[ĐTSH] Dành cho nhóm IX

Status
Không mở trả lời sau này.
G

gauto

àh, hình như sgk chỉ có cấu tạo thui, còn mấy chức năng của đường bên là phần mở rộng. nói chung chị còn nhớ. nếu không em liên lạc với vomanhduy để biết thêm chi tiết.
Mà câu 10, chắc là quần thể sinh thái đo. ta cố làm xong nhanh nhanh nha. trưa nay không ngủ :D
 
M

mattroimuadong_1012

ok, vumanhduy hok online chị ạ, phần mở rộng hả, e giải thích được n~ phần này, còn lại chị giải thích lốt, có j` bổ sung sau:
Câu 1: B
B là ý kiến sai vì nó chỉ nói lên vấn đề về thời gian xuất hiện của hạt trần và hạt kín chứ hok phải sự đa dạng và phong phú của thực vật hạt kín.
Câu 2: B
Đây là đáp án bao quát nhất trong 4 câu, cơ quan đường bên là bộ phận không thể thiếu của cá, giúp cá nhận biết được các vật cản, n~ kích thík về áp lực, tốc đọ của dòng nước trên đường đi.
Câu 3: C
Trong thời gian thụ tinh, trứng dịch chuyển trong ống dẫn trứng về phía tử cung, đến 1/3 ống dẫn trứng thỳ nó sẽ gặp tinh trùng và thụ tinh.
Câu 4: A
Chim và thú là động vật hằng nhiệt ( nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường) còn ếch, nhái là động vật biến nhiệt ( nhiệt đọ cơ thể phụ thuộc vào môi trường)
Câu 8: B
Em gt rùi đó
 
Last edited by a moderator:
G

gauto

Để t nói ra về các loại quần thể trong đề bài nhá.
Quần thể dưới loài gồm các quần thể địa lí, quần thể địa lí lại chia thành các quần thể sinh thái. còn quần thể hình thái thì hok pít, nhưng t nghĩ là nó là 1 phần của quần thể sinh thái.
+Quần thể dưới loài: là nhóm sinh vật của loài mang tính chất lãnh thổ lớn nhất. giữa các giới loài có sự khác biệt rõ rệt về mặt hình thái, đặc điểm sinh lí, sinh thái.
VD: Dưới loài rắn hổ mang Trung Á, ...
Ranh giới về mặt không gian có thể rõ ràng hoặc không,hay phân biệt về mặt sinh lí, sinh thái như: dưới loài mắt hổ mang Ấn độ giao phối vào tháng giêng, hổ mang một mắt kính thangs 2, hổ mang Trung Á hạ tuần tháng 5
+Quần thể địa lí: Dưới loài phân thành những quần thể địa lí khác nhau, trước hết bởi đặc tính khí hậu và cảnh quan vùng phân bố.
Nhìn chung những quần thể địa lí một loài vẫn mang nền hình thái và sinh lí chung. nếu có sự khác biệt yhif là do sự thích nghi trực tiếp của cơ thể với những ĐK sống xác định.
VD: quần thể chuột nước sống ở miền núi ka dăc tan và quần thể chuột nước sống ở đồng bằng ka dăc tan là 2 quần thể địa lí có chút sai khác về hình thái.
nói chung sự sai khác giữa các quần thể địa lí (chế độ ăn uống, sự trao đổi nước, các hằng số nhiệt,khả năng chống chịu, kar năng sinh đẻ, sự tử vong) của cùng 1 loài chủ yếu do các điều kiện sống đặc trưng ở từng địa phương.
+Quần thể sinh thái: gồm tập hợp các loài cùng sống trên 1 sinh cảnh. (sinh cảnh là một khu vực nhất định, ở mọi yếu tố không sống đều tương đối đồng nhất (VD: một ruộng khoai, một cánh rừng thông, một ao hồ)
So với quần thể địa lí cấu trúc quần thể sinh thái thường không ổn định và giữa các quần thể sinh thái có những cách biệt tương đối. Mỗi quần thể sinh thái mang những đặc tính sinh thái nhất định sai khác với các quần thể sinh thái khác.
VD: quần thể sinh thái chuột đồng Microtus arvalis ở rừng thưa và quần thể chuột đó sống ở đất cày.
Quần thể sinh thái khác quần thể địa lí ở chỗ chúng khoogn chiếm trọn vẹn 1 vùng địa lí mà giới hạn trong sinh cảnh đặc trưng của chúng thể hiện sự thích ứng với sinh cảnh đó.
+Quần thể yếu tố (t nghĩ là 1 tên gọi khác của quần thể hình thái) là 1 phần của quần thê sinh thái. Quần thể yếu tố bao gồm những cá thể cùng loài sống ở 1 khu vực nhỏ nhất định của sinh cảnh, trong trường hợp sinh cảnh ít đồng nhất và có thể phân thành nhiều khu vực, VD: các hang hốc nhỏ trong nước, khu đất có độ mặn cao ở giữa đồng, nơi có nhiều ánh sáng hoặc ngươc lại.


Đại khái là thế nha, t đã lọc ra những ý cơ bản nhất rùi đó. các ban, em xem không hiểu có thể hỏi thêm cho rõ, cốt là cung cấp kiến thức cho mọi người mà.
 
Last edited by a moderator:
G

gauto

Căn cứ vào các đặc điểm kể trên thì đáp án câu 10 là c, quần thể sinh thái. mọi người nghĩ thế nào? có cần chỉnh sửa, bổ sung thêm không?
 
M

mattroimuadong_1012

vậy đáp án là gì hả chị? nhiều đoạn chị viết tắt, viết thiếu em hok dịch được
 
G

gauto

đáp án là 10c. đoạn viết tắt nào em chưa dịch được thì đưa ra, chị dịch cho. hình như duoisam117 đang ngủ, nt bảo nó onl mà chưa thấy.HIHI!
 
M

mattroimuadong_1012

chắc thế, thỳ cả buổi sáng nay chị ấy miệt mài wá, thành ra bi h mệt lử, cái chỗ ĐK ý
 
V

vomanhduy

@mattroimuadong_1012:câu 2:câu đó có trong một số sách tham khảo, còn trong SGK chỉ nói đến chứ không giải thích đầy đủ
Có thể giải thích thế này: Cấu tạo của cơ quan đường bên là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá (chạy dọc theo bụng cá 1 đoạn ngắn). Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi.
=>Câu b
 
M

mattroimuadong_1012

ok, chị gauto ơi, em nghĩ giải thích như thế là tạm ổn đấy, chỉ còn mấy câu kia nữa là hoàn thiện... mà e chưa học mấy cái đó=> trông cậy cả vào mọi người thui
 
V

vomanhduy

@mattroimuadong_1012:câu 2:câu đó có trong một số sách tham khảo, còn trong SGK chỉ nói đến chứ không giải thích đầy đủ
Có thể giải thích thế này: Cấu tạo của cơ quan đường bên là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá (chạy dọc theo bụng cá 1 đoạn ngắn). Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi.
=>Câu b
Không rõ là nó có chạy dọc theo bụng cá 1 đoạn ngắn không nữa, nhưng giờ nghĩ lại thấy sao sao ý. Thôi thì bỏ câu đó đi, nói dư quá có khi lại sai nữa:D
 
M

mattroimuadong_1012

uk`, vậy cũng được đấy, thế nào cũng được, miễn là vẫn đủ ý chính là được..............
 
G

gauto

xin đính chính gấp, tui nhầm đáp án câu 10, phải là b, sinh thái. tui tưởng c là sinh thái nên nhầm.
 
G

gauto

Kiến thức bổ sung cho câu 9 đây, qua đây tìm đáp án nhá.
Vai trò của etilen: (tớ chỉ post mấy chức năng chính liên quan đến câu hỏi thui)
+ Kích thích sự chín (cái này nói trên rùi): gây nên sự biến đổi tính thấm của màng dẫn đến sự giải phóng các enzim liên quan đến quá trình chín như enzim hô hấp, biến đổi độ chua, độ mềm của quả.,,, gây hiệu quả quan trọng hơn là kích thích sự tổng hợp các prôtein enzim gây nên biến đổi sinh hóa trong quá trình chín của quả.
+Là hoocmoon gây nên sự rụng. nó hoạt hóa sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa quả,....Ngoài ra sự rụng lại phụ thuộc vào tỉ lệ auxin/etilen. Nếu tỉ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng và ngược lại thì hoạt hóa.
+Etilen kích thích sự ra hoa của 1 số thực vật, thường được sử dụng trong nghề trồng dứa để tăng vụ.
+Etilen còn có tác dụng tương hỗ với hoocmon auxin: auxin kích thích sự hình thành etilen trong các bộ phận của cây. Thực tế auxin ở nồng độ thấp(nghĩa là etilen thấp) thì có ảnh hưởng kích thích sự sinh trưởng, còn ở nồng độ cao ( sẽ sản sinh ra nhiều etilen) thì lại ức chế. cũng có thể cho rằng: auxin gây ra sự tổng hợp mạnh etilen trong mô, và eetilen gây hiệu quả ức chế sinh trưởng.(etilen nhiều do auxin nhiều mà auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của TB, đặc biệt theo chiều ngang làm TB phình ra) vì vậy tớ mới nghĩ c cũng là vai trò của etilen. duoisam117 nghĩ sao?
 
Last edited by a moderator:
G

gauto

Trước hết cảm ơn các thành viên trong nhóm, đặc biệt là cảm ơn duoisam117 rất nhiều vì đã giúp tớ tổng kêt lại, tớ có chỉnh sửa rùi. mọi người nghĩ cho đáp án cuối cùng được chưa?
 
M

mattroimuadong_1012

rùi, em nghĩ chị cho đáp án cuối cùng được rùi đó, nhanh lên, em sắp out rùi
 
V

vomanhduy

Em cũng thống nhất.....................................................................................................................
 
G

gauto

(6.9) Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không giải thích được sự phát triển đa dạng, phong phú của thực vật Hạt kín?Câu trả lời của bạn:
A. Có hoa, quả với nhiều dạng khác nhau, hạt nằm trong quả là một ưu thế của thực vật Hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
B. Thực vật Hạt kín xuất hiện sau thực vật Hạt trần.
C. Môi trường sống đa dạng.
D. Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ,...trong thân có mạch dẫn phát triển.

Ý b không khẳng định được sự đa dạng của hạt kín, chỉ nói về khoảng thời gian xuất hiện sau hạt trần.

(7.9) Câu 2: Cơ quan đường bên giúp cá:
A. Nhận biết được những kích thích về áp lực.
B. Nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.
C. Nhận biết được tốc độ dòng nước.
D. Nhận biết được các vật cản trên đường để tránh.

Cấu tạo của cơ quan đường bên là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá (chạy dọc theo bụng cá 1 đoạn ngắn). Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi.

(8.10) Câu 3: Nơi để tinh trùng và trứng thụ tinh có kết quả là:
A. Đoạn tiếp giáp giữa tử cung và âm đạo.
B. Trong tử cung.
C. Ở khoảng 1/3 đoạn đầu của ống dẫn trứng.
D. Trong âm đạo.

Trong thời gian thụ tinh, trứng có dịch chuyển trong ống dẫn trứng về phía tử cung, đến 1/3 ống dẫn trứng thì nó sẽ gặp tinh trùng và thụ tinh.

(9.18) Câu 4: Động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ mội trường ?
1. Ếch , nhái
2. Thú
3. Chim
4. Cả A, B,C

Chim và thú là động vật hằng nhiệt (nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường) còn ếch, nhái là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường).

(9.24) Câu 5: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể dị hơp
1. AABB
2. aaBB
3. AaBb
4. AAbb

Vì cơ thể dị hợp tử là cơ thể mang KG mà mỗi gen mang 2 alen khác nhau trong đó, 1 alen trội, 1 alen lặn , đáp án là 3. AaBb

(10.18) Câu 6: ATP được tạo ra từ chu trình Crep là :
A. 1
B. 2C. 10
D.32

PT của chu trình Crep: 2 Axetyl CoA + 6NAD(+) + 2 FAD(+) + 2ADP +2 Pvc ----> 4CO2 + 6NADH + 2 FADH2 + 2 ATP +2 CoA.Trong chất nền ti thể, Axetyl CoA (2C) kết hợp với ax oxaloaxetic (4C) (còn gọi là oxaloaxetat) tạo thành xitrat(6C). Mỗi xitrat trải qua 1 loạt pư oxi hóa, tạo điện tử và giải phóng 2 CO2. rồi tái tạo oxaloaxetat làm chất nhận axetyl CoA để quay vòng. mỗi phân tử xitrat tạo ra 1 ATP, mà có 2 Axetyl CoA nên cũng tạo ra 2 xitrat, tạo ra 2 ATP.

(10.24) Câu 7 : Lưu huỳnh & photpho chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng khô cả TB vi khuẩn ?
A. 4 %
B. 14 %
C. 30 %
D. 50 %

Dùng phương pháp loại trừ:
Vì màng ngoài của tế bào (TB) vi khuẩn thì photpho đã chiếm tới 5,5% nên loại A.
Còn cacbon đã chiếm 50% TB vi khuẩn rồi nên loại D.
Nhưng theo lí thuyết (mà thực tế chắc cũng thế) thì P nhiều hơn S, nên tính cả P ở màng trong thì khoảng 14%
=> B đúng


(11.17) Câu 8: Động vật lưỡng tính nào sau đây không tự thụ tinh được mà thụ tinh chỉ xảy ra giữa tinh trùng và trứng của 2 cá thể khác nhau?
A. Giun dẹp.
B. Giun đất.
C. Bọt biển.
D. Ong.

Ngành giun đốt có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Nhiều loài trong ngành giun đốt (như phần lớn các loài giun đất) không thể sinh sản theo phương thức sinh sản vô tính, cho dù chúng có những kỹ năng khác nhau để tái tạo lại những khúc bị cắt cụt.
Giun đất giao phối định kỳ suốt năm trong điều kiện môi trường thuận lợi. Hai con, bị hấp dẫn bởi chất tiết của nhau, nằm cạnh nhau với đầu hướng ngược nhau. Tinh dịch được tiết ra từ lỗ đực vào con còn lại.
giun đất lưỡng tính. khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch. sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non=> đáp án là giun đất
(Câu này có thể dùng phương pháp loại trừ:
+ Giun dẹp, bọt biển sinh sản theo kiểu phân mảnh, nảy chồi (chưa rõ chúng có lưỡng tính hay không)
+ Ong thì không phải là động vật lưỡng tính.)
----> B đúng


(11.20) Câu 9 : Ý nào sau đây không phải là vai trò của etilen trong quá trình sinh trưởng của cây? Câu trả lời của bạn:
A. Ức chế sự sinh trưởng chiều dài của cây.
B. Gây cảm ứng ra hoa ở cây họ Dứa và sự ứng động của của lá cà chua.
C. Làm tăng sinh trưởng về chiều ngang của cây.
D. Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt và chồi cây.

Vai trò của etilen; (gồm những chức năng chính liên quan đến câu hỏi)
+ Kích thích sự chín : gây nên sự biến đổi tính thấm của màng dẫn đến sự giải phóng các enzim liên quan đến quá trình chín như enzim hô hấp, biến đổi độ chua, độ mềm của quả.,,, gây hiệu quả quan trọng hơn là kích thích sự tổng hợp các prôtein enzim gây nên biến đổi sinh hóa trong quá trình chín của quả.
+Là hoocmoon gây nên sự rụng. nó hoạt hóa sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa quả,....Ngoài ra sự rụng lại phụ thuộc vào tỉ lệ auxin/etilen. Nếu tỉ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng và ngược lại thì hoạt hóa.
=> 2 cái này chứng tỏ D không phải đáp án, vi là vai trò của etilen
+Etilen kích thích sự ra hoa của 1 số thực vật, thường được sử dụng trong nghề trồng dứa để tăng vụ.
=> B không phải đáp á, vì là vai trò của etilen
+Etilen còn có tác dụng tương hỗ với hoocmon auxin: auxin kích thích sự hình thành etilen trong các bộ phận của cây. Thực tế auxin ở nồng độ thấp(nghĩa là etilen thấp) thì có ảnh hưởng kích thích sự sinh trưởng, còn ở nồng độ cao ( sẽ sản sinh ra nhiều etilen) thì lại ức chế. cũng có thể cho rằng: auxin gây ra sự tổng hợp mạnh etilen trong mô, và eetilen gây hiệu quả ức chế sinh trưởng.(etilen nhiều do auxin nhiều mà auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của TB, đặc biệt theo chiều ngang làm TB phình ra)
=> có thể nói C không là đáp án, vì là vai trò của etilen
Vậy chỉ còn A là không phải chức năng nữa thôi.
=> đáp án A


(12.8) Câu 10 : Quần thể chuột đồng rừng thưa và quần thể chuột đồng đất canh tác là 2 quần thể. Câu trả lời của bạn:
A. Địa lí
B. Sinh thái
C. Dưới loài
D. Hình thái

+Quần thể sinh thái: gồm tập hợp các loài cùng sống trên 1 sinh cảnh, là một khu vực nhất định, ở đây mọi yếu tố không sống đều tương đối đồng nhất (VD: một ruộng khoai, một cánh rừng thông, một ao hồ…)
Mỗi quần thể sinh thái mang những đặc tính sinh thái nhất định sai khác với các quần thể sinh thái khác.
Căn cứ vào đó ta thấy, 2 quần thể này thỏa mãn ý B
=> B đúng
(bổ sung 1 chút cho rõ ý: Phân biệt 2 quần thể này để làm rõ sự khác sai khác về 1 số đặc tính sinh thái nhất định:
- Quần thể chuột trong rừng sinh sản mạnh về mùa xuân và đầu mùa hè, dễ trốn tránh kẻ thù, dễ kiếm nơi trú ẩn khi thời tiết không thuận lợi. do đó mức tử vong thấp, số lượng cá thể không biến động nhiều.
- Quần thể chuột ở đất canh tác: chủ yếu sinh sản về mùa hè, mùa thu, thường mất nơi trú ẩn nhiều lần trong 1 năm, vì vậy mức tử vong cao, biến động số lượng rõ rệt.)
 
G

gauto

Nhóm em hoàn thành gói câu hỏi rồi chị toi0bix ơi. :D
-------------------------------------------------------------------
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom