Giải hộ tớ bài nè!!!!!!!!!!!!!

S

shiro_mokona

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chia 156,8 g hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành 2 phần thật đều nhau> Cho phần thứ nhất tác dụng hết với axit HCl, thu được 155,4 g muối khan. Phần thứ 2 cho tác dụng vừa hết với 500 ml dd M là hỗn hợp của HCL, H2SO4 loãng thu được 167,9 g muối khan. Viết các PTPU. Xác định % khối lượng sắt trong hỗn hợp L và nồng độ mol của dd M.
( trích đè thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Hóa Đại Học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội)
ai làm được thank trước nha >:D<
 
T

tobzo

Khối lượng mỗi phần là :156,8 : 2 = 78,4 (g)
Phần 1:
Nhận thấy khối lượng muối thay đổi là do nguyên tử Cl thay thế nguyên tử Oxi trong phân tử muối.
=> nO = (155,4 - 78,4 ): (71-16) = 1,4 ( mol)
=> nFe = (78,4-1,4x16): 56= 1(mol)
=> % Fe = 56 : 78,4 % =71,43 %
Pần 2:
Khối lượng muối thay đổi là do gốc SO4 thay thế cho gốc Cl.
=> nSO4 =(167,9-155.4):(96-71)=0,5 (mol)
=> nH2SO4 = 0,5 (mol)
ta cũng tính đc :
mCl = 167.9 - mFe - mSO4 = 63,9 (g)
=> nCl = 0,9 (mol)
=>nHCl = 0,9 mol
Từ đây thì bạn có thể tính nồng độ mol của dung dịch M rồi.
Chúc vui :D.
 
S

shiro_mokona

Lại có bài này, đến tận bây giờ vẫn chưa hiểu , hờ ............
Trong một ống thuỷ tinh hàn kín, một đầu để m gam bột Mg, đầu kia để n gam Ag2O. Nung ống ở nhiệt dộ cao, sau khi kết thúc TN thấy thành phần ko khí ko đổi , còn lại 2 chất rắn ở 2 đầu ống nghiệm thì 1 chất hoàn toàn ko tan trong H2SO4 loãng, một chất tan hoàn toàn nhưng ko tạo khí. Xác định tỉ lệ n :m
 
Top Bottom