Hóa 9 Định luật bảo toàn electron

loann_nguyễnn

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng chín 2021
37
37
6
17
Hà Nam
THCS Lương Khánh Thiện
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hòa tan hoàn toàn 14,4g kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa
thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
A 5,04 lít. B 25,2 lít. C 2,52 lít D 50,4 lít.
Các a chj giúp e giải theo định luật bảo toàn electron với ạ:3
e cảm ơn nhiều ạ:>>>
e là mem mới rất zui đc làm quen vs các a chj và các bạn=))
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Hòa tan hoàn toàn 14,4g kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa
thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
A 5,04 lít. B 25,2 lít. C 2,52 lít D 50,4 lít.
Các a chj giúp e giải theo định luật bảo toàn electron với ạ:3
e cảm ơn nhiều ạ:>>>
e là mem mới rất zui đc làm quen vs các a chj và các bạn=))
Cu(0) => Cu(+2) + 2e
N(+5) trong HNO3 đầu => N(+2) trong NO => N(+4) trong NO2 => N(+5) trong HNO3 sau
O2(0) + 4e => 2O(-2)
*số trong ngoặc (..) là số oxy hóa
Nhận xét: Sau cả quá trình N(+5) vẫn tạo thành N(+5). Chỉ có Cu và O2 thay đổi số OXH giữa trước và sau => áp dụng bảo toàn e cho Cu và O2: 2n(Cu) = 4n(O2) => n(O2) = nCu : 2 = 0,225 : 2 = 0,1125 mol
=> V(O2) = 0,1125 . 22,4 = 2,52l => C

Hi em, chúc em học tốt!
 
Last edited:
Top Bottom