Tỉ lệ người mắc hội chứng này trong quần thể bình thường là 1/1000 trong khi đó ở đối tượng là tù nhân nam trong một số nghiên cứu tỷ lệ này lên tới 1/30.
2.7.2. Biểu hiện lâm sàng
Người nam với karyotype 47,XXY có xu hướng cao trên trung bình, giảm chỉ số trí tuệ, có xu hướng hung bạo, đặc điểm này giải thích tại sao hội chứng này có tỷ lệ cao trong số tù nhân nam.
2.8. Hội chứng NST X dễ gãy và trường hợp chậm trí liên kết với NST giới tính X
2.8.1. Nguyên nhân và tần số Hình 8: NST X gãy ở nhánh dài khi nuôi cấy tế bào máu ngoại vi trong điều kiện thiếu folat
Hình 9: Khuôn mặt người mắc hội chứng NST X dễ gãy, nhìn nghiêng và nhìn thẳng
Bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào máu ngoại vi trong điều kiện thiếu folat hoặc làm rối loạn quá trình chuyển hóa thymidine sẽ làm xuất hiện các chỗ gãy trên nhánh dài của NST X (Xq27.3) ở những người nam bị chậm trí liên kết với NST giới tính X do đó được gọi là hội chứng NST X dễ gãy (Fragile X syndrome) (hình 8). Hội chứng này được thấy với tỉ lệ khoảng 1/1250 ở người nam và 1/2000 ở người nữ, tỉ lệ này không có sự khác biệt theo chủng tộc. Với tỉ lệ này hội chứng NST X dễ gãy là dạng chậm trí di truyền được gặp phổ biến nhất ở người.
2.8.2. Biểu hiện lâm sàng (hình 9)
Người mắc hội chứng này có biểu hiện khuôn mặt bất thường với khuôn mặt hẹp và dài, trán vồ, hàm nhô, tai to và vễnh. Tinh hoàn lớn (macroorchidism) được thấy trong khoảng 90% trường hợp sau tuổi dậy thì, tình trạng chậm trí thay đổi từ mức độ nhẹ đến trung bình. Người nữ mắc hội chứng này có biểu hiện chậm trí nhẹ.