Sinh 10 Giải bài tập sgk

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
~ Nội dung ôn tập trong sgk ~
 

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Phần 3: Sinh học vi sinh vật
Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Câu 1. Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển.
Trả lời:
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2. Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Trả lời:

Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3. Khi có ánh sáng và giàu khí CO2, một loại sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3P04 - 1,5; KH2P04 - 1,0; MgS04 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0
a) Môi trường trên là loại môi trường gì?
b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
Trả lời:
a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5
Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Câu 1. Vi khuẩn lam tổng hợp protein của mình từ nguồn cacbon và nito ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?
Trả lời:
Vi khuẩn lam tổng hợp protein cho mình bằng sử dụng nguồn cacbon do qúa trình quang tự dưỡng, sử dụng diệp lục a là chính. Nguồn nito là nitrogenaza cố định nito phân tử diễn ra chủ trong tế bào dị hình.
Câu 2. Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:
Trả lời:
Đặc điểm Lên men LacticLên men rượu
Loại vi sinh vậtVi khuẩn lactic đồng hình và dị hìnhNấm men rượu, ngoài ra có thể có một số nấm mốc và vi khuẩn
Sản phẩm Lên men đồng hình: axit lactic Lên men dị hình : axit lactic CO2 eetilic và axit hữu cơNấm men: rượu êtilic, CO2. Vi khuẩn , nấm mốc : rượu, CO2, các chất hữu cơ khác
Nhận biếtcó mùi chuacó mùi rượu
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3. Tại sao khi để quả vải chín 3-4 ngày có mùi chua.
Trả lời:
Để quả vải chín 3-4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường. Ở vỏ quả nấm men xâm nhập vào trong quả và xảy ra quá trình lên men, chúng chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit ( có mùi chua).


 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 24: Thực Hành: Lên men êtilic và lactic
~ Nội dung thực hành trên lớp ~
 

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Trả lời:
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 2. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Trả lời:
Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.
Câu 3. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Trả lời:
Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Câu 1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?
Trả lời:
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2. Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.
Trả lời:
- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.
Câu 3. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?
Trả lời:
Nếu thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình mà để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.
 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau :
- Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt. 
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ?
Trả lời:
Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:

- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Câu 2. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác được không, vì sao ?
Trả lời:
Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2 chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.
Câu 3. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
Trả lời:
Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 28: Thực Hành: Quan sát một số vi sinh vật
~ Nội dung thực hành trên lớp ~
 

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Bài 29: Cấu trúc các loại virut
Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
Trả lời:
- Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.

- Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit.
Câu 2. Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.
Trả lời:
- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 3. Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời:
Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

 

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Câu 1. Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào.
Trả lời:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Câu 2. HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?
Trả lời:

- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục.
- Mẹ nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.
Câu 3. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
Trả lời:

Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Câu 4. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
Trả lời:
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
Câu 5. Cần phải nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
Trả lời:

Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.

 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 31: Virut gây bệnh
Ứng dụng của virut trong thực tiễn
Câu 1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?
Trả lời:
Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trong quy trình sản xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Câu 2. Virut thực vật lan truyền theo con đường nào?
Trả lời:
Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.
Câu 3. Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh
học.
Trả lời:

Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Câu 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
Trả lời:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
Câu 2. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu?
Trả lời:
Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh và không phân biệt bản chất của kháng nguyên. Đó là các hàng rào bảo vệ các cơ quan như da, niêm mạc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập, pH dịch dạ dày giết chết hầu hết vi sinh vật....
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên và không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Câu 3. Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Trả lời:
• Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
~ Nội dung ôn tập trong sgk ~
 
Top Bottom