Văn 9 Đồng hành cùng bạn ôn thi tuyển sinh vào 10

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong topic này các bạn có thể đặt mọi câu hỏi liên quan đến kiến thức Ngữ Văn 9 và câu hỏi ôn thi vào 10. Bộ phận BQT của bộ môn sẽ cùng giải đáp với thành viên. Mình rất mong nhận được ý kiến từ mọi người. Bắt đầu thôi!
#1. Nghị luận xã hội

Hi, chào các bạn, như mọi người đã biết không còn bao xa nữa là đến kì thi tuyển sinh vào lớp 10 rồi đúng không nè? Thời gian thì gấp rút mà dịch bệnh thì "triền miên"... Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta tự ôn tập và hệ thống kiến thức của bản thân. Mở đầu cho chuỗi ôn tập ngày hôm nay là một phần tuy nghe đơn giản nhưng là một lỗi khó chấp nhận trong phần NLXH.
- Nghị luận xã hội là một phần quan trọng trong bài thi tuyển sinh vào 10, chiếm khoảng 2 đến 3 điểm (hệ số 2) tùy vào form đề tại tỉnh thành, khu vực nơi bạn sinh sống và học tập. Vì thế, không được xem nhẹ, mỗi con điểm là rất quý giá.
- Với chương trình lớp 9, có hai nội dung cần đặc biệt quan tâm là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
I. Ôn tập kĩ năng viết đoạn qua sơ đồ tư duy
Screenshot_2020-04-16-02-00-10-40.jpg

II. Lỗi về dẫn chứng:
- Thiếu dẫn chứng là lỗi thường được bắt gặp trong một đoạn văn nghị luận, ở bất cứ dạng đề nào nếu không có dẫn chứng thì đoạn viết đó chỉ đạt điểm trung bình và dưới trung bình.
- Sử dụng dẫn chứng như khoe "vốn hiểu biết bao la" của bản thân nhưng không kết hợp phân tích ngắn gọn khiến đoạn văn trở nên lan man, sáo rỗng, khó hiểu.
- Dẫn chứng "có như không có", dẫn chứng không liên quan với yêu cầu đề. Lí do mắc phải thường bởi do quá trình tìm, đọc, lựa chọn thiếu căn cứ, thiếu chọn lọc, lựa chọn theo quán tính, thường là những câu văn hay nhận định mang từ ngữ triết lí.
=> Giải pháp đưa ra là hãy tìm hiểu cặn kẽ về dẫn chứng (ưu tiên sử dụng dẫn chứng trong đời sống) cần có tính xác thực và đó phải là dẫn chứng vừa điển hình và vừa mới mẻ giống như việc ta khai thác hình ảnh, ý nghĩa từ một đối tượng A đem so sáng với đối tượng B vậy. Nếu như Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương đã quá quen thuộc về vấn đề nghị lực sống, thì hãy thử tìm đến một thứ gì đó mới mẻ hơn, có thể đó là Nick Vujicic với câu "Ai có sự tự ti người đó mới là người khuyết tật", nghị lực trong tim một con người khiếm khuyết đã đập tan mọi rào cản, anh tin rằng ánh sáng hào quang đang khuất lấp dưới màn đêm và mây mù và từ đó mọi khó khăn và sức mạnh niềm tin như dung hoà để tạo nên một con người vĩ đại. Từ đây các bạn hãy tự liên hệ qua chủ đề đoạn viết của mình về một vấn đề tư tưởng hay hiện tượng đời sống để có cái nhìn đánh giá, so sánh, phê phán hay biểu dương....

III. Note một số dẫn chứng
FB_IMG_1586974966727.jpg FB_IMG_1586974971607.jpg FB_IMG_1586974975943.jpg FB_IMG_1586974983613.jpg FB_IMG_1586975002976.jpg FB_IMG_1586974999768.jpg FB_IMG_1586974995521.jpgFB_IMG_1586974988219.jpg FB_IMG_1586974983613.jpg FB_IMG_1586974975943.jpg FB_IMG_1586974971607.jpg

Nguồn ảnh: Facebook
:Rabbit34 Uống nước, và bắt tay lên kế hoạch ôn tập cho các môn nào! À, đừng cú đêm như mình nha hehe :3 Mình sẽ tiếp tục với các nội dung liên quan trong thời gian tới. Chúc mọi người học tập vui vẻ và hiệu quả! Good night :rongcon18

Các topic liên quan:
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/dinh-huong-cach-lam-bai-van-nghi-luan-on-thi-len-10.614359/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-mot-so-bi-kip-tai-lieu-hoc-tot-ngu-van.692013/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-tai-lieu-on-tap-cap-thcs.780310/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/van-9-on-tap-cap-toc-thi-giua-hkii.609072/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/cong-thuc-viet-mo-bai-ket-bai-van-hoc.775014/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-tin-tuc-nong-hoi-co-the-vao-de-thi.620562/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/trau-doi-tu-vung-qua-ki-nang-doc.664416/
 

Attachments

  • FB_IMG_1586974979740.jpg
    FB_IMG_1586974979740.jpg
    46.3 KB · Đọc: 87
  • FB_IMG_1586974991961.jpg
    FB_IMG_1586974991961.jpg
    48.1 KB · Đọc: 76

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Chú ơi, cháu hơi lạc một chút nhưng đề hà nội thì thường yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ các tác phẩm văn học hoặc một ngữ liệu nào đó cho sẵn, vậy trong tương lai mong chú đưa ra cách làm về cái kiểu này hay vào ạ :D, cháu viết được nhưng nó rất lơ tơ mơ :D
Ngoài ra, chú hướng dẫn thêm cách đưa lí luận văn học vào đoạn văn NLXH luôn được không ạ, cái này chị Châu có hướng dẫn một lần nhưng cháu muốn tìm hiểu kĩ hơn
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chú ơi, cháu hơi lạc một chút nhưng đề hà nội thì thường yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ các tác phẩm văn học hoặc một ngữ liệu nào đó cho sẵn, vậy trong tương lai mong chú đưa ra cách làm về cái kiểu này hay vào ạ :D, cháu viết được nhưng nó rất lơ tơ mơ :D
Ngoài ra, chú hướng dẫn thêm cách đưa lí luận văn học vào đoạn văn NLXH luôn được không ạ, cái này chị Châu có hướng dẫn một lần nhưng cháu muốn tìm hiểu kĩ hơn
Xác định đề đúng là điều quan trọng nhất, xác định dạng đề và tiếp đến là xác định yêu cầu đề (Vấn đề gì?). Và những đề như vậy đều hướng đến sự giáo dục về lí tưởng thẩm mỹ và vẻ đẹp trong mỗi con người.
Để viết đoạn văn về một vấn đề đặt trong các tác phẩm văn học thì bao giờ ta cũng cần có đủ Mở - Thân - Kết
- Mở đoạn: giới thiệu vấn đề xã hội, từ đó liên hệ đến tác phẩm cần viết. Có thể nêu thực trạng vấn đề trong xã hội trước rồi bàn đến vấn đề đó trong tác phẩm để tránh lạc đề.
- Thân đoạn:
+ Tác phẩm: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu chi tiết, hình ảnh, nội dung, tư tưởng, hiện tượng xã hội trong tác phẩm văn học (cháu nhớ đưa một phần nội dung ngắn gọn của tp cho dễ hiểu)
+ Giải thích, phân tích
  • Hiện tượng hay tư tưởng đó là gì?
  • Hiện tượng đó tốt hay xấu, có ý nghĩa tích hay tiêu cực? / Đạo lí đó mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực?
  • Giá trị của tư tưởng, hiện tượng đó nằm trong tác phẩm (ý nghĩa)
  • Nếu là một ngữ liệu ngắn thì cắt từ ngữ để tìm ngữ nghĩa (Nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Chứng minh
  • Biểu hiện của tư tưởng, hiện tượng
  • Nêu thực trạng, nguyên nhân, diễn biến xã hội
  • Đối tượng (Ai?) Phạm vi của hiện tượng (Nơi nào? Khi nào?
+ Đánh giá, mở rộng
  • Dựa theo các yếu tố vừa phân tích, xem xét hiện tượng xã hội đó là tốt hay xấu? Có ý nghĩa tác động trực tiếp đến ai? (bản thân, gia đình, người thân, xã hội)
  • Biểu dương, khuyến khích hay lên án, phê phán
  • Phản đề, mặt trái của vấn đề, những điều cần bàn thêm
  • Nêu hành động, phải làm gì?
- Kết đoạn: Khẳng định vấn đề cần bàn, liên hệ bản thân

2. Lí luận văn học
- Thật khó để giải thích cụ thể. Trong chương trình cấp 2 thì không yêu cầu việc vận dụng kiến thức lí luận nhưng khi có nó thì tất nhiên bài văn sẽ thêm phần triết lí và khả năng bình diện từ nhiều khía cạnh khác nhau hơn, rõ ràng nó giúp bài văn thêm sâu sắc và có căn cứ.
- Lí luận văn học thường được vận dụng vào NLVH, đưa vào NLXH là một điều mới lạ à nha. Theo chú, văn nghị luận xã hội thường được cho rằng không nên sử dụng dẫn chứng văn học vì nó không có thực. Tuy nhiên thì hình tượng văn học được hình thành bởi bối cảnh xã hội: người nông dân trước CMT8, người phụ nữ ở chế độ phong kiến hay tình yêu quê hương của con người qua mỗi thời đại,.v..v.. Vậy thì việc sử dụng dẫn chứng văn học vẫn là hợp lí ấy chứ.
- Lí luận văn học thường trả lời cho những câu hỏi như sự tồn tại của văn học là do đâu, do ai tạo thành, văn học có ý nghĩa như thế nào đến cuộc sống,.... và đặc trưng của lí luận văn học luôn dẫn dắt ta đến ý nghĩa tốt đẹp của một tác phẩm văn học đó là chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ.
- Vì thế, trích một dẫn chứng văn học tức là ta đang trích một lí tưởng thẩm mỹ vào bài văn, và như thế nó là lí luận đấy.
- Lí luận văn học được vận dụng theo khả năng và sự cảm nhận của người viết, có thể đặt ngay tại mở hay kết hay xuyên suốt bài văn nghị luận đều được, ít hay nhiều thì hãy phân tích dẫn chứng đó một cách sâu sắc chứ không nên sử dụng với một cái nhìn bâng quơ, hời hợt.

Hy vọng đã giúp được cháu Mát đôi chút. Good night :Tuzki35
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Chú giúp cháu nhiều lắm lun ấy ạ :D
Tuy nhiên lý thuyết thì vậy nhưng vẫn cần thực hành nhiều hơn
Mấy hôm nữa cháu sẽ thử tập viết và có thể đăng tại topic này luôn không ạ hay là phải đăng riêng chú nhỉ?
#Chú: đăng đâu cũng được nha
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Đề bài: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu.

Bài làm
Là những tác giả tiêu biểu của nền văn học viết về đề tài mùa xuân, Thanh Hải cũng như Tố Hữu đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc trong lòng độc giả. Nếu Thanh Hải trải lòng nỗi niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời trong "Mùa xuân nho nhỏ" thì Tố Hữu lại có những suy ngẫm đầy triết lí: "Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình" với "Một khúc ca xuân". Phải chăng lối sống ấy là rất cần thiết đối với mỗi con người? "Sống là cho" là cách sống cho đi, sống cống hiến, sống chia sẻ những gì mình có trong khả năng của bản thân. Còn "nhận riêng mình" là cái thói ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình - một lối sống tách biệt ra khỏi cộng đồng. Thực chất câu nói muốn khuyên răn con người cần phải sống có tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; bỏ đi những thiệt thòi cá nhân hay những sân si tầm thường để hướng cõi tâm tới một nơi thanh tao, trong sáng hơn. Thật vậy, khi ta cho đi yêu thương và những điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh thì chính ta cũng sẽ nhận lại tình yêu thương đó. Hơn nữa, khi mỗi người dân đều có ý thức được khát khao cống hiến cho cộng đồng dân tộc thì chúng ta sẽ làm nên sức mạnh của sự đoàn kết , của lòng nhân văn để chống chọi với mọi khó khăn thử thách mà đất nước có thể đối mặt. Giống như tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay, những thùng mì, túi gạo cho người lao động nghèo; những sự hy sinh không biết mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ đều là những biểu hiện đáng quý cho lối sống tốt đẹp nói trên. Hay như nhận vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ngày ngày chỉ biết đến tiền đến rượu nhưng rồi cũng bị cảm hóa từ bát cháo hành giản dị mà đong đầy hơi ấm lòng người. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, có nhiều người chỉ muốn nhận lại chứ không muốn cho đi, hoặc thậm chí sự cho đi của họ bấy lâu nay chỉ là một lớp mặt nạ bao che cho sự mục rữa của tâm hồn thèm khát được mọi người biết đến,... Chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về sự cho đi chân chính, học cách yêu thương, sống hết lòng với một trái tim đầy trắc ẩn để từ đó cuộc sống trở nên hạnh phúc và bền vững hơn. Nói tóm lại, câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc về thái độ sống đẹp và văn minh mà mỗi con người cần có.

@Phạm Đình Tài chú cho cháu nhận xét luôn nha, với lại đừng drop topic chú ơi :(
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề bài: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu.

Bài làm
Là những tác giả tiêu biểu của nền văn học viết về đề tài mùa xuân, Thanh Hải cũng như Tố Hữu đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc trong lòng độc giả. Nếu Thanh Hải trải lòng nỗi niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời trong "Mùa xuân nho nhỏ" thì Tố Hữu lại có những suy ngẫm đầy triết lí: "Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình" với "Một khúc ca xuân". Phải chăng lối sống ấy là rất cần thiết đối với mỗi con người? "Sống là cho" là cách sống cho đi, sống cống hiến, sống chia sẻ những gì mình có trong khả năng của bản thân. Còn "nhận riêng mình" là cái thói ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình - một lối sống tách biệt ra khỏi cộng đồng. Thực chất câu nói muốn khuyên răn con người cần phải sống có tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; bỏ đi những thiệt thòi cá nhân hay những sân si tầm thường để hướng cõi tâm tới một nơi thanh tao, trong sáng hơn. Thật vậy, khi ta cho đi yêu thương và những điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh thì chính ta cũng sẽ nhận lại tình yêu thương đó. Hơn nữa, khi mỗi người dân đều có ý thức được khát khao cống hiến cho cộng đồng dân tộc thì chúng ta sẽ làm nên sức mạnh của sự đoàn kết , của lòng nhân văn để chống chọi với mọi khó khăn thử thách mà đất nước có thể đối mặt. Giống như tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay, những thùng mì, túi gạo cho người lao động nghèo; những sự hy sinh không biết mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ đều là những biểu hiện đáng quý cho lối sống tốt đẹp nói trên. Hay như nhận vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ngày ngày chỉ biết đến tiền đến rượu nhưng rồi cũng bị cảm hóa từ bát cháo hành giản dị mà đong đầy hơi ấm lòng người. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, có nhiều người chỉ muốn nhận lại chứ không muốn cho đi, hoặc thậm chí sự cho đi của họ bấy lâu nay chỉ là một lớp mặt nạ bao che cho sự mục rữa của tâm hồn thèm khát được mọi người biết đến,... Chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về sự cho đi chân chính, học cách yêu thương, sống hết lòng với một trái tim đầy trắc ẩn để từ đó cuộc sống trở nên hạnh phúc và bền vững hơn. Nói tóm lại, câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc về thái độ sống đẹp và văn minh mà mỗi con người cần có.

@Phạm Đình Tài chú cho cháu nhận xét luôn nha, với lại đừng drop topic chú ơi :(
Đoạn viết có tiến triển hơn một chút, tuy nhiên sạn vẫn còn.
- Lỗi dùng từ: bỏ đi những thiệt thòi cá nhân hay những sân si tầm thường.
+ "thiệt thòi": chịu thiệt, chịu tác động xấu thường từ hoàn cảnh bên ngoài
+ "sân si": ghanh ghét, tị nạnh
=> Nghĩa của hai từ chưa phù hợp nên đổi thành "lối sống vụ lợi cho bản thân và những vật chất tầm thường"
- Lỗi lặp từ: Thật vậy, khi ta cho đi yêu thương và những điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh thì chính ta cũng sẽ nhận lại tình yêu thương đó. -> Thật vậy, như mạch nước ngầm âm ỉ chảy xuống lòng đất khô hằn, héo hon khiến cây xanh trở nên tươi tốt, đầy sức sống, tình yêu thương lan toả đến muôn nơi, lắng đọng trong cảm xúc mỗi chúng ta và hạnh phúc sẽ tràn về.
- Lỗi diễn đạt: Hơn nữa, khi mỗi người dân đều có ý thức được khát khao cống hiến cho cộng đồng dân tộc thì chúng ta sẽ làm nên sức mạnh của sự đoàn kết , -> Hơn nữa, mỗi người dân đều có khát khao được cống hiến...
- Lạm dụng Hán Việt: của lòng nhân văn để chống chọi với mọi khó khăn thử thách mà đất nước có thể đối mặt -> của tình người
- Lỗi diễn đạt: học cách yêu thương, sống hết lòng với một trái tim đầy trắc ẩn để từ đó cuộc sống trở nên hạnh phúc và bền vững hơn -> học cách yêu thương, sống hết mình với một trái tim đầy lòng trắc ẩn...

P/s: không drop đâu hehe :D chỉ là bận chút thôi
 
  • Like
Reactions: Mart Hugon

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Để khởi động lại topic mình sẽ viết nghị luận xã hội 200 chữ vào mỗi tuần nha.
Đề hôm nay là về môi trường. Hãy viết một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của mọi người bằng một đoạn văn 200 chữ.
______________
"Cháy! Cháy! Cháy!" Tiếng kêu thất thanh giữa nền trời mùa hạ như đổ lửa. Ngôi nhà của chúng ta đang bốc cháy. Rừng mưa Amazon - lá phổi của trái đất sản sinh 20% lượng oxy toàn cầu - đang bốc cháy. Ý thức bảo vệ môi trường chưa bao giờ lại trở nên kém đến như thế. Trái Đất đang nóng dần lên bởi những tác động tiêu cực từ con người và hệ lụy là sự nổi giận của thiên nhiên. Ao hồ, sông suối khô cạn. Những tán rừng bị thiêu rụi bởi nạn chặt phá gỗ làm nhà ở,... Đó là những minh chứng điển hình cho một thế giới dần đi xuống bởi ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống ngày càng giảm sút. Thế hệ tương lai, thế hệ của thời hiện đại, kĩ thuật số hãy dung hoà giữa kiến thức được tích lũy, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xây dựng cuộc sống cho bản thân và cho mọi người. Hãy là những nhà lãnh đạo tiên phong cho phong trào chống lại ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu từ những hành động nhỏ nhặt nhất. Bầu trời kia là của chúng ta, trời xanh kia là của chúng ta. Con người chỉ mất đi môi trường sống khi từ bỏ trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên quốc gia.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom