Sinh 10 Giải bài tập sgk

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần 1.Giới thiệu chung về thế giới sống
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.
Trả lời:
Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.
Câu 2. Đặc tính nổi trội là gì? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...

Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
Câu 3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Trả lời:
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.
Câu 4. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu nêu dưới đây.
Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
c) Chúng đều có chung một tổ tiên.
d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Trả lời:
Đáp án: c


Topic giải bài tập SGK ~ phiền các bạn không cmt

Nguồn: Tự tổng hợp
 
Last edited:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 2: Các giới sinh vật
Câu 1. Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?
a) Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
c) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
d) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.
Trả lời:
Đáp án: b.
Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
Trả lời:
*Giới khởi sinh:
- Gồm những loài vi khuẩn, là loại sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ (1 - 5 [tex]\mu m[/tex])
- Sống khắp nơi: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.
- Phương thức sống đa dạng:
+ Hoại sinh.
+ 1 số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời,..
+ Kí sinh.

*Giới Nguyên sinh:
- Tảo:
+ Là sinh vật nhân thực, đơn bào, đa bào.
+ Tự tổng hợp chất hữu cơ -> nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
+ Quang tự dưỡng
+ Sống trong nước
- Nấm nhầy:
+ Là sinh vật nhân thực
+ Tồn tại ở 2 pha:
. Pha đơn bào -> giống trùng amip.
. Pha hợp bào -> khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân.
+ Dị dưỡng.
+ Sống hoại sinh.
- Động vật nguyên sinh:
+ Đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực.
+ Dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

*Giới Nấm:
- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
- Cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào chứa ki tin, không có lục lạp.
- Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
- Sinh vật dị dưỡng:
+ Hoại sinh.
+ Kí sinh.
+ Cộng sinh.
Câu 3. Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?
a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.
b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.
c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
d) Cả a và b.
Trả lời:
Đáp án: d.

 
Last edited:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Phần 2: Sinh học tế bào
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.
Trả lời:
- Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống, người ta chia các nguyên tố thành hai loại:
+ Đa lượng.
+ Vi lượng -> chiếm lượng nhỏ (0.01% khối lượng cơ thể) -> vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống.

- Các nguyên tố như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, ...
- Ví dụ:
+ Thiếu iot -> mắc bệnh bướu cổ
+ Thiếu Mo -> cây sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết ....
Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?
Trả lời:
Nước:
+ Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa
+ Thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống
+ Không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
+ Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
=> Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không
Câu 3. Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.
Trả lời:
- Cấu trúc hoá học của nước:
+ Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
+ Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi.
+ Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).
- Vai trò:
Câu 2.
 
Last edited:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 4: Cacbohidrat và lipit
Câu 1. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:
a) Đường đơn
b) Đường đội
c) Tinh bột
d) Cacbohiđrat
e) Đường đa.
Trả lời:
Đáp án: d.
Câu 2. Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Được cấu tạo chủ yếu từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân.
+ Một trong đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường có cacbon, gồm các loại:
. Đường đơn.
. Đường đôi.
. Đường đa.

- Chức năng:
+ Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
+ Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
+ Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên những hợp chất tham gia cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
Câu 3. Nêu các loại lipit và cho biết chức năng của các loại lipit.
Trả lời:
Các loại lipit trong cơ thể sống là:
*Mỡ:
- Được hình thành do 1 phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo.
- Mỗi axit béo thường được câu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon.
- 2 loại:
+ Axit béo no: mỡ động vật
+ Axit béo không no: mỡ thực vật và một số loài cá

-> Chức năng: là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột.

*Phôtpholipit:
- Cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.
-> Chức năng: cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

*Sterôit
Một sô lipit có bản chất hoá học là sterôit
-> Chức năng: có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật.
[

VD:
+ Colestêrôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật.
+ Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit.


* Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin A, D, E và K cũng là một dạng lipit.
 
Last edited:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 5: Protein
Câu 1: Nếu cấu trúc bậc 1 của protein bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của protein có bị thay đổi không? Giải thích.
Trả lời:
- Vì prôtêin đc đặc trưng bởi trình tự, số lượng, thành phần các axit amin. Chính vì thế nếu thay thế 1 aa này bằng 1 aa khác sẽ làm cho prôtêin này chuyển thành prôtêin khác, làm mất đi tính đặc trưng của protein. đó. Chính vì thế chức năng của protein bị thay đổi.
Câu 2. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
Trả lời:
Prôtêin trong cơ thể người có rất nhiều loại (côlagen, prôtêin hêmôglôbin, kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào....)
- Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển 02 và C02.
- Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc.
- Hoocmôn insulin điều hòa lượng đường trong máu.
- Kháng thể, inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
Câu 3. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời:
Cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Các axit amin này được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số prôtêin khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.
 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 6: Axit nucleic
Câu 1. Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.
Trả lời:
- ADN

  • Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
  • Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN
  • Nu ADN có 4 loại A, T, G, X

- ARN

  • Có cấu trúc gồm một mạch đơn
  • Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
  • Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
Câu 2. Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?
Trả lời:
- Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó x=y ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng -> rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên.
- Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày nay.
Câu 3. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
Trả lời:
Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các - nuclêôtit trên phân tử ADN là vì:
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi: pônuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS.
- Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô.
G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô (và ngược lại)
-> Chính vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch kia bị hư hỏng) sẽ được dùng làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị hư hỏng với sự tác động của enzim.
Câu 4. Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Trả lời:
Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Chương II: Cấu trúc của tế bào
Bài 7: Tế bào nhân sơ
Câu 1. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?
Trả lời:
Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 - 20nm, được cấu tạo bằng chất peptiđôglican (pôlisaccarit liên kết với peptit). Thành tế bào vi khuẩn có chức năng quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.
Câu 2. Tế bào chất là gì?
Trả lời:
- Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (hoặc nhân tế bào).
- 2 thành phần chính:
+ Bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau)
+ Ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
- Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng cùng các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, ARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
Câu 3. Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.
Trả lời:
- Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao).
- Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
- Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
Câu 4. Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.
Trả lời:
- Chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc).
- Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Nhưng plasmit không phải là vật chất di truyền, rất cần thiết cho tế bào nhân sơ.
Câu 5. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ta ưu thế gì?
Trả lời:
- Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.
- Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.
- Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.
 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 8: Tế bào nhân thực(1)

Câu 1. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.
Trả lời:
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 2. Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Trả lời:
Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Lưới nội chất có hai loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chúng có chức năng như sau:
* Lưới nội chất trơn.
- Tổng hợp lipit.
- Chuyển hóa đường.
- Phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
* Lưới nội chất hạt
- Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào.
- Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
Câu 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

- Chức năng:
+ Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.
+ Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất được gửi đến Gôngi bằng các túi tiết.
Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đi các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khối tế bào.
Câu 4. Tế bào nào trong cơ thể người nêu ra dưới đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
a) Tế bào hồng cầu.
b) Tế bào bạch cầu
c) Tế bào biểu bì.
d) Tế bào cơ.
Trả lời:
Đáp án: b
Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm.
Trả lời:

- Cấu tạo:
+ Là 1 bào quan không có màng bao bọc.
+ Gồm một số loại rARN và nhiều protein khác nhau

- Chức năng:

+ Chuyên tổng hợp protein của tế bào.
+ Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.
Câu 6. Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Trả lời:

- Nhân:
+ Tế bào nhân sơ nhân chưa phân hóa, chưa có màng nhân.
+ Tế bào nhân thực đã có màng nhân và nhân đã phân hóa.
- Bào quan:
+ Tế bào nhân sơ chưa có bào quan.
+ Tế bào nhân thực đã có nhiều bào quan.

 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 9: Tế bào nhân thực(2)

Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Có lớp màng bao bọc.
+ Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
- Chức năng:
+ Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.
+ Chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữ
u cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Có 2 lớp màng bao bọc.
+ Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.
+ Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và

ribôxôm.
- Chức năng:

+ Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP.
+ Chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 3. Nêu cấu trúc và chức năng của lizôxôm.
Trả lời:
- Cấu trúc:

+ Là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân.
- Chức năng:

+ Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.
Câu 4. Nếu các chức năng của không bào.
Trả lời:
* Tùy theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào mà chức năng của không bào khác nhau;
- Tế bào thực vật:
+ Thường có 1 không bào lớn hoặc nhiều không bào vs chức năng khác nhau.
+ Một số chứa chất phế thải độc hại.

- Tế bào lông hút ở rễ cây:
+ Hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây.
- Tế bào cánh hoa:
+ Được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào -> vì nó chứa nhiều sắc tố.
- Tế bào động vật:
+ Một số có thể có không bào nhỏ:
. Không bào tiêu hóa
. Không bào co bóp


 
Last edited by a moderator:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 10: Tế bào nhân thực(3)

Câu 1. Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ông, vi sợi và vi trung gian.
+Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.
- Chức năng:
+ Như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định.
+ Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.
Câu 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
Trả lời:
- Cấu tạo:
+ Gồm 2 thành phần chính là lớp kép photpholipit và các protein bám màng, xuyên màng.
+ Ở tế bào động vật, màng sinh chất có các phân tử côlestêron làm tăng độ ổn định của màng.
+ Màng sinh chất còn có các thành phần như glicôlipit. Glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các thụ thể, các kênh ,... tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài tế bào.
- Chức năng:
+ Trao đổi có chọn lọc với môi trường ngoài (màng có tính bán thấm): Lớp photpholipit chỉ cho các phân tử nhỏ không cực đi qua, các chất phân cực và tích điện phải đi qua các kênh prôtêin.
+ Thực hiện các chức năng khác nhau: Vận chuyển các chất, thu nhận tông tin, nhận biết: màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin để đưa ra các phản ứng phù hợp.
+ Màng sinh chất có các dấu chuẩn là các glicôprôtêin đặc trung cho từng loại tế bào. Các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết được tế bào lạ
Câu 3. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn.
Trả lời:
- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.

- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
- Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.
Câu 4. Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
Trả lời:
- Cấu tạo:
+ Cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.

- Chức năng:
+ Có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
 
Last edited by a moderator:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 1. Thế nào là vận chuyển thụ động?
Trả lời:
- Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng. Trong phương thức vận chuyển này, các chất từ nơi có nồng độ cao khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là sự thẩm thấu.
- Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng hai cách:
+ Trực tiếp khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào.
Câu 2. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.
Trả lời:
upload_2017-11-19_22-24-15.png[
Câu 3. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau.
Trả lời:
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
Câu 4. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
Trả lời:
Khi tế bào tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
 
Last edited by a moderator:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Câu 1. Thế nào là năng lượng ?
Trả lời:
- Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh năng lượng.
- Tùy theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành hai loại:
+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.
+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh công.
Câu 2. Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?
Trả lời:
- Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng,...
- Nhiệt năng ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa hai phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế.
- Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hóa năng (tiềm ẩn trong các liên kết hóa học), trong đó ATP - một hợp chất cao năng (đồng tiền năng lượng của tế bào).
Câu 3. Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.
Trả lời:
- Cấu trúc:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần:
+ Ađênin.
+ Đường ribôzơ.
+ 3 nhóm phôtphat.
=> Đây là một hợp chất cao năng vì:
+ Liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.
+ ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
Hiểu một cách đơn giản: [tex]ATP\leftrightharpoons ADP + Pi + E[/tex]

(Có thể bạn chưa biết: Mỗi liên kết bị phá vỡ giải phóng khoảng 7,3 kcal)

- Chức năng:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng
+ Sinh công cơ học
Câu 4. Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất.
Trả lời:
- Chuyển hóa vật chất:
+ Là tập hợp các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào.
+ Là một đặc tính nổi trội ở cấp tế bào được hình thành do sự tương tác của các loại phân tử có trong tế bào.
=> Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo sự chuyển hóa năng lượng.

- Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt:
+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn.
=> Quá trình dị hoá cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP. ATP ngay lập tức được phân hủy thành ADP và giải phóng năng lượng cho quá trình đồng hoá cũng như các hoạt động sống khác của tế bào.
 
Last edited:

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Câu 1. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin (coenzim).
+ Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.

- Cơ chế tác động:
+ Enzim liên kết với cơ chất -> phức hợp enzim - cơ chất -> Enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm -> giải phóng enzim và sản phẩm mới.
+ Liên kết enzim - cơ chất có tính đặc thù (do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim của mỗi loại enzim chỉ tương thích với 1 hoặc 1 số loại cơ chất nhất định).
Câu 2. Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu có một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn?
Trả lời:
+ Do enzim có cấu tạo từ prôtêin kết hợp với các chất khác, mà prôtêin là hợp chất dễ bị biến tính dưới tác động của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng quá cao, prôtêin sẽ bị biến tính (nên giảm hoặc mất hoạt tính).
Câu 3. Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia chất tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của enzim? Giải thích?
Trả lời:
- Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt.
- Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim:
+ Tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim -> Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng.
Câu 4. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
Trả lời:

- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng các chất hoạt hóa và ức chế enzim nhằm điều chỉnh hoạt tính của enzim.
 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Bài 16: Hô hấp tế bào
Câu 1. Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?
Trả lời:
-
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.
- Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
Câu 2. Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
Trả lời:

- Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính:
+ Đường phân -> diễn ra trong tế bào chất.
+ Chu trình Crep -> diễn ra trong chất nền của ti thể.
+ Chuỗi chuyền electron hô hấp -> diễn ra ở màng trong của ti thể.
Câu 3. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
Trả lời:
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP => do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.

~ Có thể bạn chưa biết ~
- Trong trường hợp tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ ta không thể tiếp tục tập luyện được nữa, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp thải axit lactic ra ngoài cơ thể mới luyện tập tiếp được.
VD:
Đá bóng mà không khởi động kĩ => chuột rút,...
Ngồi trước máy tính lâu => mỏi vai,...
 
  • Love
Reactions: World Hello

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 17: Quang hợp
Câu 1. Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
Trả lời:
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, những nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt so với quang hợp ở thực vật tảo nhưng sự sai khác đó là không nhiều.
Câu 2. Quang hợp thường được chia thành mấy pha? Là những pha nào?
Trả lời:
Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi năng lượng ánh sáng.

Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 (có nghĩa là nhờ quá trình này, các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.
Câu 3. Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
Trả lời:

Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carôterôit (sắc tố vàng, da cam, tím đó), phicôbilin).
Câu 4. Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Trả lời:
Trong quá trình quang hợp, ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng ôxi.
Câu 5. Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
Trả lời:
Ở thực vật, pha sáng diễn ra khi có ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.
Câu 6. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
Trả lời:
. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp chất có ba cabon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vi trong con đường này, chất kết hợp với C02 đầu tiên là RuBP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.

 
Last edited:

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Câu 1. Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.
Trả lời:

Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Câu 2. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Trả lời:
Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
Câu 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào?
Trả lời:
Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con.

Câu 4. Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Trả lời:
Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
 
Last edited:

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 19: Giảm phân
Câu 1. Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I.
Trả lời:

* Kì đầu I: Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hợp) với nhau sau tiếp hợp các NST dần co xoắn lại, thoi vô sắc hình thành và một số sợi thoi đính với tâm động của NST. Trong quá trình bắt đôi và tách rời nhau các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo). Màng nhân và nhân con tiêu biến.
* Kì giữa I: Các NST kép bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo, xếp thành hai hàng. Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.
* Kì sau I:
Mỗi NST kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển theo thoi I
vô sắc về các cực của tế bào.
* Kì cuối I:
Sau khi đi về cực của tế bào, các NST dần dần xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia chất tế bào tạo nên hai tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.
Câu 2. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
Trả lời:

Sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng. Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Câu 3. Nêu sự khác biệt giữa nguyên nhân và giảm phân.
Trả lời:

Nguyên phân
- Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.
- Có một lần phân bào.
- Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
- Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.
- Kết quả: tạo 2 tế bào con có số lượng NST giống hệt tế bào mẹ
(2n).
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
- Có hai lần phân bào.
- Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
- Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.
- Kết quả: qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Trả lời:

- Ý nghĩa của quá trình giảm phân: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp :ác loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
 

Núii

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
20
39
16
21
Hải Dương
THPT
Bài 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
~ Nội dung thực hành trên lớp ~
 
Top Bottom