giải giúp mình mấy bài trong đề thi thử của trường

V

vientrang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn A,B cách nhau 9,4 cm dao động cùng pha. Điểm M trên mặt nước thuộc đoạn AB cách trung điểm của đoạn AB đoạn 0,5 cm luôn không dao động. Số điểm cực đại trên đoạn AB là:
A. 10
B. 7
C. 19
D.9

2/ trong nguyên tử Hiđro, vận tốc của electron quay xung quanh hạt nhân khi ở trạng thái kích thích mà sau đó quang phổ có 2 vạch nhìn thấy là:
A. [tex]5,46.10^5[/tex] m/s
B. [tex]4,37.10^5[/tex] m/s
C. [tex]1,37.10^5[/tex] m/s
D. [tex]7,29.10^5[/tex] m/s

3/ Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau một khoảng 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước, tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. Gọi C là điểm trên mặt nước cách đều 2 nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn CO:
A. 4
B.7
C.5
D. 2
 
H

hocmai.vatli

/ trong nguyên tử Hiđro, vận tốc của electron quay xung quanh hạt nhân khi ở trạng thái kích thích mà sau đó quang phổ có 2 vạch nhìn thấy là:
A.
latex.php
m/s
B.
latex.php
m/s
C.
latex.php
m/s
D.
latex.php
m/s

Chào em thân mến!
2 bài về sóng rất đơn giản, chú ý 1 chút là làm được ngay. Bài về mẫu nguyên tử Bo có thể làm như sau:
Động năng của e bay xung quanh hạt nhân Wđ = 1/2mv^2 = ke^2/2r
Trong trường hợp này e chuyển động ở trạng thái kích thích mà sau ố có 2 vạch nhìn thấy lf e đang chuyển động ở trạng thái kích thích ứng với quỹ đạo O với bán kính quỹ đạo r = 5^2 ro, với ro = 5,3.10^-11 m
thay các thông số vào biểu thức trên ta tìm được v = 4,37. 10^5 m /s. Đáp án B


Chúc các em học tốt nhé!
 
T

trytouniversity

Câu 1 : Bạn xem giúp mình đề có thiếu chữ gì không , ví dụ như chữ gần nhất chẵng hạn .

Câu 3 :
O là trung điểm AB OA = 6 cm AC = 10 cm

Gọi M là điểm trên CO dao động cùng pha với nguồn

Để M dao động cùng pha với nguồn thì d = MA = MB = (k+ 0,5).[TEX]\lambda[/TEX]

Xét tam giác vuông AOC :

6 = OA \leq (k+0,5).[TEX]\lambda[/TEX] \leq AC = 10

3,25 \leq k \leq 5,75

k = 4 , 5 \Rightarrow có 2 điểm thoã đề bài .
 
S

sieunhantapbay

câu 1 chắc chắn còn thiếu rồi,ko có chữ gần nhất làm sao biết đc lamda,bài này mình giải nhìu rồi,mún làm dc bài này thì
1. đề phải cho M là điểm gần trung điểm AB nhất
2.đề cho số điểm cực tiểu hoặc cực đại giữa AB va M
 
V

vientrang

Mình xem lại đề rùi. Câu 1 không sai đề đâu. Đáp án là D. 9
Đáp án câu 2 là C. [tex]1,37.10^5[/tex] mà. Mấy cái r và ro lấy ở đâu vậy ạ.
Mọi người giải lại giúp mình với
còn câu 3 mình cũng không hiểu rõ lắm. Theo như mình hình dung thì đây là sóng trên mặt nước, tại trung điểm O là đường thẳng trung trực dao động với biên độ cực đại, tại sao lại có dao động ngược pha được nhỉ. Nhưng đáp án câu ý đúng là D. 2.trytouniversity có thể giải thích cho mình kỹ hơn được không
 
Last edited by a moderator:
T

trytouniversity

Theo như mình hình dung thì đây là sóng trên mặt nước, tại trung điểm O là đường thẳng trung trực dao động với biên độ cực đại, tại sao lại có dao động ngược pha được nhỉ. Nhưng đáp án câu ý đúng là D. 2.trytouniversity có thể giải thích cho mình kỹ hơn được không

Các điểm trên đường đường trung trực của AB đều dao động với biên độ cực đại , không có điểm nào dao động cực tiểu trên đó , đừng nhầm lẫn giữa cực tiểu và ngược pha bạn nhé .

Trên đó sẽ có điểm dao động cực đại và cùng pha hoặc cực đại và ngược pha , hoặc cực đại và lệch bao nhiêu đấy.
 
M

mu7beckham

trytouniversity cho mình hỏi nếu M không thuộc trung trực của AB thì điều kiện để M cùng pha, ngược pha với nguồn là gì?
 
V

vientrang

4/ Một máy phát điện xoay chiều gồm 4 cuộn dây mắc nối tiếp, mỗi cuộn dây có 100 vòng dây, mỗi vòng dây có tiết diện 10 x 20 [tex]cm^2[/tex]. Nam châm có 2 cặp cực từ quay với tốc độ 1800 vòng/phút, cảm ứng từ có độ lớn 0,01 T. Suất điện động hiệu dụng mà máy tạo ra là:
A. 30 (V)
B. 20 (V)
C. 15[tex]sqrt{2}[/tex] (V)
D. 30[tex]sqrt{2}[/tex] (V)

5/ Một sóng cơ lan truyền trên một phương truyền sóng. Phương trình sóng của một điểm M trên phương truyền sóng là: uM = 3cos(pi t) (cm). Phương trình của một điểm N trên phương truyền sóng là: uN = 3sin(pi t + pi/4) (cm). Cho MN = 25 cm. phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 1 (m/s)
B. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 1 (m/s)
C. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 2 (m/s)
D. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 2 (m/s)
 
R

roses_123

4/ Một máy phát điện xoay chiều gồm 4 cuộn dây mắc nối tiếp, mỗi cuộn dây có 100 vòng dây, mỗi vòng dây có tiết diện 10 x 20 [tex]cm^2[/tex]. Nam châm có 2 cặp cực từ quay với tốc độ 1800 vòng/phút, cảm ứng từ có độ lớn 0,01 T. Suất điện động hiệu dụng mà máy tạo ra là:
A. 30 (V)
B. 20 (V)
C. 15[tex]sqrt{2}[/tex] (V)
D. 30[tex]sqrt{2}[/tex] (V)

5/ Một sóng cơ lan truyền trên một phương truyền sóng. Phương trình sóng của một điểm M trên phương truyền sóng là: uM = 3cos(pi t) (cm). Phương trình của một điểm N trên phương truyền sóng là: uN = 3sin(pi t + pi/4) (cm). Cho MN = 25 cm. phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 1 (m/s)
B. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 1 (m/s)
C. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 2 (m/s)
D. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 2 (m/s)

4.
bài cho thế này thì coi [TEX] B_o=0,01 T[/TEX]
[TEX]w=2\pi.f=2\pi.p.n=120\pi[/TEX]
suất điện động hiệu dụng do 4 cuộn dây tạo ra sẽ là: [TEX]E=4. \frac{NB_oSw}{\sqrt2}[/TEX]
[TEX]=4.\frac{100.0,01.0,08.120\pi}{\sqrt2} =15\sqrt2[/TEX]
5.
[TEX] u_M=3 cos(\pi.t)[/TEX]
[TEX]u_N=3sin(\pi.t+\frac{\pi}{4})=3cos(\pi.t-\frac{\pi}{4})[/TEX]
---> sóng truyền từ M tới N với [TEX]\frac{w.x}{v}=\frac{\pi}{4} \Leftrightarrow v=1(m/s)[/TEX]
 
T

trytouniversity

trytouniversity cho mình hỏi nếu M không thuộc trung trực của AB thì điều kiện để M cùng pha, ngược pha với nguồn là gì?

Trong câu này, hai nguồn A và B cùng pha nên :

Nếu M không thuộc đường trung trực của AB thì điều kiện để M dao động cùng pha với nguồn là:

[TEX]d_2 + d_1 = k.2.\lambda[/TEX]

Ngược pha thì : [TEX]d_2 + d_1 = (2k +1).\lambda[/TEX]


Chú ý : Tất cả những điều kiện như : điểm này dao động cực đại hay cực tiểu, rồi cùng pha hoặc ngược pha đều có thể suy ra từ phương trình giao thoa sóng .

Ví dụ như câu trên chẵng hạn, M thuộc trung trực AB , vì sao điều kiện để M dao động cùng pha với nguồn là d = k.[TEX]\lambda[/TEX] ?

Vì theo pt giao thoa sóng :

Pha dao động là : ([TEX]\omega.t[/TEX] - [TEX]\pi.\frac{d_2+d_1}{\lambda} + \frac{\varphi_1 +\varphi_2 }{2} [/TEX])

Do [TEX]d_2 = d_1[/TEX] và 2 nguồn cùng pha nên :

Để cùng pha thì : [TEX]\pi.\frac{d_2+d_1}{\lambda}[/TEX] = k.2.[TEX]\pi[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\pi.\frac{2.d}{\lambda}[/TEX] = k.2.[TEX]\pi[/TEX]

\Leftrightarrow d = k.[TEX]\lambda[/TEX]





 
Last edited by a moderator:
Top Bottom