[Game box lý 6] Chiếc nón kỳ diệu

Status
Không mở trả lời sau này.
T

truonghandan0210

Đúng
Tặng 1 tks
Ô số 1: O
Ô số 3: G
Ô chữ: O(*)G(*)(*)(*)
BXH:
STT Tên thành viên Số tks đã nhận Vị trí trên BXH
1 luffy_1998 32 1
2 phumanh_pro 2 2
 
T

truonghandan0210

@lolem and phumanh: Mong bác chờ đến khi 3 ô chữ nhỏ dc mở
Mời bác tham gia trò này đi...
 
L

lolem_theki_xxi

Thế thì cho lem mở ô 5 luôn nhá
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~:D
 
N

nhoxsoi_kute

bạn ơi mình thấy nó giống ly 6 bạn thấy nó cao hơn nhiều bạn lựa câu nào dành cho học sinh lớp 6&7 thì có thể bọn tớ làm được
coi đây nha thanks

bạn coi bài này nè thử nha




Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng . B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng.
Câu 2: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Làm bếp bị đè nặng . B. Nước nóng tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài.
C. Lâu sôi . D. Tốn chất đốt

Câu 3: Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế rượu.

Câu 4: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật có đặc điểm gì?
A. Giảm dần đi B. Tăng dần lên
C. Không thay đổi D. Có lúc tăng, có lúc giảm

Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là:
A. 700C B. 900C C. 800C D. 750C

Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi?
A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. B. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
C. Xảy ra đối với mọi chất lỏng D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của một chất lỏng

Câu 7: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì:
A. Chỉ cần ít nước ngọt nhưng vẫn bán được đúng giá qui định của chai.
B. Khi nóng lên, nước ngọt nở ra làm bật nắp hoặc vỡ chai.
C. Khi mở chai, nước ngọt không bị văng ra ngoài.

Câu 8: Cách sắp xếp các chất nở ra vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
A. Rắn, khí, lỏng. B. Khí, rắn, lỏng. C. Rắn, lỏng, khí. D. Lỏng, khí, rắn.

Câu 9: Trong nhiệt giai Xen-xi-út nhiệt độ của nước đá đang tan là:
A. 00C B. 320C C. 1000C D. 2120C

Câu 10: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự bay hơi?
A. Tắm xong thấy lạnh hơn. B. Sự tạo thành mưa đá.
C. Sương mai đọng trên lá cây.


Câu 11: Người ta thường dùng sắt thép chứ không dùng các kim loai khác để đúc bê-tông vì:
A. Sắt, thép cứng B. Sắt, thép rẻ tiền
B. Sắt, thép bền D. Sắt, thép và bê-tông có độ giãn nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 12: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước ........
A. Không thay đổi B. Giảm dần C. Tăng dần D. Thay đổi

Câu 13: Trên vỏ hộp sữa có ghi 450g. Số đó cho ta biết:
A. Sức nặng của hộp sữa. B. Thể tích của hộp sữa.
C. Khối lượng của sữa trong hộp. D. Trọng lượng của sữa trong hộp.

14: Một bạn dùng một thước dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A. 4,5m B. 45dm C. 450cm D. 5400mm

Câu 15: Quả bóng bị đập vào gốc cây bật ra. Lực mà gốc cây tác dụng lên quả bóng:
A. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. Chỉ làm quả bóng bị biến dạng.
D. Vừa làm quả bóng bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 16: Một vật có khối lương 250g sẽ có trọng lượng là:
A. 0,25N B. 2,5N C. 25N D. 250N

Câu 17: Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. Kg/m3 B. m3/kg C. N/m3 D. m3/N

Câu 18: Khi kéo vật có khối lượng 100g lên theo phương thẳng đứng, phải cần một lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000N B. Lực ít nhất bằng 100N
C. Lực ít nhất bằng 10N D. Lực ít nhất bằng 1

Câu 19: Hãy tính xem 45oC ứng với bao nhiêu oF ?
A. 113oF B. 67oF C. 112oF D. 68oF

Câu 20: Tính xem 77oF ứng với bao nhiêu oC ?
A. 109oC B. 89oC C. 35oC D. 25oC
 
T

truonghandan0210

(*) ô số 5:Giải thích hoàn lưu nước?
Ô chữ: O(*)G(*)(*)(*)
BXH:
STT Tên thành viên Số tks đã nhận Vị trí trên BXH
1 luffy_1998 32 1
2 phumanh_pro 2 2
@nhoxsoi: tks nhiều
 
L

lolem_theki_xxi

Hoàn lưu nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.

Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên
những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu

ÔNG TÔI LÀ CHÌA KHÓA :D
 
Last edited by a moderator:
P

phumanh_pro

- Giải thích hoàn lưu nước:
Hoàn lưu nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu.
 
L

luffy_1998

Nước từ ao hồ sông suối bay hơi lên cao gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành mây. mây tích nước nhiều dần, cuối cùng cái hạt nước trĩu nặng rơi xuống tạo thành mưa, hạt mưa tiếp tục rơi vào ao hồ sông suối và cứ như thế tạo thành hoàn lưu nước.
Ô khoá: Ông tôi =))
 
T

truonghandan0210

Cả 3 người cùng trả lời đúng Nhưng anh luffy đã nêu dc ô chữ và hai người kia đã trả lời tốt hơn anh...
Vì thế cả 3 người nhận dc sô tks như nhau:8 tks
BXH:
STT Tên thành viên Số tks đã nhận Vị trí trên BXH
1 luffy_1998 32 1
2 phumanh_pro 10 2
3 lolem_theki_xxi 8 3
ô chữ kì 3:
(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)
Có 14 chữ cái:
Đây là biệt danh của một đội bóng đã bị loại tại vòng bảng Euro 2012
 
L

lolem_theki_xxi

Chọn ô thứ nhất :D .............................................................................................
 
T

truonghandan0210

(*) Ô số 1:Tại sao khi lên dốc người ta thường làm đường ngoằn ngoèo chứ ko phải đường thẳng?
 
L

lolem_theki_xxi

Nếu độ nghiêng càng ít thì lực kéo vật càng nhỏ"(VL6) Do vậy, khi đi thẳng lên dốc, độ nghiêng sẽ lớn (Theo THPT thì góc giữa vectơ vận tốc và phương ngang lớn), lực kéo vật sẽ lớn hơn. Còn khi đi ngoằn ngoèo, độ nghiêng nhỏ (Vì nếu giả sử bạn đi ngang đường tức góc nghiêng = 0), vì thê lực kéo vật trên mpn nhỏ, vật sẽ dễ được kéo lên hơn. Do vậy, đường lên dốc cao như đèo, người ta sẽ làm ngoằn ngèo đến mức có thể, để giảm lực kéo của xe, giúp xe dễ dàng leo dốc.

Nói ra thế này cho dễ hiểu nè :

Khi xe leo lên dốc thì xe chịu tác dụng của các lực: F (lực kéo của xe), N, P ( mấy lực linh tinh khác bỏ qua nhé bạn. kể cả lực ma sát vì hệ số ma sát lăn chỉ khoảng 0,001 thui).

Với anpha là góc nghiêng của mpn ( của đoạn đường đèo): 0 độ < anpha < 90 độ

Dùng DL2 Newton, viết phuơng trình chuyển động cho xe

F + N + P = m.a (có dấu véctơ)

Chiếu lên phương chuyển động, chiều dương cùng chiều chuyển động ta có:

F - m.g.sin(anpha) =ma

Để xe chuyển động tới a>=0, thì F>= mgsin(anpha)

sin(anpha) tỉ lệ thuận với anpha (0 độ <apha< 90 độ)

Vì vậy, để F nhỏ thì anpha phải nhỏ --> những đoạn đường đèo thường được người ta làm dài ra và ngoằn nghèo chạy xung quanh đèo là để làm giảm góc anpha, từ đó giảm được lực kéo của xe..
 
Last edited by a moderator:
P

phumanh_pro

Đường thẳng có thể là con đường ngắn nhất giữa 2 điểm, nhưng trên một sườn dốc, thì đường ngoằn ngoèo lại là con đường nhanh nhất để đi.

Trèo lên một sườn dốc, cơ chế và năng lượng dành cho việc lên dốc làm biến đổi cách chúng ta định vị địa hình.
 
T

truonghandan0210

Chị lem đã trả lời đúng! Tặng 1 tks
Ô số 1 là chữ D
Ô chữ: D(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)
BXH:
STT Tên thành viên Số tks đã nhận Vị trí trên BXH
1 luffy_1998 40 1
2 phumanh_pro 10 2
3 lolem_theki_xxi 9 3
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Ờ , thế chị chọn ô 7 nhá cưng . Thấy gọi chị thì phải xưng chị với em thôi

P/s : CHỊ CHỌN Ô SỐ 7
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom