Vật lí [Event] Vòng 1 - khám phá vũ trụ

HMF Vật lí

BQT môn Vật lí
2 Tháng năm 2017
290
744
121
BTC xin phép đưa ra gồm 11 đề thi dành cho 11 đội tham gia như sau:
Đề số 01: Team 1 - Team: Googlers.

Câu 1: tại sao mặt trời có thể chiếu sáng cho trái đất mà nó không thể chiếu sáng cho các vì sao bị bao trùm bởi màu đen đặc quánh?
Câu 2: Các ngôi sao trên trời thường có màu sắc khác nhau, vì sao vậy ?
Câu 3: Dấu chân của Neil Armstrong có in trên Mặt trăng mãi mãi hay không?

Đề số 02: Team 2 - Team:Team quyền lực nhất ngũ châu!

Câu 1: Hành tinh nào quay nhanh nhất trong hệ mặt trời?
Câu 2: Trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, máy bay chiến đấu TIE được đẩy bằng động cơ ion. Tuy những phi thuyền đó là giả tưởng, song động cơ ion thực sự đang hoạt động trên một vài tàu không gian ngày nay. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Tại sao các nhà khoa học có thể để vệ tinh nhân tạo vận hành trên một quỹ đạo định trước?

Đề số 03: Team 3 - Team: Hội ham học hỏi !!!

Câu 1: Hành tinh nào nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời?
Câu 2: Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Vào thời điểm ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Theo ý kiến của các bạn hãy giải thích vì sao có mưa sao băng rơi?

Đề số 04: Team 4 - Team: NHÀ VÔ ĐỊCH

Câu 1: Mỗi giây có khoảng 4.800 Ngôi Sao được sinh ra.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 2: Chúng ta được tạo nên từ các bụi của những ngôi sao.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Vụ trụ có rất rất nhiều vi sao, và cũng có không ít hành tinh có thể phát ra ánh sáng giống như mặt trời. Vậy thì đáng ra ban đêm chúng ta phải thấy trời rất sáng vì những vì sao đó phản xạ ánh sáng đến Trái Đất, nhưng ta lại không thấy như vậy. Hãy giải thích tại sao?

Đề số 05: Team 5 - Team: Băng Đảng Mít

Câu 1: Nhiệt độ của vùng không gian tối nhất ngoài vũ trụ la bao nhiêu?
Câu 2: Cơ sở của việc "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation) - nổi tiếng trong loạt phim Star Trek - nghe qua chỉ là lý thuyết. Thực tế, các nhà khoa học đã "chuyển tức thời" trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ vị trí này sang vị trí khác. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Theo ý kiến của các bạn và kiến thức bạn biết thì hãy cho biết: vũ trụ rộng lớn như thế nào? Hãy giải thích?

Đề số 06: Team 6 - Team: tốc chiến tốc thắng

Câu 1: Nhiệt độ bề mặt của mặt trời là?
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng chắc chắn rằng hệ mặt trời không phải là duy nhất. Chúng ta biết rằng có rất nhiều mặt trời khác với các hành tinh xung quanh. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Khi vào ban đêm, chúng ta thường nhìn lên bầu trời và thấy đầy sao. Vậy có ai từng nghĩ trên trời có bao nhiêu sao?

Đề số 07: Team 7 - Team: Apples

Câu 1: Chúng ta sống được là nhờ nguồn nhiệt của Mặt Trời. Hãy giải thích tại sao Mặt Trời lại có thể phát ra một nguồn nhiệt không lồ như vậy trong hàng tỉ năm nay?
Câu 2: Chúng ta thường thấy có sao băng trên Tivi với ánh sáng phát ra rất đẹp chuyển động ngang qua Trái Đất. Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng sao băng?
Câu 3: Hãy cho biết việc tìm kiếm người ngoài hành tinh là thực tế hay giả tưởng?

Đề số 08: Team 8 - Team; SS501

Câu 1: Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
câu 2: Một số sinh vật có thể sống sót trong vũ trụ vài năm, mà không cần bất cứ lớp bảo vệ nào. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Chúng ta ngồi trên tàu xe đều dễ dàng nhận thấy tàu xe đang chuyển động. Nhưng tại sao chúng ta không hề cảm thấy Trái đất đang chuyển động mặc dù Trái đất chuyển động rất nhanh quanh Mặt trời mỗi giây đạt tới 30 km?

Đề số 09: Team 9 - Team : WE ARE ONE

Câu 1: Vũ khí hạt nhân có thể phá hủy một tiểu hành tinh? Bạn nghĩ như thế nào về câu hỏi trên?
Câu 2: Đã tìm thấy những sinh vật có thể sống sót trong những vùng nước nóng tới 112 độ C. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Liệu con người có thể sống ở những hành tinh khác?

Đề số 10: Team 10 - Team : Katsuma Team.

Câu 1: Khi đi vào vũ trụ thì cơ thể bạn có trọng lượng không? Và hãy nêu lên những điều em biết về câu hỏi trên.
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng rằng một vài dạng sống tồn tại ở ngoài trái đất, ít nhất ở dạng nguyên thuỷ.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Các bạn hãy cho biết: Vì sao có một thiên hà hình chữ nhật như vậy tồn tại?

Đề số 11: Team 11 - Tên nhóm: Flames

Câu 1: Các bạn hãy nêu 5 hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ?
Câu 2: Tatooine, hành tinh quê hương của Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao có hai mặt trời - điều được các nhà thiên văn gọi là hệ sao đôi. Các nhà khoa học gần đây đã khám phá ra rằng các hành tinh thực sự có thể hình thành trong những hệ sao như vậy.
Câu 3: Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Theo em các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ nổ đó chưa? Bạn hãy cho biết sơ lược về vụ nổ trên?

P.s: Các bạn nhớ nộp bài trước 21h30 sau thời gian đó mọi bài thi xem như không hợp lệ nhé. Nộp bài sớm là một lời thế nhé <3

Chúc các bạn làm bài thật tốt <3
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ

Thu trang _2216

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng bảy 2018
357
353
71
22
Thanh Hóa
THPT Hàm Rồng
Trả lời bộ câu hỏi số 06 - Team 6 - Tên team ( tốc chiến tốc thắng)
Câu 1 : Nhiệt độ bề mặt của Mặt trời là xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C )
Câu 2 : Hệ mặt trời không phải là duy nhất, điều đó là thực tế.
NASA đã phát hiện ra một ngôi sao là Kepler-11 với 6 hành tinh bay xung quanh, tương tự như mặt trời. Cả 6 hành tinh quay xung quanh nó có quỹ đạo ngắn hơn quỹ đạo của sao Kim, và 5 trong số đó có quỹ đạo ngắn hơn của sao Thủy. Theo nhà nghiên cứu khoa học của NASA, ông William Borucki, tỷ lệ trên cho thấy còn rất nhiều các hành tinh khác cũng đang bay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời trong dải thiên hà của chúng ta. Hơn nữa, trong vũ trụ có rất nhiều điều chưa khám phá hết và chúng ta không thể biết được có bao nhiêu hệ Mặt trời tương tự của chúng ta.
Câu 3: Mắt người bình thường, trung bình chỉ có thể quan sát được khoảng 5000 ngôi sao trên bầu trời đêm (điều kiện quan sát tối ưu). Đồng thời, cộng với những tác động ngăn chặn tầm nhìn do chính Trái Đất tạo ra, chúng ta chỉ có thể quan sát được 1 nửa số ngôi sao này.
Còn dưới góc độ học thuật có khoảng 1.000.000.000.000.000.000.000.000 (10 lũy thừa 24) ngôi sao trong vũ trụ khả kiến.
 
Last edited:

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
CÁC BẠN CHÚ Ý KHI NỘP BÀI CẦN GHI NHƯ SAU

ví dụ: Team 1 thì ghi: Trả lời bộ câu hỏi số 01 - Team 1 - Tên team (abcxyxc)

P.s: Đại diện 1 người trong team trả lời nhé, không cần phải trưởng nhóm cũng được.
Trả lời ở đâu hả anh ?

#Trả lời: Trả lời tại topic này em nhé
 
Last edited by a moderator:

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
Đề số 02: Team 2 - Team:Team quyền lực nhất ngũ châu!

Câu 1: Hành tinh nào quay nhanh nhất trong hệ mặt trời?
Câu 2: Trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, máy bay chiến đấu TIE được đẩy bằng động cơ ion. Tuy những phi thuyền đó là giả tưởng, song động cơ ion thực sự đang hoạt động trên một vài tàu không gian ngày nay. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Tại sao các nhà khoa học có thể để vệ tinh nhân tạo vận hành trên một quỹ đạo định trước?

Trả lời bộ câu hỏi số 02-team 2-Team:Team quyền lực nhất ngũ châu!
Câu 1 Sao mộc
Câu 2 Là thực tế .vì Đẩy tàu bằng ion từ lâu đã được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng trong những năm gần đây, người ta đã thử nghiệm thành công một số phi thuyền không người lái theo công nghệ này, như chiếc Deep Space 1 của NASA.
câu 3 Bởi vì:
các nhà khoa học phải tính toán thật chính xác tốc độ và phương hướng của vệ tinh nhân tạo khi nó tách khỏi tên lửa và bắt đầu đi vào quỹ đạo. Tốc độ thông thường của vệ tinh nhân tạo khi đi vào quỹ đạo cần đạt từ 8-11 km/giây. Trong phạm vi này, tốc độ càng nhỏ quỹ đạo càng gần với hình tròn, tốc độ càng lớn quỹ đạo càng bẹt. Tốc độ lớn hay nhỏ quyết định chủ yếu do lực phóng và cấp số của tên lửa đẩy vệ tinh nhân tạo, lực phóng càng lớn, cấp số càng nhiều thì tốc độ càng lớn. Hướng bay của vệ tinh khi vào quỹ đạo chính là hướng bay khi tên lửa tách khỏi vệ tinh. Con người có thể khống chế được phương hướng bay của vệ tinh thông qua các tín hiệu điều khiển vô tuyến điện.
Như vậy có thể hoàn toàn điều khiển vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo định trước.
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
~Trả lời bộ câu hỏi số 09 - Team 9 - Team WE ARE ONE~
Câu 1 .Đa phần tiểu hành tinh là một khối đá lớn nên một vụ nổ chỉ có thể đẩy nó ra xa hơn một chút. Điều này giống như bắn một viên đạn súng vào một viên đạn pháo vậy.Do đó không thể dùng bom hạt nhân để phá hủy tiểu hành tinh được.
=>Nhận xét : Đây là một câu hỏi hay và thú vị , chúng ta bắt buộc phải có sự tư duy và hiểu biết cao mới làm được nhằm thử thách và mang đến cho ta nhiều kiến thức thú vị .
Câu 2. Điều đó thực sự đúng đắn và mang tính thực tế :
Hơn 50 vi sinh vật ưa ấm đã được tìm thấy đang sống vô tư ở nhiệt độ cực cao trong những địa điểm như suối nước nóng ở Công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ) và trên tường của các "ống khói" dưới đáy biển. Một số loài phân chia tốt nhất ở 105 độ C, và vẫn có thể sinh sản ở 112 độ.
VD .Gấu nước,strain 121,...
Câu 3.Con người có thể sống ở hành tinh khác nếu hành tinh này có đủ nước ,oxi ,ánh sáng , nhiệt độ phù hợp lõi của hành tinh phải sinh ra một từ trường đủ mạnh để bảo vệ nó khỏi các bức xạ ngoài vũ trụ và bảo vệ bầu khí quyển không bị phát tán vào không gian,...
----------
@Phạm Thúy Hằng
@Hoàng Vũ Nghị
@Cô Bé Mặt Trăng
@๖ۣۜKenlvin ๖ۣۜNguyễn ✔
 

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Trả lời bộ câu hỏi số 10 - Team 10- Katsuma Team
Câu 1: Khi đi vào vũ trụ thì cơ thể bạn có trọng lượng không? Và hãy nêu lên những điều em biết về câu hỏi trên.
Trả lời:
-Khi đi vào vũ trụ thì cơ thể bạn không trọng lượng.
- Những điều em biết :
+ Theo như chúng em biết thì không trọng lực chính là một trạng thái đặc biệt mà chúng ta chỉ có thể trải qua khi bay vào vũ trụ.
+ Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 100 km so với mặt đất. Đó là nơi bầu khí quyển của Trái Đất trở nên gần như không còn, tức là môi trường chân không.
Tuy nhiên, đi qua điểm này không tạo nên điều kì diệu là khiến bạn trở nên không trọng lượng. Nếu bạn đang ở trên một tên lửa đẩy, bạn sẽ cảm thấy trọng lực lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. Bạn sẽ chỉ có cảm giác không trọng lượng khi bắt đầu hạ cánh.
tinngan_024240_518722958_1.jpg


Câu 2:Chúng ta đã có bằng chứng rằng một vài dạng sống tồn tại ở ngoài trái đất, ít nhất ở dạng nguyên thuỷ.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Trả lời:
- Đó là viễn tưởng.
-Vì:
+Dù cho nhiều nhà khoa học phỏng đoán rằng tồn tại sự sống ngoài trái đất, thì cho đến nay không có một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy sự sống ngoài Trái Đất hay người ngoài hành tinh có tồn tại. Các chuyến bay trong tương lai tới Hoả tinh, mặt trăng Europa của sao Mộc và các kính thiên văn vũ trụ mới sẽ tìm kiếm câu trả lời cho nghi vấn dai dẳng này.

+Năm 1996, một số nhà khoa học của NASA công bố phát hiện dấu vết của sự sống trên hành tinh Hỏa. Họ dựa trên kết quả nghiên cứu một thiên thạch nặng khoảng 2 kilôgam tách ra từ hành tinh Hỏa và rơi xuống Nam Băng Dương, cách đây khoảng một vạn năm. Họ công bố tìm thấy trong thiên thạch những cấu trúc nhỏ li ti mà họ cho là những vi sinh vật đã hóa thạch, cùng những hoá chất mà vi sinh vật sản sinh ra. Sự phát hiện này làm chấn động dư luận trong cộng đồng các nhà khoa học, vì nếu có thật, sẽ cung cấp được bằng chứng là sự sống đã từng tồn tại dưới dạng nguyên thủy ở ngoài Trái đất, trên một hành tinh khác trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, cho đến nay cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới, vẫn hoài nghi về kết luận của nhóm nghiên cứu cuả NASA. Ða số nhà khoa học, kể cả một số người trong nhóm nghiên cứu này, cho rằng thiên thạch có thể bị ô nhiễm bởi môi trường Trái đất.

+Khả năng tồn tại sự sống dạng nguyên thủy (vi sinh vật) ngoài Trái Đất ít gây tranh cãi hơn mặc dù hiện nay không có bằng chứng trực tiếp nào được tìm thấy. Có bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại sự sống nguyên thủy trên Sao Hỏa, tuy vậy, kết luận cuối cùng từ bằng chứng này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Câu 3:Vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Các bạn hãy cho biết: Vì sao có một thiên hà hình chữ nhật như vậy tồn tại?
Trả lời:
-Trong vũ trụ quanh ta, hầu hết các dải ngân hà đều tồn tại ở 3 dạng: hình cầu, hình đĩa hay ở dạng không đồng đều. Vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Những thiên hà có hình chữ nhật kiểu này là rất dị thường và vô cùng ít.Đặc biệt, dải ngân hà hình chữ nhật này có phát ra một quầng sáng có hình viên kim cương xanh ngọc bích.
67_8_1332743564_61_nguoiduatin-1332562958-thien-ha.jpg

-Lý do thiên hà này tồn tại là:
+ Là kết quả của một vụ va chạm giữa hai thiên hà, có khả năng là hai thiên hà vệ tinh cũ của thiên hà lớn hơn, NGC 1407, thiên hà sáng nhất trong khoảng 250 thiên hà thuộc nhóm địa phương của nó.

Tuy nhiên, theo chúng em tìm hiểu thì vẫn chưa có câu trả lời cụ thể về lý do tồn tại của dải thiên hà này.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Trả lời bộ câu hỏi số 8 - Team 8 - Team; SS501
câu 1: có 69 vệ tinh trên Sao Mộc (tính đến tháng 6/2017) và chia thành 7 nhóm chính
câu 2: Một số sinh vật có thể sống sót trong vũ trụ vài năm, mà không cần bất cứ lớp bảo vệ nào. Đó là thực tế đã xảy ra: Đã có một tập đoàn nhỏ loài vi khuẩn tên Streptococcus mitis đã vô tình tồn tại trong gần 3 năm trên một phi thuyền của NASA vào năm 1967. Phi đoàn của tàu Apollo 12 đã phát hiện và thu lại các sinh vật này và đưa chúng trở về trái đất trong điều kiện vô sinh. Và chúng vẫn sống trong điều kiện ấy.
Câu 3: Trái đất như một chiếc "tàu khổng lồ" trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của Trái đất cũng có những vật mốc như cây cối hai bên bờ sông, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái đất đang chuyển động. Nhưng tiếc thay gần sát quỹ đạo hình elip của Trái đất không có vật gì làm chuẩn, chỉ có những vì sao ở xa tít tắp
Trái đất chúng ta lại quay là vì trái đất của chúng ta khi được sinh ra trong hệ mặt trời, nó đã tự động quay theo lực quán tính và cần một lực để cản nó dừng lại. Trái đất của chúng ta đã quay hàng tỉ năm xung quanh mặt trời và mỗi ngày nó chậm đi 2 phần nghìn giây do lực ma sát và tác động của Mặt Trăng.
Tuy nhiên, độ giảm tốc này là quá nhỏ để chúng ta có thể nhận ra được sự thay đổi đó nên mỗi ngày chúng ta đều cảm thấy tốc độ của trái đất là không đổi. Đúng vậy vì chính chúng ta đang chuyển động trên bề mặt của trái đất.
 

besttoanvatlyzxz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười hai 2017
708
2,088
249
19
Đề số 03: Team 3 - Team: Hội ham học hỏi !!!
Trả lời bộ câu hỏi số 03 - Team 3 - Tên team Hội Ham Học Hỏi.
Câu 1: Hành tinh nào nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời?
Câu 2: Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu 3: Vào thời điểm ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Theo ý kiến của các bạn hãy giải thích vì sao có mưa sao băng rơi?
Trả lời bộ câu hỏi số 03 - Team 3 - Tên team Hội Ham Học Hỏi.
câu 1: sao Thủy
câu 2: viễn tưởng. Vì Lực hấp dẫn có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, và tuy rằng mức cường độ có thể thay đổi, nhưng nó vẫn luôn hiện diện ở ngoài kia. Lực hấp dẫn khiến các vật thể bị kéo về phía nó; nó cũng là nhân tố giữ Mặt Trăng trong quỹ đạo Trái Đất. Lực hấp dẫn là nguyên nhân Trái Đất quay quanh Mặt Trời, và nó cũng cố định Mặt Trời tại một vị trí tương đối trong dải Ngân Hà.
câu 3: Sao băng là một viên đá trôi nổi ngoài không gian - hay còn gọi là thiên thạch - lao vào bầu khí quyển của Trái Đất. Khi viên đá vũ trụ rơi vào Trái Đất, lực cản của không khí lên nó - hay có thể hiểu theo cách khác là chúng ma sát với không khí - khiến cho nó trở nên vô cùng nóng. Đó chính là những sao băng mà chúng ta thấy được. Nhưng các vệt sáng đó cũng không hẳn là đá, đó là không khí nóng rực rỡ bị xé ra bởi viên đá nóng khi lao vào bầu khí quyển.
Nếu trong cùng 1 khoảng thời gian ngắn có nhiều thiên thạch rơi xuống cùng lúc thì tạo thành mưa sao băng
Nhưng không phải lúc nào cũng có hiện tượng như vậy nguyên nhân các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất là vì sao chổi.Khi sao chổi đến gần Mặt Trời, một phần bề mặt băng giá của chúng sôi lên, tạo nên rất nhiều hạt bụi và đá. Các mảnh tàn dư này trải dọc theo dọc theo quỹ đạo của sao chổi. Đến một vài thời điểm trong năm, trên hành trình quanh Mặt Trời của Trái Đất, quỹ đạo sẽ cắt ngang qua đường đi của sao chổi, điều đó có nghĩa là Trái Đất sẽ va phải một loạt các mảnh tàn dư của sao chổi và tạo ra mưa sao băng.
 

besttoanvatlyzxz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười hai 2017
708
2,088
249
19
CÁC BẠN CHÚ Ý KHI NỘP BÀI CẦN GHI NHƯ SAU

ví dụ: Team 1 thì ghi: Trả lời bộ câu hỏi số 01 - Team 1 - Tên team (abcxyxc)

P.s: Đại diện 1 người trong team trả lời nhé, không cần phải trưởng nhóm cũng được.
anh ơi được sửa ko ạ??? :D em trả lời sai mẫu òi!!! :D

#Trả lời: không được chỉnh sửa nhé em. BTC sẽ chấm sau
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Trả lời Đề số 05: Team 5 - Team: Băng Đảng Mít
Câu 1: -273,15 độ C
Câu 2:
Khi nhắc tới dịch chuyển tức thời, nhiều người liên tưởng tới hình thức di chuyển vượt không gian và thời gian vốn chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng. Trên thực tế, "dịch chuyển tức thời" mà các nhà khoa học đang nghiên cứu dựa trên hiện tượng có tên "rối lượng tử" hay "liên đới lượng tử".
Thuật ngữ "rối lượng tử" hay "liên đới lượng tử" miêu tả hai vật thể có hoạt động, trạng thái tương tự nhau mà không chia sẻ bất cứ tiếp xúc vật lý nào. Khi người ta gây một tác động bất kỳ lên vật thứ nhất, vật thứ hai sẽ chịu tác động tương tự.
Dịch chuyển tức thời đến nay là chưa từng tồn tại, tuy nhiên không phải là không thể xảy ra !
Cơ sở của việc "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation) - nổi tiếng trong loạt phim Star Trek - nghe qua chỉ là lý thuyết. Thực tế, các nhà khoa học đã "chuyển tức thời" trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ vị trí này sang vị trí khác. Đây không phải là viễn tưởng.Công nghệ dịch chuyển tức thời vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng trong tương lai xa ta hoàn toàn có thể có được công nghệ đó.
Dẫn chứng:
+Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hanson-Đại học Công nghệ Delft tại Hà Lan đã cho thấy việc dịch chuyển tức thời là có thể thực hiện được. Họ đã có thể dịch chuyển được một đoạn thông tin mã hóa vào trong hạt hạ phân tử, chỉ dịch chuyển được với khoảng cách 3 mét nhưng độ tin cậy của nó lên tới 100%. Trong tương lai xa, rất có thể ta sẽ tiến hành được việc này với một sinh vật sống.
+các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một cặp photon tồn tại "rối lượng tử" trên mặt đất. Sau đó, một photon được phóng lên quỹ đạo trong khi photon còn lại được giữ tại cơ sở thí nghiệm tại sa mạc Gobi.( dịch chuyển tức thời vật thể lên vũ trụ)

Câu 3: Vũ trụ vô cùng rộng lớn!:
Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28 tỷ parsec (91 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại.
Vũ trụ của chúng ta có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà.
Số ngôi sao trong vũ trụ quan sát được bằng kính thiên văn mạnh nhất lên tới 300 nghìn tỷ tỷ.
Diện tích của VY Cains Majoris-1 trong những ngôi sao siêu khổng lồ của vũ trụ là khoảng 2.800.000.000 km vuông.
Nếu ví mặt trời như 1 tế bào bạch cầu thì dải ngân hà có kích thước bằng cả nước Mỹ. Tuy nhiên,dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một chấm nhỏ so với thiên hà siêu khổng lồ
Ic 1011 - cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng.
Bên ngoài vũ trụ chúng ta nhận biết còn nhiều vũ trụ khác nữa...
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
Trả lời câu hỏi số 11- Team 11- Flames
Câu 1: Các bạn hãy nêu 5 hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ?

  • Hành tinh có hai mặt trời ( Kepler – 16b)
  • Hành tinh có toàn bộ bề mặt là đại dương ( GJ1214 – b)
  • Hành tinh mưa đá ( CoRoT-7b)
  • Hành tinh có mưa thủy tinh ( HD 189773-b )
  • Hành tinh có cơn mưa dầu mỏ ( Titan )

Câu 2: Tatooine, hành tinh quê hương của Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao có hai mặt trời - điều được các nhà thiên văn gọi là hệ sao đôi. Các nhà khoa học gần đây đã khám phá ra rằng các hành tinh thực sự có thể hình thành trong những hệ sao như vậy.
Điều này hoàn toàn đúng bởi vì các hệ sao đôi rất phổ biến trong thiên hà của chúng ta ( thiên hà Milky Way). Lúc trước điều này chỉ là viễn tưởng nhưng nhưng hiện tại các nhà khoa học đã dần tìm ra các hành tinh như Tatoonie trong đó có hành tinh Kepler – 16b cùng với hai mặt trời thật sự.
Câu 3: Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Theo em các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ nổ đó chưa? Bạn hãy cho biết sơ lược về vụ nổ trên?
Theo em được biết thì nguyên nhân gây ra những vụ nổ này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khoa học
Sơ lược về vụ nổ:
Vụ nổ tia gamma (Gamma Ray Bursts - GRB), đây là một vụ nổ năng lượng cao xảy ra trong không gian. Vụ nổ GRB có thể kéo dài ít nhất là một phần nghìn giây cho tới vài phút. Nótràn đầy năng lượng mạnh mẽ và dữ dội, thậm chí những vụ nổ khủng khiếp nhất vẫn không thể nào sánh bằng. GRB là các chùm ánh sáng năng lượng cao rất tập trung, chứa đủ sức mạnh để khiến các hành tinh lân cận bốc hơi.
Một vụ nổ tia gamma được bắn theo chùm tia và do đó nó mang toàn bộ năng lượng nhưng chỉ theo một hướng về phía chúng ta mà thôi. Đó là lý do vì sao vụ nổ tia gamma quá dữ dội.
nấ.PNG
( Ảnh: NASA)
 
Top Bottom