giải thích hiện tượng

H

ho198765

Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Giải thích một số hiện tượng thường gặp

Tại sao khi chẻ rau muống ra, ngâm vào nước, nó sẽ cong lên?
Khi chẻ rau muống rồi cho vào nước, các tế bào phía trong không có thành dày bảo vệ nên dễ dàng bị trương nước.
Còn các tế bào phía ngoài có thành dày, vừa tạo hình dạng, vừa bảo vệ tế bào khỏi tác động của môi trường ngoài, do đó ít bị trương nước hơn.
Các tế bào phía trong trương nước nhiều hơn phía ngoài do vậy rau muống sẽ cong lên.
 
S

summerrain_32

[QUOTE1731365]Tại sao khi chẻ rau muống ra, ngâm vào nước, nó sẽ cong lên?
vì khi đó nước được thẩm thấu qua màng, lam cho lương nước bên trong màng nhiều do đó làm cho rau trương lên nên dẫn đến các cuống rau bị cong lên. @};-@};-@};-
 
N

namsonquyen

[QUOTE1731365]Tại sao khi chẻ rau muống ra, ngâm vào nước, nó sẽ cong lên?
vì khi đó nước được thẩm thấu qua màng, lam cho lương nước bên trong màng nhiều do đó làm cho rau trương lên nên dẫn đến các cuống rau bị cong lên. @};-@};-@};-
Bổ sung nhé:
Giống như quả bóng bay vậy. Khi bạn bóp vào 1 đầu thì đầu còn lại của nó sẽ phồng lên.không giữ nguyên hình dạng cũ.
Cũng như ở rau muống như bạn nói vậy, nước sẽ được vận chuyển thụ động qua màng bào khiến nó phồng lên(như khi ta muối dưa) lớp vỏ chịu sử tác động của nhân tố này thì rau muống sẽ cong lên khi ta ngâm vào nước.
 
A

anhtrangcotich

Câu 2:

Nước tồn tại dưới 2 dạng, nước tự do và nước liên kết. Trong dưa có rất nhiều nước tự do, còn trong dung dịch muối, nước tồn tại nhiều ở dạng liên kết với các ion.

Sự chênh lệch về nồng độ khiến nước tự do từ trong dưa khuếch tán ra ngoài (dưa xẹp xuống). Do tính đàn hồi của tế bào, khi mất nước thì tế bào biến dạng, xuất hiện thế năng đàn hồi. Chính thế năng đàn hồi này kéo một phần nước liên kết vào trong dưa làm cho nó phồng trở lại.
 
Top Bottom