Q
quynhphamdq
ĐỂGIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Tôi và John cưới nhau 24 năm, có bốn đứa con. Cậu con út của chúng tôi, David giờ cũng sắp tốt nghiệp đại học. Chúng tôi không nhiều tiền. Nhưng gia đình tôi hạnh phúc.
Họ đã hạnh phúc bằng sự nhường nhịn và luôn trao đổi với nhau Trước khi cưới nhau, chúng tôi là bạn. John thích tôi, tôi biết. Nhưng chí hướng của tôi là sẽ tu ở một Dòng và sống đời tận hiến. Ngày đó nếu không phải thiếu một số tiền rất nhỏ, đủ để tôi bắt xe đi khoảng 200km để tới được nhà Dòng, tôi đã là một bà Sơ. Tôi hỏi vay John. Anh nói không có. Rồi 2 năm sau, tôi nhận lời cầu hôn của John. Chúng tôi cưới nhau. Nhiều năm sau, tôi vẫn thường hay đùa với John:
- Nếu hồi đó anh cho em vay 10 đồng, em đã là Sơ rồi.
John cười yêu thương:
- Nếu có, anh cũng không cho em vay. Nếu không, chẳng phải giờ anh đã không có người vợ đẹp, hiền hậu và những đứa con đáng yêu thế này sao, Matta?
Hồi mới cưới, chúng tôi vất vả lắm. Vừa mới hết chiến tranh mà. Các con chúng tôi cần học. Chúng không thể là nông dân như chúng tôi mãi, ngay cả một số tiền nhỏ cũng không có khả năng xoay xở. Có lúc tôi phải đạp xe cả mấy chục cây số, tới Tòa Giám Mục để vay tiền lo cho các con ăn học.
Vất vả là vậy, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ lớn tiếng với nhau. Lần giận nhau lâu nhất là một tuần. Một tuần chúng tôi không nói gì với nhau. Đúng ra thì sau mấy ngày giận nhau, chẳng ai trong chúng tôi còn giận nữa. Nhưng lòng tự ái đã ngăn cản chúng tôi xin lỗi trước. Khi tôi đang cho đứa con gái đầu lòng của chúng tôi ăn, John lại gần, mỉm cười rồi nói:
- Người xưa có nói, mặt người phụ nữ đang giận giống chiếc bánh mì ngâm nước.
Tôi bật cười. Chúng tôi huề. Rồi hai đứa nằm cùng chiếc võng, gác chân lên nhau và bắt đầu tính toán hơn thua. John nhường tôi kể hết tội John hay bất cứ điều gì tôi không hài lòng hoặc điều gì đã làm tôi buồn. Cho đến khi tôi kể hết, rồi đến lượt John. Tôi nói:
- Chúng ta hòa anh nhé. Nếu chưa hòa, anh cứ tiếp tục kể ra sai phạm của em cho tới lúc hòa.
- Ok. Hòa. John vui vẻ.
Và từ đó, mỗi lần giận John, tôi thường nghĩ ngay đến những giây phút hạnh phúc, những câu nói có chút khôi hài anh từng làm tôi cười không cưỡng được. Chúng tôi lại nằm lên võng, lại kể tội nhau cho đến khi chúng tôi làm hòa tuyệt đối.
Thỉnh thoảng con cái cũng làm nhiều việc khiến chúng tôi buồn. Nhưng phương pháp giáo dục của vợ chồng tôi luôn là đối thoại và bình đẳng với con cái. Chúng tôi không bao giờ nói với con “Việc này phải làm”, “Việc này không được làm”. Từ việc cách giao tiếp, cách sử dụng tiền bạc hay bất cứ quyết định nào của các con, chúng tôi đều tạo điều kiện cho chúng đưa ra phân tích được, mất để chúng tự lựa chọn. “Các con chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc chúng làm. Và vì thế, chúng có quyền lựa chọn.”
Tôi và John cưới nhau 24 năm, có bốn đứa con. Cậu con út của chúng tôi, David giờ cũng sắp tốt nghiệp đại học. Chúng tôi không nhiều tiền. Nhưng gia đình tôi hạnh phúc.

- Nếu hồi đó anh cho em vay 10 đồng, em đã là Sơ rồi.
John cười yêu thương:
- Nếu có, anh cũng không cho em vay. Nếu không, chẳng phải giờ anh đã không có người vợ đẹp, hiền hậu và những đứa con đáng yêu thế này sao, Matta?
Hồi mới cưới, chúng tôi vất vả lắm. Vừa mới hết chiến tranh mà. Các con chúng tôi cần học. Chúng không thể là nông dân như chúng tôi mãi, ngay cả một số tiền nhỏ cũng không có khả năng xoay xở. Có lúc tôi phải đạp xe cả mấy chục cây số, tới Tòa Giám Mục để vay tiền lo cho các con ăn học.
Vất vả là vậy, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ lớn tiếng với nhau. Lần giận nhau lâu nhất là một tuần. Một tuần chúng tôi không nói gì với nhau. Đúng ra thì sau mấy ngày giận nhau, chẳng ai trong chúng tôi còn giận nữa. Nhưng lòng tự ái đã ngăn cản chúng tôi xin lỗi trước. Khi tôi đang cho đứa con gái đầu lòng của chúng tôi ăn, John lại gần, mỉm cười rồi nói:
- Người xưa có nói, mặt người phụ nữ đang giận giống chiếc bánh mì ngâm nước.
Tôi bật cười. Chúng tôi huề. Rồi hai đứa nằm cùng chiếc võng, gác chân lên nhau và bắt đầu tính toán hơn thua. John nhường tôi kể hết tội John hay bất cứ điều gì tôi không hài lòng hoặc điều gì đã làm tôi buồn. Cho đến khi tôi kể hết, rồi đến lượt John. Tôi nói:
- Chúng ta hòa anh nhé. Nếu chưa hòa, anh cứ tiếp tục kể ra sai phạm của em cho tới lúc hòa.
- Ok. Hòa. John vui vẻ.
Và từ đó, mỗi lần giận John, tôi thường nghĩ ngay đến những giây phút hạnh phúc, những câu nói có chút khôi hài anh từng làm tôi cười không cưỡng được. Chúng tôi lại nằm lên võng, lại kể tội nhau cho đến khi chúng tôi làm hòa tuyệt đối.
Thỉnh thoảng con cái cũng làm nhiều việc khiến chúng tôi buồn. Nhưng phương pháp giáo dục của vợ chồng tôi luôn là đối thoại và bình đẳng với con cái. Chúng tôi không bao giờ nói với con “Việc này phải làm”, “Việc này không được làm”. Từ việc cách giao tiếp, cách sử dụng tiền bạc hay bất cứ quyết định nào của các con, chúng tôi đều tạo điều kiện cho chúng đưa ra phân tích được, mất để chúng tự lựa chọn. “Các con chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc chúng làm. Và vì thế, chúng có quyền lựa chọn.”