Văn 11 ĐỌC HIỂU: ĐI THI TỰ VỊNH

unhi076

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng mười hai 2022
1
0
1
17
Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐI THI TỰ VỊNH (Nguyễn Công Trứ)

Đi không hả lẽ trở về không? Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông Trong cuộc trần ai ai dễ biết, Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong bài thơ?ụng trong bài thơ.
 

Sily vũ

Cựu TMod Văn
Thành viên
25 Tháng hai 2022
229
1
106
41
18
Hải Dương
+Tang bồng là cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bổng, tượng trưng cho chí lớn, sức mạnh vẫy vùng, tung hoành khắp thiên hạ, ôm hoài bão giúp nước, cứu đời. --> phép hoán dụ để hiện lên cái chí của nam nhi.
+phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng

Điền viên: thú vui làm vườn
Tang bồng: chí làm trai, con trai theo tục truyền cũ phải tung hoành ngang dọc


Hai câu thơ đối nhau về mặt nội dung. Câu thơ thứ nhất nói về cái cảnh an nhàn, thú vui tao nhã của cuộc đời là làm vuờn, hòa mình với thiên nhiên. Câu thơ thứ hai nói về chí làm trai, cái sức trẻ nhiệt huyết phải được bộc phá, ngạo nghễ, khí phách. Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần nếm trải cay đắng, thất bại, lui mình về chốn điền viên nhưng ''hẹn tang bồng'' khiến ông không thể bỏ cuộc, luôn lạc quan với niềm vui phơi phới. Một sĩ tử có tài năng đích thực mới có sự thách thức và niềm tin mạnh mẽ như vậy.
(có trích xuất từ https://diendan.hocmai.vn/threads/doc-hieu-di-thi-tu-vinh.845018/post-4108780)


Nếu có gì thắc mắc hãy hỏi để được chúng mình giải đáp nhé,
Chúc bạn học tốt
Tham khảo trọn bộ kiến thức tại đây
 
Top Bottom