


C2 :
Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá bị chết ?

---> Vì trong đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2 ) khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và Ca(OH)2
CaC2 + 2H2O ---> C2H2 + Ca(OH)2
----> Khí C2H2 khi tác dụng với H2O tạo ra andehit axetic ( Ch3CHO )
-----> Các chất này làm tổn thương hoạt động hô hấp của cá và làm cá bị chết


C3 :
Vì sao muối NaHCO3 lại được dùng để chế thuốc trị đau dạ dày ?

---> Muối NaHCO3 hay còn gọi là Natribicacbonat được dùng để chế thuốc trị đau dạ dày bởi vì NaHCO3 trung hòa lượng axit dư trong dạ dày bằng phản ứng :
NaHCO3 + HCl --> NaCl + H2O + CO2


C4 :
Vì sao khi cơm bị khên người ta thường đưa vào nồi cơm 1 mẩu than củi ?

---> Do than củi có tính hấp phụ nên sẽ hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi .

C5 : Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
---> Các nhà khoa học khuyến cao nên đánh răng sau khi ăn trái cây khoảng 1 tiếng . Vì chất chua trong trái cây ( ax hữu cơ ) sẽ kết hợp với các thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải tấc công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi .
:r50:r50 Tạm thời vậy nhé . Tối mình sẽ đăng tiếp đáp án nhé .
r71r71 Câu hỏi :
1, Vì sao các đồ dùng làm bằng bạc để lâu ngày bị xám đen ?
2, Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc thấy xuất hiện kết tủa ?
3, Vì sao thường dùng tro bếp để bón cây ?
4, Vì sao cho viên sủi vào nước lại nổi bọt ?
5, Vì sao không dùng CO2 dập tắt các đám cháy Kim loại như Na, Mg , ..... ?
6, Giải thích câu * Nước chảy đá mòn * bằng kiến thức hóa ? Nêu sự tạo thành thạch nhũ trong hang động ?
7, Để khắc chữ lên thủy tinh người ta đã dùng cách nào ?Giải thích .
8, Hiện tượng mưa axit và tác hại ?
9, Vì sao khi thi đấu các VĐV thường xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
10, Các cụ xưa có câu:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
---> Giải thích bằng kiến thức hóa học .

@Ngọc Đạt @kingsman(lht 2k2)
câu 7 : người ta sẽ dùng axit HF , axit HF có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh.
PT:4HF+ SiO2 ---> SiF4 + 2H20
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Câu 10 @gabay20031 đoạn cuối sai rồi nha ,HNO3 là acid chứ không hề là chất đạm :)
Câu này giải thích như sau :
Trong khí quyển có N2,O2. Khi có sấm chớp ,tia lửa điện có năng lượng nhiệt cao xuất hiện tạo điều kiện thích hợp cho phản ứng sảy ra :
N2+O2--->2NO
NO lúc này nhanh chóng bị oxi hóa NO+O2 ---->NO2 (khí không màu hóa nâu trong không khí )
Sau đó NO2 tiếp tục bị hòa tan trong nước mưa tạo dung dịch acid
2NO2+2H2O+O2 --->2HNO3
HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất tác dụng với những chất có trong đất đá (MgCO3,CaCO3,NH3....) tạo muối NO3- ,đó mới là những loại trong phân đạm mà cây dễ tổng hợp .Ví dụ như trong đất có MgCO3 thì
2HNO3+MgCO3--->Mg(NO3)2+H2O+CO2
 

Song Joong Ki

Nhì Mùa hè Hóa học 2017
Thành viên
27 Tháng hai 2017
271
481
211
Nghệ An
Trường THPT Thanh Chương 1-Nghệ An
Câu 8: Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
-Tác hại: mưa axit phá huỷ các khu rừng, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi, làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ bị mắc bệnh do nhiễm kí sinh trùng. Lá cây gặp mưa axit bị "cháy" lấm chấm, mầm chết khô… Thông là loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit
-mưa axit còn ảnh hưởng xấu tới ao, hồ. Lượng mưa axit đổ vào ao, hồ làm độ pH ở đây bị giảm, các sinh vật sống trong đó bị suy yếu hoặc chết hoàn toàn.
-Mưa axit ảnh hưởng tới đất, không khí, công trình kiến trúc cổ, đặc biệt là sức khoẻ của con người.
Câu 9: Loại bột màu trắng có CTHH là MgCO3. MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôii. Khi có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
(...The end...)
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Vì sao khi thi đấu các VĐV thường xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
sao trả lời hết rồi, huhu
Trả lời: khi thi đấu, bàn tay của các VĐV dễ sinh ra mồ hôi làm cản trở thi đấu. Khi đó, bột trắng ( có thành phần chính là MgCO3) có tác dụng hấp thụ mồ hôi giúp làm tăng độ ma sát cho bàn tay, hiệu quả khi thi đấu sẽ tăng lên, hết!!!
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
sao trả lời hết rồi, huhu
Trả lời: khi thi đấu, bàn tay của các VĐV dễ sinh ra mồ hôi làm cản trở thi đấu. Khi đó, bột trắng ( có thành phần chính là MgCO3) có tác dụng hấp thụ mồ hôi giúp làm tăng độ ma sát cho bàn tay, hiệu quả khi thi đấu sẽ tăng lên, hết!!!
anh xem ai trả lời sai trả lời lại
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Muộn quá, mọi người trả lời hết rồi . Có câu 2 chưa chính xác, mình giải thích lại nha
Khi vắt chanh vào sữa có kết tủa là hiện tượng đông tụ protein
Giải thích
Trong chanh có chứa axit citric, trong sữa có protein. Protein bị đông tụ khi nung nóng hay tiếp xúc với axit, bazo, 1 số muối
 

Hy Nhiên

Cựu Mod Hóa
Thành viên
27 Tháng hai 2017
410
859
191
23
Thanh Hóa
:r50:r50:r50 Yêu mọi người nắm nuôn ý :r50:r50
Tiếp tục nà :r2:r2:r2 .
1, Vì sao sau những cơn giông không khí trở nên tròng lành mát mẻ hơn ?
2, Vì sao chảo chống dính lại khiến thức ăn không bị dính trên chảo ?
3, Khi các cầu thủ đá bóng bị đau nằm trên đất nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ đau thì các cầu thủ bị thương có thể tiếp tục thi đấu .
Hãy cho biết chất đó là chất gì và giải thích ?
4, Vì sao khi nấu nước giếng lâu ngày ở một số vùng thấy xuất hiện lớp cặn ? làm sao để tẩy lớp cặn ?
5, Phèn chua dùng để làm sạch nước . Hãy giải thích ?
6, Vì sao khi mở lon nước ngọt có ga thường có bọt khí ?
7, Vì sao ax HNO3 lại làm thủng quần áo ?
8, Vì sao người ta hay dùng bạc để đánh gió khi bị cảm ?
9, Thuốc chuột có thành phần gì làm cho chuột chết ?
10 , Vì sao bánh bao thường xốp và có mùi khai ?
11, Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố có mùi khí clo ?
12, Hiện tượng Ma trơi là gì ? Ma trơi thường hay xuất hiện ở đâu
13, Tại sao ăn cơm nhai kỹ lại thấy ngọt ?
14, Tại sao chúng ta cần phải ăn muối iot ?


 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
1.
-Có 2 nguyên nhân

+/Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.

+/Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
3O2 → 2O3
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.

Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.

2.
Thực ra ở mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Chúng ta đều biết đại đa số hợp chất cao phân tử là những hợp chất bền, chịu được axit, chịu được kiềm, chịu được ăn mòn… Loại vật liệu trải trên chảo không dính là loại được tôn vinh là vua chất dẻo - đó là polytetrafloetylen, thường được gọi là "teflon". Polutetra floetylen là một cao phân tử không chứa hyđro.

Trong phân tử teflon chỉ có hai loại nguyên tố là cacbon và flo. Các nguyên tử cacbon và flo trong phân tử teflon liên kết với nhau rất bền chắc, nên đối với các chất bên ngoài chúng như "lì ra". Khi cho teflon vào các axit vô cơ hoặc hỗn hợp axit vô cơ đậm đặc như axit sunfuric, axit clohyđric, muối ăn, cường thuỷ (là hỗn hợp axit clohyđric và axit nitric có tính ăn mòn rất mạnh) vào dung dịch kiềm rồi đun sôi, teflon không hề biến chất. Tính chịu ăn mòn của teflon còn vượt xa vàng. Polytetrafloetylen là hợp chất hoá học có tính trơ đặc biệt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất, khoa học kỹ thuật.

Việc dùng nó để tráng lên chảo không dính quả là "dùng dao mổ trâu để giết gà". Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kỳ tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, tương, dấm cũng không xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng dính chảo một tí nào.

Chảo không dính quả là tiện lợi, thú vị. Nhưng có điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì Polytetrafloetylen ở nhiệt độ trên 250°C là bắt đầu phân huỷ và để thoát ra các chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì như thế sẽ có thể gây tổn thương cho lớp teflon và gây tổn hại cho lớp chống dính. Nhiệt độ cao và vết xước đều làm giảm tính năng của lớp chống dính.

3.
Đó là chất làm lạnh có tên là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.

C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Tranh thủ đi ủng hộ box Hóa vài câu.

13. Nước bọt có enzim amilaza thì phải, không nhớ kỹ. Em zin này phân tách đường đa thành đường đơn và đường đôi khiến nhai lâu chúng ta có cảm giác cơm ngọt.

12. Ma trơi là hiện tượng Photpho cháy trong không khí. Thường cái này xuất hiện ở nghĩa địa vì ở đó nhiều xương cốt, mà xương cốt thì chứa photpho.

11. Người ta sục khí clo vào nước để làm sạch nước, một phần clo còn đọng lại sẽ khiến nước có mùi hắc.

10. Hình như bột nở của bánh bao có thành phần amoniac (thành phần có trong nước tiểu).

9. Tất nhiên là thuốc độc nên chuột mới chết.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
1, Vì sao sau những cơn giông không khí trở nên tròng lành mát mẻ hơn ?
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát
.
Tại sao ăn cơm nhai kỹ lại thấy ngọt ?
Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt
14, Tại sao chúng ta cần phải ăn muối iot ?
Iôt có trong muối ăn có dạng KI và KIO3.Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ và các chứng bệnh khác.
9.
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột -> PH3 thoát ra nhiều -> chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
 
Top Bottom