- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Những nghiên cứu gen về nguồn gốc người Việt từ trước đến nay trang đã chia sẻ, có lẽ đã phần nào xây dựng cho bạn đọc một nhận thức cơ bản về vấn đề Việt, Mường, cư dân Hoa Nam, Thái, Tày, Nùng, Choang là đồng chủng. Vậy, cư dân Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ những nhóm cư dân nào? Có một vài người cho rằng nguồn gốc của chúng ta bao gồm cả các nhóm dân cư như Hán, Chăm, Khmer, hay thậm chí là Thục, nhưng thực tế, các nghiên cứu gen hoàn toàn phủ nhận những luận điểm đó. Người Việt có gen khá thuần nhất, tại sao lại như vậy? Đó là bởi những nhóm dân cư hoà hợp để trở thành người Việt ngày nay, là những nhóm dân cư cơ bản là cùng một nguồn gốc. Đó là những nhóm dân cư nội tộc, trở về Việt Nam ở các thời điểm khác nhau trong lịch sử, để hoà hợp, cùng chung sức bảo vệ độc lập dân tộc, và trở thành người Việt Nam ngày nay.
Và các bạn cũng đã biết cư dân Việt cổ có nguồn gốc từ Việt Nam, Việt Nam là đất gốc của họ, họ đã dời lên phía Bắc để tìm đất sống mới vào thời kỳ biển tiến vào khoảng 12000 năm trước đây, cư dân của các văn hoá Hoà Bình này đã di cư rất xa lên tận vùng đồng bằng phía Bắc Đông Á, qua Triều Tiên (1), Nhật Bản (2), nhưng địa bàn chính của họ vẫn là vùng Hoa Nam. Ở vùng Động Đình và Nam Dương Tử, cư dân tộc Việt đã sinh sống, phát triển, gặp đột biến thành chủng da vàng như chúng ta ngày nay vào thời điểm 10000 năm trước đây (có thể do khí hậu, nguồn nước và thức ăn), phát triển đời sống văn minh trồng lúa của mình ở các văn hoá Lương Chử, Thạch Gia Hà. Sau này, các cư dân này đã trở về đất gốc của mình ở nhiều thời điểm khác nhau.
Vậy các thời điểm di cư trở về Việt Nam của các cư dân Việt là như thế nào?
Đầu tiên là dòng di cư trở về Việt Nam của cư dân tộc Việt nói tiếng Nam Á ở vùng Nam Dương Tử (3), Động Đình vào khoảng 4000 năm trước. Nhóm cư dân này, được các nhà khoa học chứng minh có quan hệ với văn minh lúa nước (4), chính là nhóm cư dân làm cốt lõi cho người Việt, văn hoá Việt, để các nhóm cư dân sau này trở về cùng hoà mình vào cốt lõi đó. Thời điểm nhóm Việt này trở về Việt Nam, thì ở Việt Nam đã có những nhóm cư dân Việt cổ ở lại Việt Nam sau thời kỳ biển tiến, nhóm đi lên phía trên, và nhóm ở lại này, sau đã tái hoà hợp, và cùng nhau xây dựng một nền văn hoá chung, ngoài ra thì cũng có nhiều những nhóm dân cư thuộc các chủng khác nữa, nhưng số này chiếm rất ít, và không ảnh hưởng nhiều tới gen của người Việt nói chung. Đây là nhóm đầu tiên trở về Việt Nam, sau khi rời vùng đất Tổ để tiến lên phía Bắc sinh sống trong thời kỳ biển tiến.
Thời điểm thứ hai, hầu như liên tục trong suốt mấy trăm năm sau đó, đó là vào khoảng 2500 năm trước đây, các nhóm bao gồm các cư dân Việt nói tiếng Nam Á ở các vùng phía Nam Dương Tử, dọc bờ biển Hoa Nam, các cư dân Việt nói tiếng Tày Thái, vào thời điểm gen tộc Việt đã ổn định và thống nhất giữa hai nhóm, trở về Việt Nam trong các thời kỳ loạn lạc ở vùng phía Bắc, kéo dài đến tận một thời gian khá lâu sau khi người Hán chiếm được đất Việt cổ, các cư dân Việt vẫn liên tục di cư về Việt Nam để cùng hoà nhập với người Việt ở đây chống lại sự cai trị và đồng hoá của người Hán. Do là những dòng di cư nội tộc, cùng văn hoá, cùng nhân chủng, nên những cư dân trở về ở giai đoạn sau này không mất nhiều thời gian để hoà nhập và trở thành người Việt (Nam), vậy nên gen người Việt biến động không đáng kể ở giai đoạn này.
Ở thời kỳ Bắc thuộc, cũng có thể kể đến người "Hán" di cư xuống miền Bắc Việt Nam, nhưng thực ra đa phần cư dân "Hán" đó lại là người Bách Việt đã bị đồng hoá về mặt văn hoá, ý thức (theo chia sẻ của tiến sĩ Nguyễn Việt), di cư xuống Việt Nam, thường mấy đời là trở thành người Việt Nam, cùng nhau chống lại chính sách đồng hoá khắc nghiệt của người Hán. Vậy nên, người "Hán" này không làm ảnh hưởng nhiều đến gen của người Việt.
Qua phác thảo và tổng kết sơ lược này, bạn đọc chắc hẳn đã hình dung được dân tộc mình có nguồn gốc như thế nào. Trái với những "lầm tưởng", cho rằng chúng ta pha gen rất nhiều với các cư dân khác, thì cơ bản, người Việt vẫn là người Việt, như bác Nguyễn Thanh Liêm đã từng nói vậy.
Chú dẫn: (dưới phần bình luận)
Ảnh minh họa: hươu sao, loài vật tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ, người sinh ra Tộc Việt.
Nguồn: Lược sử tộc Việt
Và các bạn cũng đã biết cư dân Việt cổ có nguồn gốc từ Việt Nam, Việt Nam là đất gốc của họ, họ đã dời lên phía Bắc để tìm đất sống mới vào thời kỳ biển tiến vào khoảng 12000 năm trước đây, cư dân của các văn hoá Hoà Bình này đã di cư rất xa lên tận vùng đồng bằng phía Bắc Đông Á, qua Triều Tiên (1), Nhật Bản (2), nhưng địa bàn chính của họ vẫn là vùng Hoa Nam. Ở vùng Động Đình và Nam Dương Tử, cư dân tộc Việt đã sinh sống, phát triển, gặp đột biến thành chủng da vàng như chúng ta ngày nay vào thời điểm 10000 năm trước đây (có thể do khí hậu, nguồn nước và thức ăn), phát triển đời sống văn minh trồng lúa của mình ở các văn hoá Lương Chử, Thạch Gia Hà. Sau này, các cư dân này đã trở về đất gốc của mình ở nhiều thời điểm khác nhau.
Vậy các thời điểm di cư trở về Việt Nam của các cư dân Việt là như thế nào?
Đầu tiên là dòng di cư trở về Việt Nam của cư dân tộc Việt nói tiếng Nam Á ở vùng Nam Dương Tử (3), Động Đình vào khoảng 4000 năm trước. Nhóm cư dân này, được các nhà khoa học chứng minh có quan hệ với văn minh lúa nước (4), chính là nhóm cư dân làm cốt lõi cho người Việt, văn hoá Việt, để các nhóm cư dân sau này trở về cùng hoà mình vào cốt lõi đó. Thời điểm nhóm Việt này trở về Việt Nam, thì ở Việt Nam đã có những nhóm cư dân Việt cổ ở lại Việt Nam sau thời kỳ biển tiến, nhóm đi lên phía trên, và nhóm ở lại này, sau đã tái hoà hợp, và cùng nhau xây dựng một nền văn hoá chung, ngoài ra thì cũng có nhiều những nhóm dân cư thuộc các chủng khác nữa, nhưng số này chiếm rất ít, và không ảnh hưởng nhiều tới gen của người Việt nói chung. Đây là nhóm đầu tiên trở về Việt Nam, sau khi rời vùng đất Tổ để tiến lên phía Bắc sinh sống trong thời kỳ biển tiến.
Thời điểm thứ hai, hầu như liên tục trong suốt mấy trăm năm sau đó, đó là vào khoảng 2500 năm trước đây, các nhóm bao gồm các cư dân Việt nói tiếng Nam Á ở các vùng phía Nam Dương Tử, dọc bờ biển Hoa Nam, các cư dân Việt nói tiếng Tày Thái, vào thời điểm gen tộc Việt đã ổn định và thống nhất giữa hai nhóm, trở về Việt Nam trong các thời kỳ loạn lạc ở vùng phía Bắc, kéo dài đến tận một thời gian khá lâu sau khi người Hán chiếm được đất Việt cổ, các cư dân Việt vẫn liên tục di cư về Việt Nam để cùng hoà nhập với người Việt ở đây chống lại sự cai trị và đồng hoá của người Hán. Do là những dòng di cư nội tộc, cùng văn hoá, cùng nhân chủng, nên những cư dân trở về ở giai đoạn sau này không mất nhiều thời gian để hoà nhập và trở thành người Việt (Nam), vậy nên gen người Việt biến động không đáng kể ở giai đoạn này.
Ở thời kỳ Bắc thuộc, cũng có thể kể đến người "Hán" di cư xuống miền Bắc Việt Nam, nhưng thực ra đa phần cư dân "Hán" đó lại là người Bách Việt đã bị đồng hoá về mặt văn hoá, ý thức (theo chia sẻ của tiến sĩ Nguyễn Việt), di cư xuống Việt Nam, thường mấy đời là trở thành người Việt Nam, cùng nhau chống lại chính sách đồng hoá khắc nghiệt của người Hán. Vậy nên, người "Hán" này không làm ảnh hưởng nhiều đến gen của người Việt.
Qua phác thảo và tổng kết sơ lược này, bạn đọc chắc hẳn đã hình dung được dân tộc mình có nguồn gốc như thế nào. Trái với những "lầm tưởng", cho rằng chúng ta pha gen rất nhiều với các cư dân khác, thì cơ bản, người Việt vẫn là người Việt, như bác Nguyễn Thanh Liêm đã từng nói vậy.
Chú dẫn: (dưới phần bình luận)

Ảnh minh họa: hươu sao, loài vật tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ, người sinh ra Tộc Việt.
Nguồn: Lược sử tộc Việt