Câu 4 : Nhận định nào sau đây sai đối với đột biến gen phát sinh trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng
A ) Tế bào mang đột biến gen được nhân lên trong mô
B ) Đột biến gen được di truyền qua sinh sản vô tính
C ) Đột biến gen được di truyền qua sinh sản hữu tính .
D ) Đột biến tiền phôi được di truyền cho thế hệ sau .
Giải thích:
Đột biến gen xảy ra ở tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính. (Các tế bào sinh dưỡng không tham gia giảm phân, sẽ không truyền được vật chất di truyền vào giao tử => không di truyền cho đời sau)
Câu 6 : Biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng :
AUG : Met . UUX : Phe . AAG : Lys . AGG : Arg . XUA : Leu . AAU : Asp . AGU : Ser .
-Một đoạn của chuỗi polipeptit có trình tự sau : Met - Leu- Phe- Asp-Ser- Arg ...
-Thể đột biến của gen đó có dạng :......................Met - Leu- Phe- Lys- Ser- Arg ...
Đột biến trên thuộc dạng nào :
A ) Thay A - T bằng X - G
B ) Thay A - T băng T - A
C ) Thay G - X bằng X - G
D ) Thay G - X bằng A - T
Giải thích:
So sánh thể đột biến và cơ thể bình thường, ta thấy thay đổi ở vị trí axit amin thứ 4: Asp (AAU) -> Lys (AAG)
Ở chuỗi polipeptit thay thế U bằng G => Ở gen: Thay thế A-T bằng X-G
Câu 14 : Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi . Giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Mã di truyền là mã bộ ba .
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin .
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin .
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền , trừ một vài ngoại lệ .
Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin .
Giải thích:
Thay thế một cặp nu nhưng không thay đổi số lượng và trình tự axit amin do không làm thay đổi thành phần của axit amin đó => Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin .
Câu 15 : Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên nhân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính .
(Đột biến ở tb sinh dưỡng k di truyền qua sinh sản hữu tính)
B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
(Đột biến gen thường xuất hiện riêng lẻ, vô hướng)
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. (
Đúng. Đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau nhờ sinh sản hữu tính)
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
(Đột biến gen trong giảm phân đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau nhờ sinh sản hữu tính. Đột biến trong nguyên phân thì được nhân lên ở mô cơ thể, biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể khảm.)
Những kiến thức liên quan đến đột biến gen, chị đã tổng hợp tại
Đột biến gen. Trong link còn có câu hỏi vận dụng, em tham khảo.
Ngoài ra còn có một series tổng hợp kiến thức để ôn thi tốt nghiệp:
Hướng tới kì thi THPTQG 2022 môn Sinh
Có chỗ nào không hiểu thì hỏi lại chị nhé
Chúc em học tốt. ^^