Địa 12 [Event: Xuân về muôn nơi] Nơi thi đấu vòng 1

S

sasani

nhóm 1
Đáp án:
Cây nêu


____________________:x_______________________________________________
 
T

traphuong0602

nhom4
cây nêu (câu 19)
........................................... .........................................................
 
H

hocmai.diendan

Và bây giờ là câu cuối cùng để quyết định 3 đội đi tiếp vào vòng 2.

20. Một chương trình truyền hình rất được chào đón trong đêm 30 tết hàng năm phán ánh các vấn đề nổi bật của đời sống xã hội trong năm vừa qua dưới cái nhìn trào phúng?
 
H

hochoidieuhay

đội 8
Đáp án: đón tết cùng VTV
---------------------------------------------------------------------------
 
W

woonopro

Nhóm 9
Câu 20
Đáp án Chương trình táo quân ( táo quân báo cáo về trời )
...............................................................................
 
H

hochoidieuhay

đội 8
Đáp án: Táo Quân
-----------------------------------------------------------------
 
T

traphuong0602

nhóm 4
táo quân
.......................................... .........................................
 
T

traphuong0602

nhom4
táo quân
.....................................................................................
 
D

datiniai

...............................................................
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.diendan

Như vậy là phần thi Vòng 1 giữa các đội đã kết thúc với 20 câu hỏi diễn ra căng thẳng.
Sau đây BTC sẽ chấm điểm các đội và công bố đáp án cũng như điểm số.

Ở đây có 1 số câu cần giải thích rõ hơn để mọi người hiểu hơn về Tết, về lịch sử, địa lí của dân tộc ta.
Ở câu nêu 2 sự kiện lịch sử gắn liền với tết nguyên đán? 1 đội đã nêu về sự kiện thành lập Đảng? theo các bạn đúng hay sai?
Ở câu về tục lệ nhằm xua đuổi ma quỷ, trừ tai ác, đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình? có đội trả lời là Đốt pháo đúng hay sai?
Mọi người cùng thảo luận chút trước khi đưa ra đáp án nhé
 
W

woonopro

Theo mình thì thành lập Đảng vẫn đúng vì nó thuộc ngày 3/2 có ảnh hưởng lớn, đồng thời 3/2 năm 1930 cũng thuộc tết âm lịch mà
Còn việc đốt pháo thì mình nghĩ phải cây nêu tại truyền thống từ xưa nay là trồng cây nêu trước nhà, 1 số tài liệu nói đốt pháo xua đuổi ma quỹ nhưng không chắc lắm
 
D

datiniai

Ở câu nêu 2 sự kiện lịch sử gắn liền với tết nguyên đán? 1 đội đã nêu về sự kiện thành lập Đảng? theo các bạn đúng hay sai?Đúng, nếu quy ra âm thì la 2ngy tết
Ở câu về tục lệ nhằm xua đuổi ma quỷ, trừ tai ác, đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình? có đội trả lời là Đốt pháo đúng hay sai? Cái này thì cũng đúng ha, nhưng ko có ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình, sai rùi
 
H

hocmai.diendan

Hội nghị thành lập Đảng tại Hương Cảng - Trung Quốc diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. Trong báo cáo của Bác khi đó với bí danh là Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc Tế Cộng sản có viết: chúng tôi họp từ ngày 6/1.... các đại biểu trở về An Nam ngày 7/2.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960 mới quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày thành lập Đảng (tính ngày âm là 5 tết Canh ngọ).
 
H

hocmai.diendan

11. Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là gì?
Đáp án: Xông đất hoặc Người xông đất.
Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.[18] Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

12. Tục ăn trộm cầu may vào dịp tết là của dân tộc nào?
Đáp án: Người Lô Lô
Người Lô Lô ở Hà Giang quan niệm thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưg không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi… Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì.
13. Ngày tết, người Miền Bắc gói bánh chưng, Người miền Nam và miền Trung gói bánh gì?
Đáp án: Bánh Tét.
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam[2], là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng.

14. Tết cổ truyền của người Khr-me là gì? Được tổ chức vào ngày bao nhiêu?
Đáp án: Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay)
Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.
• Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
• Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
• Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
• Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf
Trong các này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th¬ường nhật.

15. Nêu 1 tục kiêng kỵ mà bạn biết trong dịp tết cổ truyền ở Việt Nam?
Đáp án: Có rất nhiều tục lệ kiêng kỵ khác nhau trong tết nguyên đán và giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau:
Miền Bắc: Kị mai tang, xin lửa, cho nước, quét nhà, vay mượn, trả nợ,kiêng khóc lóc…
Miền Trung: kiêng ăn tôm, kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt…
Miền Nam: Kiêng để cối xay gạo trống, kiêng từ chối lời mời của chủ nhà…
16. Đây là tục lệ nhằm xua đuổi ma quỷ, trừ tai ác, đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình?
Đáp án: Dựng cây nêu.
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét.[11] Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".[11]
17. Hãy kể 2 điểm khác nhau giữa tết ở miễn Nam và tết Miền Bắc?
Giữa Miền Bắc và Miền Nam cũng có nhiều điểm khác nhau trong việc đón tết Nguyên đán. Đơn cử như ở câu 15 là về các tục kiêng kị cũng đã có các điểm khác nhau, hay về hoa tết, bánh đặc trưng…
18. Hoàn thành câu sau: “ Thịt mỡ, …..,câu đối đỏ/ Cây nêu,………..”
Đáp án: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
19. Loại cây đặc trưng cho ngày tết, không hoa không trái?
Đáp án: Cây nêu
20. Một chương trình truyền hình rất được chào đón trong đêm 30 tết hàng năm phán ánh các vấn đề nổi bật của đời sống xã hội trong năm vừa qua dưới cái nhìn trào phúng?
Đáp án: Gặp nhau cuối năm – Táo Quân.
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

Hôm nay có công bố điểm không vậy ad anh..................................................
 
Top Bottom