Điều khó hiểu về điện học

T

theanvenger

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Người ta nói: "Dòng điện đi từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp"
Vậy thì trong một đoạn dây dẫn (nếu coi như nó không có điện trở đáng kể) có R=0. Muốn có dòng điện đi qua thì $V_A \neq V_B$. Nếu trên dây dẫn có dòng I đi qua thì theo định luật Ôm, ta có: $$V_A-V_B=U=IR=I.0=0 \\ V_A=V_B$$
Vậy là có mâu thuẫn. Trường hợp này em thấy khi làm một bài mạch cầu có cầu là Ampe kế, hỏi cường độ dòng điện qua ampe kế biết ampe kế lí tưởng. Xin mọi người giải thích hộ.
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

Người ta nói: "Dòng điện đi từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp"
Vậy thì trong một đoạn dây dẫn (nếu coi như nó không có điện trở đáng kể) có R=0. Muốn có dòng điện đi qua thì $V_A \neq V_B$. Nếu trên dây dẫn có dòng I đi qua thì theo định luật Ôm, ta có: $$V_A-V_B=U=IR=I.0=0 \\ V_A=V_B$$
Vậy là có mâu thuẫn. Trường hợp này em thấy khi làm một bài mạch cầu có cầu là Ampe kế, hỏi cường độ dòng điện qua ampe kế biết ampe kế lí tưởng. Xin mọi người giải thích hộ.

kjhgfv.png


dây dẫn AB có R =0 thì điện thế 2 điểm đầu dây bằng nhau thì đúng rồi $V_A=V_B$
có gì là mâu thuẩn đâu bạn...... :)
$U_AB= I_AB. R_AB = 0 => V_A= V_B$
còn từ nơi cao đến nơi thấp tùy vào mạch điện nữa..........................................
nói chung: hiệu điện thế hai đầu dây dẫn có R =O thì bằng nhau
cái này là kiến thức cơ bản
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Người ta nói: "Dòng điện đi từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp"
Vậy thì trong một đoạn dây dẫn (nếu coi như nó không có điện trở đáng kể) có R=0. Muốn dòng điện đi qua thì $V_A$ phải khác $V_B$. Nếu trên dây dẫn có dòng I đi qua thì theo định luật Ôm, ta có: $$V_A-V_B=U=IR=I.0=0 \\ V_A=V_B$$
Vậy là có mâu thuẫn. Trường hợp này em thấy khi làm một bài mạch cầu có cầu là Ampe kế, hỏi cường độ dòng điện qua ampe kế biết ampe kế lí tưởng. Xin mọi người giải thích hộ.

Quá đúng! VA = VB. Điện thế hai đầu cầu bằng nhau vì chúng được nối với nhau bởi dây dẫn.

Nhưng điện thế bằng nhau đâu có nghĩa là không có dòng điện chạy qua?

Dòng điện chạy từ nơi thế cao sang nơi thế thấp, đúng rồi, đó là xu thế của nó như vậy chứ không có nghĩa là nhất nhất nó phải như vậy.

Giống như người ta nói: nước chảy từ trên cao xuống thấp, nhưng em đổ nước lên sàn phẳng, nước cũng phải loang ra chứ!
 
T

theanvenger

Vậy những đoạn mạch như vậy ta không thể sử dụng định luật Ôm để tính I đúng không anh?
 
C

congratulation11

Em thì lại không nghĩ như hai người.

Thế năng cao thấp mà dòng điện đi qua là do hai đầu dây R=0 đó có cái gì. Hai vật đó làm nên cái thế năng cao thấp để tạo dòng cho điện đi qua.

Chứng minh trong thực tế: Giả sử có 1 dây đồng (R coi như 0) cắm vào 1 đầu ổ điện, dòng điện sẽ không chạy trong dây đó. Nhưng khi có 1 đứa nào đó dại dột mà chạm tay vào thì ngay sau đó điện truyền tới cơ thế và ông nhảy tưng tưng.


$\text{số 1401}$
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Mình xét trong trường hợp bài tập mà bạn. Như mình nói là phần mạch cầu ý.
 
K

kienconktvn

Em thì lại không nghĩ như hai người.

Thế năng cao thấp mà dòng điện đi qua là do hai đầu dây R=0 đó có cái gì. Hai vật đó làm nên cái thế năng cao thấp để tạo dòng cho điện đi qua.

Chứng minh trong thực tế: Giả sử có 1 dây đồng (R coi như 0) cắm vào ổ điện, dòng điện sẽ không chạy trong dây đó. Nhưng khi có 1 đứa nào đó dại dột mà chạm tay vào thì ngay sau đó điện truyền tới cơ thế và ông nhảy tưng tưng.


$\text{số 1401}$

ý ở trên thì không hiểu cho lắm.
còn cái ví dụ thì mình giải thích như thế này,
cái dây dẫn vẫn có R nhưng rất nhỏ ta cứ cho nó bằng 0, e cắm vào ổ điện.
ở đây mình tạm cho nó là cực dương đi (quy về điện 1 chiều cho mấy bạn dễ hiểu).
lúc này điện thế giữa cực dương và các điểm trên dây dẫn đều bằng nhau. lúc này nếu xét về định luật ôm: U=IR <=> I = U/R = 0/0
đây là 1 dạng vô định nếu xét về mặt toán học.

nhưng khi nối nó với cực âm bởi 1 R # 0. (ở ví dụ là có chú congra táy máy nắm vô dây đồng, ở đây đất được xem là cực âm, người chú congra là R#0) ngay lập tức có dòng điện đi qua và congra tưng tưng :D:D:D
 
T

theanvenger

Trường hợp này em thấy khi làm một bài mạch cầu có cầu là Ampe kế, hỏi cường độ dòng điện qua ampe kế biết ampe kế lí tưởng
@kienduc: Đây bạn à
@kiencon: Nhưng mà như vậy khác với trên rồi anh kiencon ơi, nguồn điện và mặt đất sao có điện thế bằng nhau được?
 
K

kienconktvn

@kienduc: Đây bạn à
@kiencon: Nhưng mà như vậy khác với trên rồi anh kiencon ơi, nguồn điện và mặt đất sao có điện thế bằng nhau được?

cái bài mà e nói đó là xác định dòng điện trong mạch và cụ thể là đi qua ampe kế. để làm e phải xác định được các dòng điện trong mạch, chú ý chổ các nút, từ đó để giải ra bài toán.
còn mạch cầu mà e nói coi chừng nó có 2 trường hợp, mạch cầu có 4R và 5R trong mạch.
tốt nhất là e post hình vẽ bài đó lên thì mới rõ được :D

ý 2 là: e cần biết sơ về điện xoay chiều, ổ điện có 2 lỗ, 1 bên là dây nóng 1 bên dây lạnh. mặt đất cũng có thể đóng vai trò là dây lạnh. nếu dây đồng đặt vào dây nóng và nối xuống đất qua 1 R thì sẽ có dòng điện. nếu cắm vào dây lạnh thì sẽ không sao :D
vì vậy a mới chuyển về dòng 1 chiều để mọi người hiểu rõ hơn.
 
K

kienduc_vatli

@kienduc: Đây bạn à
@kiencon: Nhưng mà như vậy khác với trên rồi anh kiencon ơi, nguồn điện và mặt đất sao có điện thế bằng nhau được?

cái này dùng định lí nút.... I ...= I.. +I..
rồi tính ra I qua ampe kế
ý bạn là : điện trở R = 0 mà kêu tính I phải không????
 
K

kienconktvn

Có R=0 \Rightarrow U=0 mà vẫn có I nên mình thấy lạ.

về mặt toán học như a đã nói ở trên thì chẳng có gì lạ hết :D
nếu áp dụng định luật Ôm ta có I = U/R = 0/0
đây là dạng vô định, nghĩa là không xác định được :D
vậy e không thể dùng định luật ôm trong trường hợp này, phải dùng định lý nút như kienduc nói :D
 
C

congratulation11

Có R=0 \Rightarrow U=0 mà vẫn có I nên mình thấy lạ.

về mặt toán học như a đã nói ở trên thì chẳng có gì lạ hết :D
nếu áp dụng định luật Ôm ta có I = U/R = 0/0
đây là dạng vô định, nghĩa là không xác định được :D
vậy e không thể dùng định luật ôm trong trường hợp này, phải dùng định lý nút như kienduc nói :D

Ông nói gà, bà nói vịt.

Có hiệu điện thế sẽ có dòng điện quan mạch, khi đó mới có thể cần dùng đến nút.

Không có hiệu điện thế thì không có dòng điện qua mạch, khi đó kết luận luôn không cần nút lằng nhằng.
 
K

kienconktvn

Ông nói gà, bà nói vịt.

Có hiệu điện thế sẽ có dòng điện quan mạch, khi đó mới có thể cần dùng đến nút.

Không có hiệu điện thế thì không có dòng điện qua mạch, khi đó kết luận luôn không cần nút lằng nhằng.

ây da venger kiu có I mà chứ đâu phải không có đâu, và cần xác định I qua ampe kế đó :D
không lấy nút lấy gì xác định đây :p
 
T

theanvenger

Chị ơi còn bài này thì sao:
picture.php

Cho ampe kế lí tưởng. Tìm I qua ampe kế. Em chỉ đưa ra bài ví dụ không có số liệu cụ thể.
 
C

congratulation11

Chị ơi còn bài này thì sao:
picture.php

Cho ampe kế lí tưởng. Tìm I qua ampe kế. Em chỉ đưa ra bài ví dụ không có số liệu cụ thể.

Nếu cầu cân bằng thì $I_a=0$ [ Tích hai điện trở chéo bằng nhau]

Nếu cầu không cần bằng thì em dùng nút như kienduc nói ấy.

----------
Thế bài thi chuyên của em đâu mang lên đây xem nào.
 
Top Bottom