Văn 11 Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"

Ngân's Hà

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng chín 2021
14
17
6
19
Hà Nội

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tại box Văn. Dưới đây là gợi ý của mình

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, giá trị hiện thực trong đoạn trích
(Ví dụ: Nhắc đến Lê Hữu Trác chắc hẳn ta luôn nhớ tới vị Hải Thượng Lãn Ông chữa bệnh giỏi, biết soạn sách lại mở trường truyền y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong quyển "Hải thượng y tông tâm lĩnh". Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" được trích ở cuối bộ đó. Bằng ngòi bút hiện thực, sự quan sát tỉ mỉ, tác giả đã phản ánh chân thực bức tranh về đời sống xa hoa, sự lộng quyền của nhà Chúa, đồng thời cũng thể hiện kín đáo sự thờ ơ, không màng đến danh lợi của chính mình....)
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông
+ Quê: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)
+ Là một danh y, chữa bệnh giỏi, soạn sách, mở trường truyền y học
+ Sự nghiệp của ông tập hợp trong quyển "Hải thượng y tông tâm lĩnh"
- Tác phẩm:
+ Thể loại: kí
+ Được viết bằng chữ Hán, nằm ở cuối bộ "Hải thượng y tông tâm lĩnh"
+ Bức tranh về đời sống hiện thực thời vua Lê - chúa Trịnh
- Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh": nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, được dẫn vào để bắt mạch và kê đơn cho Trịnh Cán
2. Giải thích giá trị hiện thực là gì?
- Hiện thực: là sự thực, những điều xảy ra trong cuộc sống
- Giá trị hiện thực trong tác phẩm: là những điều ngoài đời thực mà tác phẩm văn học phản ánh, thể hiện
- Giá trị hiện thực trong "Vào phủ chúa Trịnh" là sự giàu sang, xa hoa bậc nhất và lộng quyền của nhà Chúa
3. Giá trị hiện thực trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"
- Quang cảnh trong phủ chúa:
- Cảnh bên ngoài:
+ Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm
+ Khi vào phủ, phải qua 5, 6 lần cửa với lối đi quanh co
+ Mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn vào phải có thẻ
+ Ở hậu viện có "Hậu mã quân túc trực"
=> Khung cảnh thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh, cực kì tráng lệ.
- Cảnh bên trong
+ Những dãy nhà cao và rộng
+ Kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng và những đồ nhân gian chưa từng thấy
+ Đồ tiếp khách đều là mâm vàng chén bạc
=> Đều là những cung điện cao rộng
+ Nội cung bên trong chỉ có hai màu chủ đạo, biểu hiện rõ uy quyền, giàu sang nơi phủ chúa
- Nội cung của thế tử
+ Tối om, phải qua 5, 6 lần trướng gấm, trong phòng lúc nào cũng đốt nến
+ Sập thếp vàng, ghế rồng
=> Quang cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng, cuộc sống vương giả, cảnh vật lạ lùng, không khí ngột ngạt, tù đọng, thiếu sinh khí
*) Cung cách sinh hoạt
- Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa có tên chạy hét đường, cáng chạy như ngựa lồng
- Vào phủ, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại rất nhiều, các cửa có vệ sĩ, các phi tần xung quanh chầu trực -> uy quyền tối thượng
- Lời lẽ nhắc đến chua Trịnh, thế tử đều hết sức lễ độ
- Tác giả không thấy được mặt chúa mà chủ làm theo mệnh lệnh
- Xem bệnh xong chỉ được viết đơn thuốc trình lên mà không được trao đổi với chúa
- Thế tử bị bệnh có đến 7~8 người phục dihcj và lúc nào cũng có người đứng hầu hai bên
- Thế tử chỉ là một đứa trẻ lên 5 lên 6 nhưng tác giả - một cụ già khi vào xem bệnh phải lạy bốn lạy, đi ra cũng phải lạy, muốn xem thân hình phải xin phép
=> Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, cách nói năng, kẻ hầu người hạ cho ta thấy quyền uy đến cực điểm, sự cao sang, xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa
  • Chi tiết được cho là đắt giá, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm: Tác giả phải quỳ lạy thế tử (chỉ là một đứa bé) và được thế tử khen "ông này lạy khéo"
- Ngay từ khi đi trên đường, tác giả đã thấy rõ sự giàu sang khó bì kịp của phủ Chúa. Vào đến nơi lại càng thấy lộng lẫy hơn. Trước khi khám bệnh cho thế tử, ông phải lạy bốn lạy rồi mới được khám. Ấy vậy mà ông lại được thế tử - một đứa con nít ban cho lời khen: Ông này lạy khéo!
- Nếu thế tử là người đã trưởng thành thì chi tiết này đã không đắt giá đến vậy. Khám bệnh, một bên là lão ông, một bên là đứa trẻ nhưng lão ông lại “được” đứa trẻ kia khen một cách rất “trẻ con”. Từ lời khen ấy mà ta cảm nhận sâu sắc hơn sự uy quyền, thế lực to lớn của nhà Chúa. Ngay một đứa trẻ cũng có thể nói những lời như vậy mà ai ai cũng phải nghe, tuân theo
- Đồng thời, lời nói ấy cũng gián tiếp nêu lên nguyên nhân vì sao tác giả luôn từ chối bổng lộc và về ở ẩn: thầy thuốc thăm khám bệnh cho vua chúa không có tiếng nói, bất lực trước mọi chuyện
Kết bài: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật

Còn thắc mắc điều gì hãy đặt câu hỏi nhé
Chúc bạn học tốt!
 
  • Like
Reactions: Ngân's Hà
Top Bottom