Vật lí [Event] Vòng 1 - khám phá vũ trụ

Vũ Lan Anh

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
1,330
2,521
331
Thái Nguyên
FBI-CIA
Đề số 03: Team 3 - Team: HỘI HAM HỌC HỎI
câu 1: sao Thủy
câu 2: viễn tưởng. vì Lực hấp dẫn có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, và tuy rằng mức cường độ có thể thay đổi, nhưng nó vẫn luôn hiện diện ở ngoài kia. Lực hấp dẫn khiến các vật thể bị kéo về phía nó; nó cũng là nhân tố giữ Mặt Trăng trong quỹ đạo Trái Đất. Lực hấp dẫn là nguyên nhân Trái Đất quay quanh Mặt Trời, và nó cũng cố định Mặt Trời tại một vị trí tương đối trong dải Ngân Hà.
câu 3: Sao băng là một viên đá trôi nổi ngoài không gian - hay còn gọi là thiên thạch - lao vào bầu khí quyển của Trái Đất. Khi viên đá vũ trụ rơi vào Trái Đất, lực cản của không khí lên nó - hay có thể hiểu theo cách khác là chúng ma sát với không khí - khiến cho nó trở nên vô cùng nóng. Đó chính là những sao băng mà chúng ta thấy được. Nhưng các vệt sáng đó cũng không hẳn là đá, đó là không khí nóng rực rỡ bị xé ra bởi viên đá nóng khi lao vào bầu khí quyển.
Nếu trong cùng 1 khoảng thời gian ngắn có nhiều thiên thạch rơi xuống cùng lúc thì tạo thành mưa sao băng
Nhưng không phải lúc nào cũng có hiện tượng như vậy nguyên nhân các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất là vì sao chổi.Khi sao chổi đến gần Mặt Trời, một phần bề mặt băng giá của chúng sôi lên, tạo nên rất nhiều hạt bụi và đá. Các mảnh tàn dư này trải dọc theo dọc theo quỹ đạo của sao chổi. Đến một vài thời điểm trong năm, trên hành trình quanh Mặt Trời của Trái Đất, quỹ đạo sẽ cắt ngang qua đường đi của sao chổi, điều đó có nghĩa là Trái Đất sẽ va phải một loạt các mảnh tàn dư của sao chổi và tạo ra mưa sao băng.
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Trả lời bộ câu hỏi số 01 - Team 1 - Tên team (Googlers)
Câu 1: Mặt Trời không thể chiếu sáng các vì sao có màu đen đặc quánh bao quanh vì màu đen là màu hấp thụ tất cả ánh sáng các màu và không cho ánh sáng đi qua
Câu 2: Các ngôi sao trên trời có màu sắc khác nhau vì chính nhiệt độ của những ngôi sao đó. Ví dụ ngôi sao màu xanh là có nhiệt độ cao nhất, ngôi sao màu đỏ là có nhiệt độ thấp nhất và ngôi sao màu vàng hoặc trắng là có nhiệt độ trung bình
Câu 3: Không vì gió từ Mặt trời - một dòng các hạt tích điện tích - sẽ thay gió bình thường làm điều đó. Có nghĩa, dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian.
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
Trả lời bộ câu hỏi số 4 - Team 4 - Team: Nhà vô địch
Câu 1:
Điều này là thực tế vì
trong thiên hà tổng khối lượng các ngôi sao hình thành trong một năm tương đương với khoảng 3 khối lượng mặt trời (đơn vị khối lượng dùng trong thiên văn học để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn).
Đơn vị khối lượng Mặt Trời chính bằng khối lượng của Mặt Trời và tương đương với nguồn vật liệu đủ để hình thành khoảng ba Mặt Trời mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 150 tỷ hoặc 400 triệu ngôi sao được hình thành tương đương với 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây!
Câu 2:
Chúng ta được tạo thành từ bụi sao?
Đây là kết luận do các chuyên gia thuộc Đài quan sát Apache tại New Mexico (Mỹ) đưa ra sau khi quan sát hơn 150.000 ngôi sao.
Bằng cách phân tích quang phổ, nhóm chuyên gia phân tích được thành phần hóa học trong khí quyển của từng ngôi sao.
Họ đã phát hiện ra sự thật rằng, tất cả đều chứa CHNOPS (tên viết tắt của 6 nguyên tố cơ bản cho sự sống: carbon, hydro, ni-tơ, oxy, phốt-pho, lưu huỳnh sulfur). Hay nói cách khác, chúng ta đều được tạo thành từ bụi sao, với chính những nguyên tố như thế.

.
Đây là lần đầu tiên chúng ta xác định được những nguyên tố thuộc nhóm CHNOPS có thể xuất hiện ở các ngôi sao với số lượng lớn như thế. Ngoài ra, những ngôi sao càng ở gần trung tâm ngân hà càng chứa nhiều nguyên tố dạng này hơn. Điều này cũng có thể hiểu là tin mừng, vì có khả năng người ngoài hành tinh sẽ không xuất hiện ở những nơi quá xa, sang tận thiên hà khác.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy.
Câu 3:Thứ nhất: Giống như bạn nhìn thấy tia chớp và bạn đợi xem tiếng sấm nổ sau đó, tuy vận tốc ánh sáng là rất lớn, nhưng chúng vẫn cần thời gian để nó đi qua suốt một chặng đường rất dài. Khi chúng ta nhìn vào những thiên thể rất xa qua kính thiên văn, tức là ta đang nhìn vào quá khứ của thiên thể đó.
Thứ hai: Vũ trụ vẫn liên tục giãn nở, và khoảng cách giữa các thiên hà ngày càng xa nhau ra. Do các thiên thể vẫn đang liên tục di chuyển xa ra, ánh sáng và tất cả các sóng phát ra từ thiên thể này hướng về phía Trái đất sẽ gặp một hiện tượng gọi là hiệu ứng Doppler: tần số của sóng thay đổi khi có sự di chuyển.
Nói tóm lại, nếu chúng ta sống trong vũ trụ nhỏ hơn, tất cả những ngôi sao trên bầu trời đêm đều truyền ánh sáng đến Trái Đất, thì ban đêm hay ban ngày bầu trời cũng sáng như nhau. Nhưng vì vũ trụ quá rộng lớn đến mức vô hạn và ngày càng giãn nở ra, hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao đều lọt vào vòng hồng ngoại nên chúng ta không thể nhìn thấy được. Và đó là lí do vì sao ban đêm bầu trời lại tối.
 
Last edited:

tuananh982

Á quân kiên cường WC 2018
Thành viên
5 Tháng tư 2017
2,897
7,033
694
Quảng Trị
THPT
Trả lời bộ câu hỏi số 1 - Team 1 - Googlers
Câu 1: Một vật có vẻ màu đen khi nó hấp thụ tất cả mọi màu của ánh sáng trắng nên không phản chiếu đến mắt ta. Vì không có ánh sáng pản chiếu đến mắt ta nên ta thấy nó màu đen.
Câu 2: Sự khác nhau về màu sắc của các ngôi sao do chính nhiệt độ của ngôi sao đó quyết định. Ngôi sao nhiệt độ cao nhất thì nó sẽ có màu lam, ngôi sao có nhiệt độ thấp nhất thì lại có màu đỏ, còn các ngôi sao màu vàng, màu trắng... có nhiệt độ vừa phải. Sự phong phú về nhiệt độ của hàng vạn ngôi sao chính là lý do cho sự khác nhau về màu sắc.
Câu 3:
Không giống như trên Trái đất, Mặt trăng không bị gió hoặc nước xói mòn do thiếu không khí và nước trên bề mặt. Gió từ Mặt trời - một dòng các hạt tích điện tích - sẽ thay gió thường làm điều đó. Có nghĩa, dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian. Dấu chân của Armstrong trên Mặt trăng sẽ tồn tại trong ít nhất 100 triệu năm tới cho đến khi các khối đá bị ăn mòn.
 

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
Trả lời bộ câu hỏi số 07 - Team 7 - Team: Apples
Câu 1 Do bức xạ nhiệt
Câu 2Do các thiên thạch qua trái đất 99% có kích thước nhỏ nên chúng thường bị đốt sạch trên bầu trời khi qua bầu khí quyển của trái đất. Nếu hiện tượng này xảy ra vào ban đêm với một số lượng đủ lớn những thiên thạch này cùng nhau tạo thành hiện tượng gọi là mưa thiên thạch( mưa sao băng)
Câu 3 Đây là thực tế hoàn toàn có thể đã thực hiện được. Việc tìm thấy một hành tinh trong vũ trụ bao la rộng lớn này hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta đã tìm thấy dấu vết của sự sống trên sao hỏa hay nước trên các vệ tinh của sao thổ. Với những điều kiện cần và đủ đó thì sự sống hoàn toàn có thể xảy ra trên một hành tinh khác ngoài trái đất.
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
Trả lời bộ câu hỏi số 06 - Team 6 - Tên team ( tốc chiến tốc thắng)
Câu 1 : Nhiệt độ bề mặt của Mặt trời là xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C )
Câu 2 : Hệ mặt trời không phải là duy nhất, điều đó là thực tế.
NASA đã phát hiện ra một ngôi sao là Kepler-11 với 6 hành tinh bay xung quanh, tương tự như mặt trời. Cả 6 hành tinh quay xung quanh nó có quỹ đạo ngắn hơn quỹ đạo của sao Kim, và 5 trong số đó có quỹ đạo ngắn hơn của sao Thủy. Theo nhà nghiên cứu khoa học của NASA, ông William Borucki, tỷ lệ trên cho thấy còn rất nhiều các hành tinh khác cũng đang bay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời trong dải thiên hà của chúng ta. Hơn nữa, trong vũ trụ có rất nhiều điều chưa khám phá hết và chúng ta không thể biết được có bao nhiêu hệ Mặt trời tương tự của chúng ta.
Câu 3: Mắt người bình thường, trung bình chỉ có thể quan sát được khoảng 5000 ngôi sao trên bầu trời đêm (điều kiện quan sát tối ưu). Đồng thời, cộng với những tác động ngăn chặn tầm nhìn do chính Trái Đất tạo ra, chúng ta chỉ có thể quan sát được 1 nửa số ngôi sao này.
Còn dưới góc độ học thuật có khoảng 1.000.000.000.000.000.000.000.000 (10 lũy thừa 24) ngôi sao trong vũ trụ khả kiến.
hình như nhóm này sửa
 

Thu trang _2216

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng bảy 2018
357
353
71
22
Thanh Hóa
THPT Hàm Rồng
k có quy định đó trên nội quy của cuộc thi bạn ạ trước khi thi ai cũng đọc rõ nội quy cả rồi ạ
còn cho hay không BTC phải thông báo cho mọi người cùng biết, đây chỉ là bạn tự đoán dựa theo các cuộc thi khác trên diễn đàn mà thôi
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
k có quy định đó trên nội quy của cuộc thi bạn ạ trước khi thi ai cũng đọc rõ nội quy cả rồi ạ
còn cho hay không BTC phải thông báo cho mọi người cùng biết, đây chỉ là bạn tự đoán dựa theo các cuộc thi khác trên diễn đàn mà thôi
vậy là được sửa à
 
Top Bottom