Viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của bài thơ tự tình (II) trong đó có sử dụng thao tác lập luận phân tích
hỗ trợ em với ạ em cảm ơn.
Hồ Xuân Hương viết về người phụ nữ trong xã hội xưa. Với cái nhìn đầy sâu sắt, cảm thông của chính người trong cuộc.
-Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn luôn gắn liền với sự bất công tủi nhục và bất hạnh; Hồ Xuân Hương xem thơ như một người bạn tâm giao gửi gắm những nỗi niềm thầm kín, và như một thông điệp, một lời đồng cảm đầy nhân văn sâu sắt đến những người phụ nữ cùng thời. Những điều đó được khắc họa khá rõ nét thông qua tác phẩm Tự Tình II của nhà thơ HXH
Thân Bài
- Giá trị nhân văn, nhân đạo : Là cái nhìn cảm thông của tác giả trước số phận con người, là một trong hai bộ phận cân cốt của một tác phẩm . Và cũng chính là điều tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học
- So với những nhà thơ cùng thời như Nguyễn Du ( Truyện Kiều), Tế Xương( thương vợ)... Hồ Xuân Hương cũng viết về thân phận người phụ nữ nhưng với tâm trạng của người trong cuộc, hay đúng hơn là viết bằng chính trải nghiệm của bản thân mình. Những vần thơ của Hồ Xuân Hương là sự lên tiếng của một thân phận phải chịu đầy những oan trái và bất hạnh.
- Đứng trước những đau khổ của cuộc sống hiện tại của chính mình, bất bình thay cho thân phận bạc bèo của người phụ nữ..Hồ Xuân Hương chỉ biết tìm đến thơ ca - nơi để giải bày, gửi gắm và kí thác những nổi niềm suy tư, những nổi đau khổ và bất mãn của mình. Càng đau đớn thất vòn bà lại càng khao khát mãnh liệt về tình yêu, về tự do và hạnh phúc.
- Những tâm sự thầm kín gửi qua thơ, những nổi lòng riêng đã kiến tạo nên từng con chữ và từng câu thơ con chữ ấy bao giờ cũng là nổi lòng, là khát vọng của HXH, là sự thấu hiểu và cảm thông cho những mất mát đau thương của thân phận người phự nữ. Và tự tình II là một tác phẩm như thế.
- Hai câu đề:
Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
“Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.
=> Nổi đau của một người phụ nữ tài năng, xinh đẹp nhưng số phận lại bất bênh trôi nổi.
- Hai câu thực
“say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu thế nhưng lại tự nhốt mình vào vòng tuần hoàn lẩn quẩn. Buồn lại uống , uống lại say, say lại tỉnh và khi tình thì lại càng buồn hơn, càng tủi thân hơn cho kiếp số của mình
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
=> Hình ảnh người phự nữ trơ trội đơn độc giữa dòng đời thăng trầm , bạc bẽo
=> Nổi buồn tguowng chính mình và cũng là nỗi đâu chung.
- Hai câu luận
Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
“rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
→ Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.
=>Đây cũng chính là chi tiết đắt giá nhất toàn tác phẩm bởi nó đã thể hiện phần nào thái độ phản kháng và chống trả của người phụ nữ. Họ đâu phải chị biết nhúng nhường và chịu đựng, đâu phải chỉ biết khóc than và trách oán, họ cũng khao khát được tự do, mơ ước có được cho mình một tính yêu trọn vẹn. Qua hai hình ảnh hòn đá và rêu Hồ Xuân Hương muốn khẳng định sự mạnh mẽ và ý chí vươn lên của người phụ nữ, vươn lên cái định kiến cổ hủ, cái thủ tục bất công của xã hội bấy giờ. Bà muốn như hòn đá kia đâm chọt qua những chuẩn mực "đạo đức giả dối" đã quá lỗi thời, muốn như đám rêu xanh kia vươn mình ở những nơi khắc nghiệt nhất, muốn bản thân không còn tiếp tục bị đọa đầy hay chà đạp.
=> Giá trị nhân đạo còn thể hiện qua việc lên án sự đồi tàn của xã hội phong kiến, và sự ý thức phản kháng của người phụ nữ.
- Hai câu kết
“Ngán” tâm trạng chán chường.
“xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.=> Mùa xuân cứ vô vị đi rồi đến mà tuổi trẻ của mình lại chẳng thể quay về.
“Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên vốn đã nhỏ bé, mong manh nay phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim nữ thi sĩ.
=> Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu. Bất hạnh lại chất chồng với bất hạnh , cô đơn lại chồng chất cô đơn, nổi đau này lại tiếp nối nỗi sầu bi khác đã khiến Hồ Xuân Hương nói riêng và nhiều phụ nữ noia chung phải sống cả đời mình trong sự uất hờn, cô đơn và buồn tủi.
Bạn tham khảo gợi ý
Chúc bạn học tốt
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-lop-11.827695/