[Game Sinh 7] Bắt côn trùng - giải cứu cây xanh

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hpthao_99

Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn, da khô có sừng vảy, cổ dài, màng nhĩ năm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi nhiều vách ngăn, tim ba ngăn có vách cụt, hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. Có cơ quan giao cấu. Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng. Thụ tinh trong. Là động vật biến nhiệt.

Bạn trả lời nhầm câu hỏi rồi
Câu này mình đã trả lời rồi
______________________________________________________________
 
H

hpthao_99

Chính xác ! Bạn hp_thao99 được 3tks nhá ! :D

BCT.jpg

Tiếp, bọ rùa số 9: Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên tác dụng đối với con người?

Bạn ơi, câu hỏi bọ rùa số 9 còn chưa trả lời nè !!!
_________________________________________________________________________________________________________________
 
S

saklovesyao

Chấp nhận câu trả lời đã sửa của bạn nguyentranminhhb

Bạn được 3tks nhá ! :D

BCT-1.jpg

Bọ rùa số 2: Tại sao ở bò sát trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi và giàu noãn hoàng ?
 
N

nguyentranminhhb

1) Đẻ trứng, tức là phôi phát triển bên ngoài cơ thể. Vì thế nó cần có vỏ lớp bảo vệ để chống vi sinh vật làm hỏng phôi, vì đâu phải loài nào cũng ấp trứng để bảo đảm trứng không bị xâm hại. Nhưng đồng thời, lớp vỏ ấy vẫn có thể cho không khí lưu thông vào để giúp phôi trao đổi chất và hô hấp.
2) Lớp vỏ dai hoặc đá vôi khó phá vỡ, vì thế noãn hoàng nhiều hơn bình thường để tăng thời gian mà con non có thể phá lớp vỏ để chui ra ngoài, tức là tăng cơ hội sống của con non lên. Nếu không thì nó đâu có đủ sức để phá vỏ đâu phải không nào? Ví dụ: lượng noãn hoàng còn lại của cá sấu con đảm bảo nó sống được 3 ngày, gà vịt từ 1 đến 1 ngày rưỡi không cần đồ ăn.
Con bọ rùa số 12
 
L

lazygirl58

Tăng cường sự bảo vệ chống lại các tác động cơ học của môi trường cạn,giúp phôi phát triển trực tiếp trong trứng.nên phát triển ko phải qua gjai đoạn nòng nọc như lưởng cư
 
H

hpthao_99

Bảo vệ trứng, giàu noãn hoàng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con phát triển vì chúng thường để ít trứng
____________________________________________________________________________

Tiếp: bọ rùa số 12
 
S

saklovesyao

Bạn lazygirl58 trả lời đúng nhất, bạn được 3tks nhá ! :D

BCT-1.jpg

Bọ rùa số 12: Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của chim bồ câu ?
Bọ rùa số 14: Phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?

 
B

bebongvip_1999

Bạn lazygirl58 trả lời đúng nhất, bạn được 3tks nhá ! :D

BCT-1.jpg

Bọ rùa số 14: Phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?


Chim thích nghi với đời sống bay lượn còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể:
- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí với phổi hoạt động như một bơm vừa hút vừa đẩy do sự thay đổi thể tích lồng ngực. Hệ túi khí ngoài tác dụng góp phần làm thông khí ở phổi làm phổi không có khí đọng còn giúp cho sự điều hoà thân nhiệt đồng thưòi túi khí cũng làm cho cơ thể nhẹ thêm và giảm ma sát giữa các nội quan.
- Tim 4 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn, phù hợp với sự trao đổi chất mạnh ở chim.
- Không có bóng *** nước tiểu khô làm giảm bớt trọng lượng cơ thể.
- Ở chim cái chỉ có một buồng trứng bên trái buồng trứng bên phải tiêu giảm nên cũng góp phần làm giảm bớt trọng lượng cơ thể.
- Não chim phát triển phù hợp liên quan đến đời sống bay lượn với nhiều hoạt động phức tạp.
____________________Lấy con bọ rùa số 8________________________________
 
Last edited by a moderator:
H

hpthao_99

Đời sống:
* Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi
* Ấp trứng, nuôi con bằng sữa (tiết ra từ diều của chim bố mẹ)
* Thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
* Thân nhiệt ổn định (hằng nhiệt)

Cấu tạo ngoài:
Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Tiếp: mọt số 9
 
L

lazygirl58

Bọ 12
đặc điểm đời sống là động vật hằng nhjệt nên thân nhjệt ít phụ thuộc vào môi trường,khj thời tiếp quá lạnh ko phải ở trạng thái ngủ đông hay trú đông.cường độ dinh dưỡng ổn định,hoạt động của cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi nhjệt độ môi trường
*đặc điểm
-thân hình thoi tạo khung bảo vệ nội quan khj cử động cánh,làm gjảm sức cả của không khí khj bay
-chi trước:cánh chjm để quạt ko khí đẩy và nâng cơ thể,cản ko khí khj hạ cánh
-chj sau:3 ngón trước, 1 ngón sau đều có vuốt gjúp bám chặt cành cây gjúp chjm đứng vững và di chuyển dễ dàng
-lông ống:có các sợi lông làm thành phjến mỏng làm cho cánh chjm khj dang ra tạo một diện tích rộng gjúp quạt ko khí tạo lực đẩy cơ thể và cử động bẻ lái khj bay
-lông tơ:có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp gjữ nhjệt làm nhẹ cơ thể
-mỏ sừng bao lấy hàm,ko có răng làm đầu chjm nhẹ
-cổ dài khớp đầu vs thân linh hoạt phát huy đc tác dụng của gjác quan,bắt mồi,rỉa lông
-tuyến phao câu tiết chất nhờn làm lông mượt,ko thấm nc góp phần làm nhẹ cơ thể khj bay tr0ng điều kiện ko khí có nhjều hơi nc
 
T

thongoc_97977

câu 12:Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của chim bồ câu ?

Đời sống: sống trên cây,bay giỏi( tổ tiên chim bồ câu nhà)
+có tập tính làm tổ
+Là động vật hằng nhiệt

Cấu tạo ngoài:
+Thân hình thoi
+chi trước biến thành cánh,chi sau gồm ba ngón trước và 1 ngón sau
+Lông gồm:lông ống và lông tơ.
+Mỏ sừng bao lấy hàm,không có răng
+Cổ dài,khớp đầu với thân.
-----------------------------------------
 
D

dragon_promise

Bạn lazygirl58 trả lời đúng nhất, bạn được 3tks nhá ! :D

BCT-1.jpg

Bọ rùa số 12: Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của chim bồ câu ?
Bọ rùa số 14: Phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?

Bọ rùa số 12: Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu :
- Thân: hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước: cánh chim động lực của sự bay cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau: 3 ngón trước 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Mỏ: sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp với thân phát huy tác dụng các giác quan bắt mồi và rỉa lông.
Bọ rùa số 14 :
Hệ tiêu hoá của chim có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn, giúp cơ thể nhẹ khi bay:
- Hàm thiếu răng.
- Ruột ngắn, phân được thải nhanh.
- Không có ruột thẳng, phân không được tích trữ lại.
 
B

bebongvip_1999


Bọ rùa số 12: Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu :
- Thân: hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước: cánh chim động lực của sự bay cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau: 3 ngón trước 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Mỏ: sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp với thân phát huy tác dụng các giác quan bắt mồi và rỉa lông.
Bọ rùa số 14 :
Hệ tiêu hoá của chim có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn, giúp cơ thể nhẹ khi bay:
- Hàm thiếu răng.
- Ruột ngắn, phân được thải nhanh.
- Không có ruột thẳng, phân không được tích trữ lại.

Hai câu này xong rồi bạn ơi . Đang đợi con bọ rùa số 8 đây :(
 
D

dragon_promise

h

~~~~~> Hệ miễn Dịch <~~~~~
Tiếp :
Là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh,trên cơ sở các phản xạ hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể.

:D:D:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom