Hóa 11 Độ tan

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Vì sao NaCl không tan vô hạn trong nước mà HNO3 lại tan vô hạn trong nước
Đầu tiên ta gọi phân tử chất tan là A, phân tử dung môi là B
Ta có quá trình tan các hiệu ứng chính sau :
- Năng lượng mạng lưới (dùng để phá huỷ lực liên kết phân tử chất tan : liên kết A-A)
- Năng lượng liên kết dung môi (dùng phá huỷ lực liên kết giữa các dung môi B-B)
- Năng lượng solvat hoá (trong nước là hidrat hoá, năng lượng tạo thành liên kết giữa A-B)
3 hiệu ứng năng lượng chính trên có mỗi solvat hoá là toả năng lượng, còn 2 hiệu ứng năng lượng còn lại đều là cần năng lượng. Tức là nếu muốn tan tốt thì năng lượng solvat hoá phải đủ để phá huỷ liên kết A-A và B-B (thực tế là bù vào năng lượng phá huỷ liên kết A-A và B-B).
Ta xét HNO3 là 1 hợp chất cộng hóa trị, năng lượng solvat hoá lớn hơn năng lượng giữa các tiểu phân HNO3-HNO3 nên nó đủ bù dư vào năng lượng liên kết -> Quá trình hoà tan xảy ra mạnh, độ tan lớn.
Còn NaCl có năng lượng mạng tinh thể lớn (năng lượng liên kết A-A), khi tiến hành solvat hoá thì ban đầu đủ năng lượng để bù vào năng lượng liên kết (dung môi lẫn chất tan) nhưng sau đó, khi mà các tiểu phân dung môi đã tạo thành hợp chất hoá học với các tiểu phân chất tan thì số lượng tiểu phân dung môi giảm, từ đó làm giảm khả năng solvat hoá -> Lúc này năng lượng solvat hoá không đủ để bù vào năng lượng mạng liên kết -> Độ tan giảm.
 
  • Like
Reactions: hunghunghung2123
Top Bottom