Sinh 12 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

DimDim@

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2021
608
676
121
Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng.
2. Sự thay đổi về số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể được gọi là
A. thể lệch bội. B. thể đa bội.
C. thể một nhiễm D. thể ba nhiễm.
3. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể dị đa bội. B. thể bốn nhiễm.
C. thể tự đa bội. D. thể lệch bội.
4. Một cơ thể sinh vật có tất cả các tế bào Xôma đều thừa 1 NST nhất định so với các cá thể bình thờng. Cá thể đó đợc gọi là
A. thể ba nhiễm B. thể khuyết nhiễm
C. thể tam bội D. thể một nhiễm
5. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
6. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
7. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
8. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
9. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbddEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
10. Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O. B. AaB, b.
C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O.
11. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY, sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb, Biết rằng quá trình giảm phân ở bố mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ :
A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
Mọi người giải thích giúp em với ạ, em cảm ơn rất nhiều!
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Chúc chị buổi tối khỏe mạnh ạ:>
1. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng.
Vì 2n- 2= 22
2n- 1- 1= 22

2. Sự thay đổi về số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể được gọi là
A. thể lệch bội. B. thể đa bội.
C. thể một nhiễm D. thể ba nhiễm.
Khái niệm cơ bản thôi ạ
3. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể dị đa bội. B. thể bốn nhiễm.
C. thể tự đa bội. D. thể lệch bội.
Lại khái niệm bình thường thôi ạ
4. Một cơ thể sinh vật có tất cả các tế bào Xôma đều thừa 1 NST nhất định so với các cá thể bình thờng. Cá thể đó đợc gọi là
A. thể ba nhiễm B. thể khuyết nhiễm
C. thể tam bội D. thể một nhiễm
Mỗi tế bào 2n thừa 1 NST => bộ NST trong mỗi tế bào là 2n+ 1
5. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Cơ thể có bộ NST là 2n+ 1+ 1
6. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp.
C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Sử dụng sơ đồ tam giác: đỉnh là giao tử n, cạnh là giao tử 2n
=> Mỗi cây tạo giao tử 1A: 2a: 2Aa: 1aa
Có 1/2 giao tử lặn => F1 có 1/2. 1/2= 1/4 kiểu hình lặn

7. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Vì mỗi cặp NST đều có 4 chiếc
8. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Bộ NST là 2n+ 2
9. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbddEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
NST kép dd không phân li trong nguyên phân ở cặp Dd => Ddd và D
10. Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O. B. AaB, b.
C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O.
Xét cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I -> Aa, O
Cặp Bb phân li bình thường -> B, b
Kết hợp ta được
C.
Chị có thể xem thêm phần kiến thức này tại bài viết rất thú dzị này:>
https://diendan.hocmai.vn/threads/phuong-phap-giai-bai-tap-roi-loan-giam-phan.833769/

11. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY, sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb, Biết rằng quá trình giảm phân ở bố mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ :
A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
Con gái nhận [TEX]X^B[/TEX] từ bố GP bình thường vì bố bị đột biến chỉ cho giao tử [TEX]X^B X^B[/TEX] hoặc [TEX]X^B Y[/TEX]
=> Nhận [TEX]X^b X^b[/TEX] từ mẹ bị rối loạn GP 2

Còn gì thắc mắc chị cứ thoải mái trao đổi.
Chúc chị học tốt ạ~
 
Top Bottom