Toán 8 Đường trung bình của tam giác

NightWeed

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2018
138
47
21
19
Hà Nội
Trường THCS Ngô Quyền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho [tex]\Delta ABC[/tex], gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AC và BC. Nối AP cắt MN tại I
a) Chứng minh I là trung điểm chung của AP và MN
b) Gọi E, F, Q, K theo thứ tự là trung điểm MB, BN, CM, NC. Tính độ dài các đoạn thẳng EF, KQ, QF biết CB = 16cm
 
  • Like
Reactions: bánh tráng trộn

baogiang0304

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2016
929
1,004
136
23
Hà Nội
THPT Yên Hòa
Cho [tex]\Delta ABC[/tex], gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AC và BC. Nối AP cắt MN tại I
a) Chứng minh I là trung điểm chung của AP và MN
b) Gọi E, F, Q, K theo thứ tự là trung điểm MB, BN, CM, NC. Tính độ dài các đoạn thẳng EF, KQ, QF biết CB = 16cm

Mình chỉ hướng dẫn các ý thôi nhé ^^
a)Áp dụng tính chất đường trung bình ta sẽ chứng minh được : [tex]MP=AN=\frac{AC}{2}[/tex] và [tex]AN//MP[/tex]
=> ANPM là hình bình hành (dhnb) =>I là trung điểm AP,ND (t/c)
b)Áp dụng tính chất đường trung bình ta sẽ chứng minh được [tex]EF=FQ=QK=\frac{MN}{2}=\frac{BC}{4}[/tex] =>Ta dễ dàng tính được EF,KQ,QF
 

NightWeed

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2018
138
47
21
19
Hà Nội
Trường THCS Ngô Quyền
Mình chỉ hướng dẫn các ý thôi nhé ^^
a)Áp dụng tính chất đường trung bình ta sẽ chứng minh được : [tex]MP=AN=\frac{AC}{2}[/tex] và [tex]AN//MP[/tex]
=> ANPM là hình bình hành (dhnb) =>I là trung điểm AP,ND (t/c)
b)Áp dụng tính chất đường trung bình ta sẽ chứng minh được [tex]EF=FQ=QK=\frac{MN}{2}=\frac{BC}{4}[/tex] =>Ta dễ dàng tính được EF,KQ,QF
a ơi học đến Đường trung bình của tam giác --> chưa học hình bình hành nên a có thể làm câu a) theo cách khác được ko
 
  • Like
Reactions: bánh tráng trộn

baogiang0304

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2016
929
1,004
136
23
Hà Nội
THPT Yên Hòa
a ơi học đến Đường trung bình của tam giác --> chưa học hình bình hành nên a có thể làm câu a) theo cách khác được ko

Nếu em thực sự chưa học bình bình hành thì em có thể chứng minh :[tex]\Delta AMI=\Delta PNI(g-c-g)[/tex] cạnh có rồi còn góc thì có 1 cặp góc đối đỉnh và góc còn lại suy ra từ song song nhé em
 
  • Like
Reactions: NightWeed

Huyền Sheila

Học sinh chăm học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
760
847
146
20
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp
a) Chứng minh MN // BC và [tex]MN=\frac{BC}{2}[/tex] ( đường trung bình trong tam giác ABC)
Xét tam giác ABP có :
MI// BP (MN//BC)
M là trung điểm AB (gt)
=> I là trung điểm AP
Xét tam giác ABP có:
M là trung điểm AB (gt)
I là trung điểm AP (cmt)
=> MI là đường trung bình của tam giác ABP
=> [tex]MI=\frac{BP}{2}[/tex]
Chứng minh tương tự ta được: [tex]IN=\frac{PC}{2}[/tex]
Mà BP=PC (P là trung điểm BC)
=> IM=IN
=> I là trung điểm MN
b) Gọi O là giao điểm MC và NB
Ta có: [tex]MN=\frac{BC}{2}=\frac{16}{2}= 8 (cm) [/tex]
Xét tam giác BMN có:
E là trung điểm MB (gt)
F là trung điểm BN (gt)
=> EF là đường trung bình của tam giác BMN
=> [tex]EF=\frac{MN}{2}[/tex]
=> EF = 4 cm
Chứng minh tương tự với tam giác MNC ta có:
[tex]QK=\frac{MN}{2}=\frac{8}{2}=4 (cm)[/tex]
Ta có:MN//BC (cmt)
=> MNCB là hình thang
Ta có E là trung điểm MB (gt)
K là trung điểm NC(gt)
=> EK là đường trung bình của hình thang MNCB
=>[tex]EK=\frac{MN+BC}{2}=\frac{8+16}{2}=12(cm)[/tex]
Ta có FQ=EK-(EF+QK)=12-8=4 (cm)
 
  • Like
Reactions: NightWeed
Top Bottom