- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Mới đây, vào ngày 7 tháng 5 năm 2018, trong đề kiểm tra học kỳ II môn lịch sử khối 7 có một câu hỏi khá thú vị: “qua các bài học lịch sử mà em dã được học trong học kỳ II này, em yêu thích nhân vật lịch sử Việt Nam nào nhất? Vì sao?”
Có thể nói, đây là câu hỏi kiểm tra với đáp mở và rất thú vị.
Trong chương trình lịch sử lớp 7, các em học sinh được học về phần lịch sử dân tộc thời trung đại. Đây là phần trình lịch sử hay nhất mà các em được học. Bởi, ở phần này các em được học hàng loạt các vị anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách như Lê Lợi, Nguyễn Huệ… hay các em có thể biết đến các vị danh nhân văn hóa làm rạng rỡ nền học thuật dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Qúy Đôn…
Như vậy, với câu hỏi mà đề đưa ra, các em học sinh có rất nhiều sự lựa chọn nhân vật mà mình yêu thích. Tùy vào cá tính, sở thích hay đơn giản là thích, chỉ vậy thôi.
Tuy nhiên, trong khi chấm bài kiểm tra học kỳ, chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên khi có khá nhiều bài làm chọn cái tên Nguyễn Ánh - Đức thế tổ Gia Long. Người mà những trang sử trong sách giáo khoa hiện nay không mấy trân trọng. Thậm chí, là phỉ nhổ, chê bai.
Vậy thì duyên cớ nào học sinh lại chọn Gia Long là nhân vật mà các em yêu thích.
Dưới đây, là một bài viết của một em học sinh như sau:
“Em yêu thích nhân vật Nguyễn Ánh tại vì ông có công thống nhất đất nước, ban hành luật Gia Long, và có nhiều chính sách xây dựng đất nước. Và vì ông có lòng kiên trì, chịu gian khổ, dù nhiều lần bị quân Tây Sơn truy giết, tiêu diệt toàn bộ quân của ông đã xây dựng bấy lâu nhưng ông vẫn đứng dậy làm lại từ đầu. Đây là đức tính tốt mà chúng ta nên học.”
Theo quy định chấm điểm đáp án của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Huế đưa ra thì câu này được chấm như sau:
“Học sinh làm bài theo suy nghĩ của bản thân, có thể các em nêu tên các vị anh hùng dân tộc: Lê Lợi, Nguyễn Huệ hoặc các danh nhân văn hóa: Nguyễn Trãi… (0,5đ)
Lý do các em yêu thích có thể là: Các nhân vật là những anh hùngvĩ đại của dân tộc, yêu nước nồng nàng, kiến thức uyên bác. (0,5đ)”
Như vậy, liệu câu trả lời của học sinh trên có đúng với đáp án hay không?
Nguyễn Ánh – Gia Long có phải là vì anh hùng dân tộc vĩ đại hay không?
Những câu trả lời của học sinh như vậy, có khiến cho giáo viên cho điểm hay không?
Theo như chúng tôi quan sát, thì phần bài làm này không hề nhận được một con điểm nào. Có thể nó là sai so với nhận thức của người chấm.
Nguyễn Ánh –Gia Long phải là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại của dân tộc ta!
Tại sao?
Chúng ta hãy lần theo những trang sử của cuộc đời ông và những đóng góp của ông trong tiến trình lịch sử dân tộc để có cách nhìn thấu đáo hơn.
Đặt trong bối cảnh những năm 70 của thế kỷ XVIII, ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn bị loạn thần Trương Phúc Loan thao túng quyền lực, tệ tham ô diễn ra tràn lan, dân nhân lầm than. Phong trào Tây Sơn xuất hiện thời điểm ấy là thời cơ chín mùi để chống lại một triều đình thối nát. Năm 1785, Họ Trịnh nhân cơ hội đó đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn nhanh chóng bị đánh baị, phải chạy vào Gia Định.
Tây Sơn hòa hoãn với quân của chúa Trịnh ở phía Bắc, dồn toàn bộ lực lượng truy giết dòng họ Nguyễn ở phía Nam. Khi đó, Nguyễn Huệ 18 tuổi đã là tướng quân bách chiến bách thắng của đội quân Tây Sơn, có tài thao lược hơn người, phong thái oai phong, là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Còn Nguyễn Ánh, là hậu duệ còn sót lại cuối cùng của dòng chúa Nguyễn, mất nước, phải trốn chạy nhiều lần từ Gia Định ra Phú Quốc rồi lưu lạc sang tận Xiêm (Thái Lan), cầu cứu vua Xiêm giúp đỡ để lấy lại cơ nghiệp của tổ tông và để trả mối thù sâu đậm với nhà Tây Sơn.
Vì duyên cớ nào NguyễnÁnh lại cầu cứu quân Xiêm?
Điểm lại những sự kiện lịch sử, vua Xiêm lúc bấy giờ là Chakri (Rama I), trướcđó, năm 1781, khi đang giao chiến NguyễnÁnh ở Chân Lạp thì triềuđình Xiêm La bấtổn, có chính biến. Chakri đã xin với tướng của NguyễnÁnh là Nguyễn Hữu Thụy giảng hòa đểđem quân về kinh thành trừ nội phản.
NguyễnÁnh chấp nhận giảng hòa, sau đó Chakri trở thành vua nước TháiLan, còn gọi là Phật vương. Quan hệ giữa Xiêm với NguyễnÁnh thay đổi, từ đối kháng trở thành đồng minh. Như vậy, có thể thấy rằng 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sự giúp sức dành cho NguyễnÁnh. Xét về kẻ xâm lược Xiêm La lúc bấy giờ cũng không mạnh hơn nước ta là bao nhiêu. Theo như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Lanh thì quân Xiêm không thể nào xâm lược được nước ta. Tuy nhiên, việc NguyễnÁnh cầu viện quân Xiêm là một sai lầm rấtđáng trách.
Cùng vớiđó, việc NguyễnÁnh bị chê trách nữa là cầu viện Pháp.
Tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh; nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này. Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 đã không thành hiện thực (do cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã lật đổ Hoàng gia Pháp)
Bá Đa Lộc về nước với một đám lính đánh thuê từ Ấn Độ và một vài chiếc tàu chiến cũ kỹ. Về sau, khi đại nghiệp thống nhất thành công, Pháp viện cớ buộc Gia Long thi hành hiệp ước Véc – xai, tuy nhiên Gia Long đã từ chối vì phía Pháp không thi hành điều gì trong hiệp định. Ông hạn chế giao lưu với người Pháp vì biết rõ ý định xâm lăng từ Pháp quốc. Dù rất nể tướng quân Lê Văn Duyệt nhưng Ông đã không chọn người cháu đích tôn (con của hoàng tử Cảnh) để kế thừa ngai vị mà ông chọn đứa con thứ của mình là Minh Mạng nối ngôi. Bởi dòng có tư tưởng thân Pháp. Ông lo ngại Pháp sẽ nhân cơ hội đó mà chiếm lấy nước ta, nên ô ng chọn người con có tư tưởng chống Pháp lên nối ngôi như đã nói là Minh Mạng.
Sau khi thấy sự lớn mạnh của NguyễnÁnh ở Nam Bộ, Nguyễn Huệ xem thầyphong thủy và bói toán thì được nói rằng long mạch của chúa Nguyễn ở Phú Xuân còn rất mạnh, đang hổ trợ cho Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, cần cắt đứt chúng. Vì vậy, lăng các chúa Nguyễn bị quật lên, trong đó có cha của Nguyễn Ánh, dù không làm chúa là Nguyễn Phúc Côn cũng bị đào xới lên và vất xuống sông. Mộ của Nguyễn Kim ở vùng đồi núi Thanh Hóa không biết ở đâu không thì cũng bị quật lên.
Chính vì việc này, sau khi chiếm được Phú Xuân năm 1801, đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh có những hành động trả thù hết sức dã man. Như khai quật mộ của Nguyễn Huệ lên, giã xương ra sau đó cho quân lính tiểu vào đó. Hộp sọ thì giam vào ngục tối, yểm bùa và xích lại. Con cháu nhà Tây Sơn thì bị giết hết sức rùng rợn. Người đời dèm pha cho rằng NguyễnÁnh là một con người hiếu sát, tàn bạo với kẻ thù. Nhưng lịch sử đã ghi lại những việc làm khoan dung và độ lượng với những kẻ thù trước đây như vua Lê và con cháu chúa Trịnh, cũng như những người từng làm quan thời Tây Sơn.
Như vậy, NguyễnÁnh mang trong mình mối hận lớn với nhà Tây Sơn, đặc biệt là với Nguyễn Huệ, việc ông trả thù như vậy. Âu cũng là quy luật nhân quả, có vay ắc phải trả.
Như vây, cần có sựđánh giá công bằng và công tâm hơn vềnhân vật NguyễnÁnhs trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.
Một con ngườiđã thoát khỏi lưỡi hái của kẻ thù đến 18 lần, phải đối phó với một lực lượng quân sự mạnh, đã trải qua hàng trăm trận chiến lớn nhỏ. Gia Long đã làm được những việc phi thường tưởng chừng không thể làm được. Ông đã có công bước đầu thống nhất địa giới hành chính quốc gia từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau. Người ta ví von, sự kiến NguyễnÁnh thông nhất đất nước sau hơn 200 chia cắt không khác gì ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Gia Long làm chủ một quốc gia lớn nhất chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng vương triều Nguyễn – một vương triều có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Vậy, Nguyễn Ánh – Gia Long có được xem là một anh hùng vĩ đại?
Liệu bài làm của những học sinh kia, khi phát biểu về suy nghĩ của các em có xứngđáng đượcđiểm? Các em đang sử dụng quyền tự do bày tỏý kiến và cảm xúc của mình?
Phải chăng, các thầy cô cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp với thế hệ trẻ, dùđó là học trò của mình?
Có thể nói, đây là câu hỏi kiểm tra với đáp mở và rất thú vị.
Trong chương trình lịch sử lớp 7, các em học sinh được học về phần lịch sử dân tộc thời trung đại. Đây là phần trình lịch sử hay nhất mà các em được học. Bởi, ở phần này các em được học hàng loạt các vị anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách như Lê Lợi, Nguyễn Huệ… hay các em có thể biết đến các vị danh nhân văn hóa làm rạng rỡ nền học thuật dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Qúy Đôn…
Như vậy, với câu hỏi mà đề đưa ra, các em học sinh có rất nhiều sự lựa chọn nhân vật mà mình yêu thích. Tùy vào cá tính, sở thích hay đơn giản là thích, chỉ vậy thôi.
Tuy nhiên, trong khi chấm bài kiểm tra học kỳ, chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên khi có khá nhiều bài làm chọn cái tên Nguyễn Ánh - Đức thế tổ Gia Long. Người mà những trang sử trong sách giáo khoa hiện nay không mấy trân trọng. Thậm chí, là phỉ nhổ, chê bai.
Vậy thì duyên cớ nào học sinh lại chọn Gia Long là nhân vật mà các em yêu thích.
Dưới đây, là một bài viết của một em học sinh như sau:
“Em yêu thích nhân vật Nguyễn Ánh tại vì ông có công thống nhất đất nước, ban hành luật Gia Long, và có nhiều chính sách xây dựng đất nước. Và vì ông có lòng kiên trì, chịu gian khổ, dù nhiều lần bị quân Tây Sơn truy giết, tiêu diệt toàn bộ quân của ông đã xây dựng bấy lâu nhưng ông vẫn đứng dậy làm lại từ đầu. Đây là đức tính tốt mà chúng ta nên học.”
Theo quy định chấm điểm đáp án của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Huế đưa ra thì câu này được chấm như sau:
“Học sinh làm bài theo suy nghĩ của bản thân, có thể các em nêu tên các vị anh hùng dân tộc: Lê Lợi, Nguyễn Huệ hoặc các danh nhân văn hóa: Nguyễn Trãi… (0,5đ)
Lý do các em yêu thích có thể là: Các nhân vật là những anh hùngvĩ đại của dân tộc, yêu nước nồng nàng, kiến thức uyên bác. (0,5đ)”
Như vậy, liệu câu trả lời của học sinh trên có đúng với đáp án hay không?
Nguyễn Ánh – Gia Long có phải là vì anh hùng dân tộc vĩ đại hay không?
Những câu trả lời của học sinh như vậy, có khiến cho giáo viên cho điểm hay không?
Theo như chúng tôi quan sát, thì phần bài làm này không hề nhận được một con điểm nào. Có thể nó là sai so với nhận thức của người chấm.
Nguyễn Ánh –Gia Long phải là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại của dân tộc ta!
Tại sao?
Chúng ta hãy lần theo những trang sử của cuộc đời ông và những đóng góp của ông trong tiến trình lịch sử dân tộc để có cách nhìn thấu đáo hơn.
Đặt trong bối cảnh những năm 70 của thế kỷ XVIII, ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn bị loạn thần Trương Phúc Loan thao túng quyền lực, tệ tham ô diễn ra tràn lan, dân nhân lầm than. Phong trào Tây Sơn xuất hiện thời điểm ấy là thời cơ chín mùi để chống lại một triều đình thối nát. Năm 1785, Họ Trịnh nhân cơ hội đó đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn nhanh chóng bị đánh baị, phải chạy vào Gia Định.
Tây Sơn hòa hoãn với quân của chúa Trịnh ở phía Bắc, dồn toàn bộ lực lượng truy giết dòng họ Nguyễn ở phía Nam. Khi đó, Nguyễn Huệ 18 tuổi đã là tướng quân bách chiến bách thắng của đội quân Tây Sơn, có tài thao lược hơn người, phong thái oai phong, là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Còn Nguyễn Ánh, là hậu duệ còn sót lại cuối cùng của dòng chúa Nguyễn, mất nước, phải trốn chạy nhiều lần từ Gia Định ra Phú Quốc rồi lưu lạc sang tận Xiêm (Thái Lan), cầu cứu vua Xiêm giúp đỡ để lấy lại cơ nghiệp của tổ tông và để trả mối thù sâu đậm với nhà Tây Sơn.
Vì duyên cớ nào NguyễnÁnh lại cầu cứu quân Xiêm?
Điểm lại những sự kiện lịch sử, vua Xiêm lúc bấy giờ là Chakri (Rama I), trướcđó, năm 1781, khi đang giao chiến NguyễnÁnh ở Chân Lạp thì triềuđình Xiêm La bấtổn, có chính biến. Chakri đã xin với tướng của NguyễnÁnh là Nguyễn Hữu Thụy giảng hòa đểđem quân về kinh thành trừ nội phản.
NguyễnÁnh chấp nhận giảng hòa, sau đó Chakri trở thành vua nước TháiLan, còn gọi là Phật vương. Quan hệ giữa Xiêm với NguyễnÁnh thay đổi, từ đối kháng trở thành đồng minh. Như vậy, có thể thấy rằng 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sự giúp sức dành cho NguyễnÁnh. Xét về kẻ xâm lược Xiêm La lúc bấy giờ cũng không mạnh hơn nước ta là bao nhiêu. Theo như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Lanh thì quân Xiêm không thể nào xâm lược được nước ta. Tuy nhiên, việc NguyễnÁnh cầu viện quân Xiêm là một sai lầm rấtđáng trách.
Cùng vớiđó, việc NguyễnÁnh bị chê trách nữa là cầu viện Pháp.
Tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh; nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này. Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 đã không thành hiện thực (do cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã lật đổ Hoàng gia Pháp)
Bá Đa Lộc về nước với một đám lính đánh thuê từ Ấn Độ và một vài chiếc tàu chiến cũ kỹ. Về sau, khi đại nghiệp thống nhất thành công, Pháp viện cớ buộc Gia Long thi hành hiệp ước Véc – xai, tuy nhiên Gia Long đã từ chối vì phía Pháp không thi hành điều gì trong hiệp định. Ông hạn chế giao lưu với người Pháp vì biết rõ ý định xâm lăng từ Pháp quốc. Dù rất nể tướng quân Lê Văn Duyệt nhưng Ông đã không chọn người cháu đích tôn (con của hoàng tử Cảnh) để kế thừa ngai vị mà ông chọn đứa con thứ của mình là Minh Mạng nối ngôi. Bởi dòng có tư tưởng thân Pháp. Ông lo ngại Pháp sẽ nhân cơ hội đó mà chiếm lấy nước ta, nên ô ng chọn người con có tư tưởng chống Pháp lên nối ngôi như đã nói là Minh Mạng.
Sau khi thấy sự lớn mạnh của NguyễnÁnh ở Nam Bộ, Nguyễn Huệ xem thầyphong thủy và bói toán thì được nói rằng long mạch của chúa Nguyễn ở Phú Xuân còn rất mạnh, đang hổ trợ cho Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, cần cắt đứt chúng. Vì vậy, lăng các chúa Nguyễn bị quật lên, trong đó có cha của Nguyễn Ánh, dù không làm chúa là Nguyễn Phúc Côn cũng bị đào xới lên và vất xuống sông. Mộ của Nguyễn Kim ở vùng đồi núi Thanh Hóa không biết ở đâu không thì cũng bị quật lên.
Chính vì việc này, sau khi chiếm được Phú Xuân năm 1801, đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh có những hành động trả thù hết sức dã man. Như khai quật mộ của Nguyễn Huệ lên, giã xương ra sau đó cho quân lính tiểu vào đó. Hộp sọ thì giam vào ngục tối, yểm bùa và xích lại. Con cháu nhà Tây Sơn thì bị giết hết sức rùng rợn. Người đời dèm pha cho rằng NguyễnÁnh là một con người hiếu sát, tàn bạo với kẻ thù. Nhưng lịch sử đã ghi lại những việc làm khoan dung và độ lượng với những kẻ thù trước đây như vua Lê và con cháu chúa Trịnh, cũng như những người từng làm quan thời Tây Sơn.
Như vậy, NguyễnÁnh mang trong mình mối hận lớn với nhà Tây Sơn, đặc biệt là với Nguyễn Huệ, việc ông trả thù như vậy. Âu cũng là quy luật nhân quả, có vay ắc phải trả.
Như vây, cần có sựđánh giá công bằng và công tâm hơn vềnhân vật NguyễnÁnhs trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.
Một con ngườiđã thoát khỏi lưỡi hái của kẻ thù đến 18 lần, phải đối phó với một lực lượng quân sự mạnh, đã trải qua hàng trăm trận chiến lớn nhỏ. Gia Long đã làm được những việc phi thường tưởng chừng không thể làm được. Ông đã có công bước đầu thống nhất địa giới hành chính quốc gia từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau. Người ta ví von, sự kiến NguyễnÁnh thông nhất đất nước sau hơn 200 chia cắt không khác gì ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Gia Long làm chủ một quốc gia lớn nhất chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng vương triều Nguyễn – một vương triều có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Vậy, Nguyễn Ánh – Gia Long có được xem là một anh hùng vĩ đại?
Liệu bài làm của những học sinh kia, khi phát biểu về suy nghĩ của các em có xứngđáng đượcđiểm? Các em đang sử dụng quyền tự do bày tỏý kiến và cảm xúc của mình?
Phải chăng, các thầy cô cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp với thế hệ trẻ, dùđó là học trò của mình?