e chuẩn bị thi cấp 3. mong các anh chị giúp đỡ.

V

vanveo_tn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: có 20 ml dd A gồm H2So4, FeSo4 và một sunfat của kim loại M hoá trị II. Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A vừa hết H2So4. Cho thêm 130ml dd B thì được một lượng kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155 gam chất rắn và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20 ml dd HCl 0,25M để trung hoà.

a) Xác định tên kim loại M.

b) Xác định nồng độ mol của các chất trong dd A. Cho biết nguyên tử khối của M lớn hơn Natri và hidroxit của nó không tan, không mang tính lưỡng tính.

Bài 2: Hoà tan hết 3,2 gam oxit M2O trong lượng vừa đủ dd H2So4 10% thu được muối có nồng độ 12,9% , sau phản ứng đem cô bớt dd và làm lạnh nó thu được 7,686 gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định công thức muối tinh thể.

Lưu ý: [hóa 9] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
C

cam25101998

Bài 1: có 20 ml dd A gồm H2SO4, FeSO4 và một sunfat của kim loại M hoá trị II. Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A vừa hết H2So4. Cho thêm 130ml dd B thì được một lượng kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155 gam chất rắn và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20 ml dd HCl 0,25M để trung hoà.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Xác định nồng độ mol của các chất trong dd A.
Cho biết nguyên tử khối của M lớn hơn Natri và hidroxit của nó không tan, không mang tính lưỡng tính.
-------------------------------------------------------
a)
"Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A vừa hết H2SO4. Cho thêm 130ml dd B thì được một lượng kết tủa" tức là lượng NaOH cho vào đủ td hết với H2SO4.

H2SO4 + 2NaOH -----> Na2SO4 + 2H2O
__x_______2x__________x__
FeSO4 ----> FeSO4
__y_________y_
MSO4 ----> MSO4
__z________z_

Khi thêm 20 ml dd B:
nBaCl2(1) = 0.4x0.02 = 0.008 (mol)
nNaOH(1) = 0.5x0.02 = 0.01 (mol) => 2x = 0.01 => x = 0.005

Khi thêm 130 ml dd B:
nBaCl2(2) = 0.4x0.13 = 0.052 (mol)
nNaOH(2) = 0.5x0.13 = 0.065 (mol)

nBaCl2 = nBaCl2(1) + nBaCl2(2) = 0.008 + 0.052 = 0.06 (mol)

Trước tiên hh nuối sẽ td với BaCl2 trước:

Na2SO4 + BaCl2 ----> 2NaCl + BaSO4
__x_______x________2x______x_
FeSO4 + BaCl2 ----> FeCl2 + BaSO4
__y______y________y______y_
MSO4 + BaCl2 ----> MCl2 + BaSO4
__z_____z_________z_____z_

Sau đó hh muối tạo thành sẽ td với NaOH:

FeCl2 + 2NaOH ----> Fe(OH)2 + 2NaCl
__y_____2y_________y________2y_
MCl2 + 2NaOH ----> M(OH)2 + 2NaCl
__z_____2z________z_______2z_

Vì NaOH dư nên FeSO4 và MSO4 phải kết tủa hết

pư trung hòa:
NaOH + HCl ----> NaCl + H2O
0.005_0.005

nNaOH td ở pư tạo ktủa = 0.065 - 0.005 = 0.06 (mol)
=> 2y + 2z = 0.06 <=> y + z = 0.03 <=> y = 0.03 - z (1)

nBaCl2 đã td = x + y + z = 0.005 + 0.03 = 0.035 (mol)

Khi đốt ktủa ngoài kk:

BaSO4 ----> BaSO4
_x+y+z____x+y+z_
4Fe(OH)2 + O2 ----> 2Fe2O3 + 4H2O
___y_______________0.5y_
M(OH)2 ----> MO + H2O
__z________z_

Vậy cr sau pư là: BaSO4; Fe2O3; MO
=> 233(x+y+z) + 0.5y160 + (m+16)z = 10.155
<=> 233x0.035 + 80y + mz+ 16z = 10.155
<=> 8.155 + 80y + mz + 16z = 10.155
<=> 80y + mz + 16z = 2
Thay (1) vào đc:
=> 80(0.03-z) + mz + 16z = 2
<=> 2.4 - 80z + mz + 16z = 2
<=> -80z + mz + 16z = -0.4
<=> z(-80 + m + 16) = -0.4
<=> z(m - 64) = -0.4
<=> z = -0.4/(m - 64) (2)

mà (1) => z < 0.03
<=> -0.4/(m - 64) < 0.03
<=> m - 64 < -13.333
<=> m < 50.667
mà m > 23

Vậy ta có 2 kim loại htrị II phù hợp là Mg(24) và Ca(40) mà Ca(OH)2 tan nên M là Mg

b)
Thay M = 24 vào (2) => z = 0.01
Thay z = 0.01 vào (1) => y = 0.02
lại có x = 0.005

CMH2SO4 = 0.005/0.02 = 0.25 (M)
CMFeSO4 = 0.02/0.02 = 1 (M)
CMMgSO4 = 0.01/0.02 = 0.5 (M)
 
C

cam25101998

Mình nghĩ ct phải là M2O3 mới ra đc! :D ~

Bài 2: Hoà tan hết 3,2 gam oxit M2O3 trong lượng vừa đủ dd H2SO4 10% thu được muối có nồng độ 12,9% , sau phản ứng đem cô bớt dd và làm lạnh nó thu được 7,686 gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định công thức muối tinh thể.
-----------------------------------------------------
M2O3 + 3H2SO4 ----> M2(SO4)3 + 3H2O
__a______3a__________a_

mddnđ = 2Ma + 48a + 3ax98x100/10 = 2Ma + 2988a (g)

mmuối = 2Ma + 288a (g)

=> (2Ma + 288a) / (2Ma + 2988a) = 0.129
<=> 2M + 288 = 0.129x(2M + 2988) => M = 56 (Fe)

=> a = 3.2/160 = 0.02

cttq tinh thể : Fe2(SO4)3.nH2O

mFe2(SO4)3 kết tinh = 400x0.02x70/100 = 5.6 (g)
=> nFe2(SO4)3.nH2O = 5.6/400 = 0.014 (mol)

mH2O trong tinh thể = 7.686 - 5.6 = 2.086 (g)
=> nH2O = 2.086/18 = 0.116

n = nH2O / nFe2(SO4)3.nH2O = 0.116 / 0.014 = 8

=> ct Fe2(SO4)3.8H2O
 
N

nguyenso2

Bài 1: có 20 ml dd A gồm H2SO4, FeSO4 và một sunfat của kim loại M hoá trị II. Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A vừa hết H2So4. Cho thêm 130ml dd B thì được một lượng kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155 gam chất rắn và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20 ml dd HCl 0,25M để trung hoà.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Xác định nồng độ mol của các chất trong dd A.
Cho biết nguyên tử khối của M lớn hơn Natri và hidroxit của nó không tan, không mang tính lưỡng tính.
-------------------------------------------------------
a)
"Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A vừa hết H2SO4. Cho thêm 130ml dd B thì được một lượng kết tủa" tức là lượng NaOH cho vào đủ td hết với H2SO4.

Cái này tớ thấy không ổn. Khi cho 20ml B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào A thì dd A vừa hết H2SO4. Như vậy phải là lượng NaOH và BaCl2 cho vào đủ tác dụng với H2SO4, chứ không phải chỉ có NaOH. PTHH của TN1 gồm có hai PT:

2NaOH + H2SO4 -----> Na2SO4 + 2H2O
BaCl2 + H2SO4 -----> BaSO4 + 2HCl.
 
C

cam25101998

uhm mình cũng thấy vậy nhưng lần trc mình làm bài này như điên ko ra cuối cùng cô giải, mình cũng có hỏi lại, cô nói: "Đề ko cho xuất hiện ktủa, mà pư trung hòa đc ưu tiên xra trc nên lúc này chỉ có NaOH td với H2SO4 thôi". h nhớ tới già lun :D
 
N

nguyenso2

Lạy chúa, NaOH phản ứng hết với H2SO4, thế còn BaCl2 trong dung dịch thì sao. Bộ nó cứ bay lơ lửng trong dung dịch chứ không tác dụng với chất nào hết cả à! Chắc chắn ít nhất cũng phải có một tí kết tủa chứ không thể không có được.
Đây là bài giải tớ tìm được trên mạng, xem thử coi thế nào:

tổng n BaCl2 trong 2 lần = 0,15 x 0,4 = 0,06 = n Ba(2+)
ta g/s Ba(2+) kết tủa hết
=> m BaS04 = 13,98 > 10,155
=> n Ba(2+) dư và n S04(2-) hết

n Na0H = 0,01
=> n H2S04 ban đầu = 1/2 n HCl = 0,005

n 0H- dư => Lượng kết tủa 0H- thu được là lớn nhất
chất rắn cuối cùng thu dc là Fe203, M0 và BaS04

gọi n FeS04 = x
n MS04 = y

m kết tủa = 233(0,005 + x + y) + 160*x/2 + (M + 16)y = 10,155 (*)

n Na0H = (2x + 2y) = (0,5*0,15 - 0,01 - 0,02*0,25) = 0,06
=> x + y = 0,03 (1)
thay vào pt (*)
=> 64x + My = 1,52 (2)
<=> 64(0,03 - y) + 64y = 1,52
<=> (64 - M) y = 0,4
mà y< 0,03
=> (64 - M )y < 0,03 (64 - M)
<=> M < 50,67

mà nguyên tử lượng của kim loại M lớn hơn của Na và hiđroxit của nó không tan, không có tính lưỡng tính. => M là Mg
 
C

cam25101998

cách của mình là ptử mình cũng có lúc ng~ như bạn rồi, tại vì đề cho thôi cứ chấp nhận đi
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom