Điện xoay chiều

D

darknigh93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Lần lượt đặt vào 2 đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là [TEX]i_1=I_o.cos(100\pi t),i_2=I_o.cos(120\pi t+\frac{2\pi}{3}),i_3=I\sqrt2cos (110\pi t+\frac{2\pi}{3})[/TEX].Hệ thức nào sau đây đúng?
A.I>Io/căn2
B.I <=Io/căm2
C.I<Io/căn2
D.I=Io/căn2

Mình nghĩ đáp án là A vì i3 là mạch có công hưởng.w3 bình w1.w2.Nhưng mình không hiểu cái độ lệch pha của i.Đáng lẽ cái i1 và ì cho cùng 1 giá trị thì cái i1 phải có độ lệch pha là -2pi/3 mới phải.Sao độ lệch pha như thể mà lại cho cùng 1 giá trị i.Vì mình nghĩ nó lấy gốc để quay vecto thì tất cả đều chung 1 gốc thôi.Thế có đúng không nhỉ:-?

2.cuộn sơ cấp của một máy biến áp đc nối với một điện áp xoay chiều . Khi đó trên cuộn thứ cấp xuất hiện một suất điện động cảm ứng e1 = 16V .Khi nối cuộn thứ cấp với điện áp này thì trên cuộn sơ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 = 4 V . điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng ?
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

1.Lần lượt đặt vào 2 đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là [TEX]i_1=I_o.cos(100\pi t),i_2=I_o.cos(120\pi t+\frac{2\pi}{3}),i_3=I\sqrt2cos (110\pi t+\frac{2\pi}{3})[/TEX].Hệ thức nào sau đây đúng?
A.I>Io/căn2
B.I <=Io/căm2
C.I<Io/căn2
D.I=Io/căn2

Mình nghĩ đáp án là A vì i3 là mạch có công hưởng.w3 bình w1.w2.Nhưng mình không hiểu cái độ lệch pha của i.Đáng lẽ cái i1 và ì cho cùng 1 giá trị thì cái i1 phải có độ lệch pha là -2pi/3 mới phải.Sao độ lệch pha như thể mà lại cho cùng 1 giá trị i.Vì mình nghĩ nó lấy gốc để quay vecto thì tất cả đều chung 1 gốc thôi.Thế có đúng không nhỉ:-?

2.cuộn sơ cấp của một máy biến áp đc nối với một điện áp xoay chiều . Khi đó trên cuộn thứ cấp xuất hiện một suất điện động cảm ứng e1 = 16V .Khi nối cuộn thứ cấp với điện áp này thì trên cuộn sơ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 = 4 V . điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng ?
mình nghĩ là đáp án D
có cùng Io thì I cũng như thế nhưng mà I mà là cường độ tức thời thì là khác đấy
 
K

kenhaui

Câu2. Dùng CT [TEX]e=\sqrt{e_1.e_2}=8 (v)[/TEX].................................................................
 
V

van_toan

1.Lần lượt đặt vào 2 đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là [TEX]i_1=I_o.cos(100\pi t),i_2=I_o.cos(120\pi t+\frac{2\pi}{3}),i_3=I\sqrt2cos (110\pi t+\frac{2\pi}{3})[/TEX].Hệ thức nào sau đây đúng?
A.I>Io/căn2
B.I <=Io/căm2
C.I<Io/căn2
D.I=Io/căn2

Mình nghĩ đáp án là A vì i3 là mạch có công hưởng.w3 bình w1.w2.Nhưng mình không hiểu cái độ lệch pha của i.Đáng lẽ cái i1 và ì cho cùng 1 giá trị thì cái i1 phải có độ lệch pha là -2pi/3 mới phải.Sao độ lệch pha như thể mà lại cho cùng 1 giá trị i.Vì mình nghĩ nó lấy gốc để quay vecto thì tất cả đều chung 1 gốc thôi.Thế có đúng không nhỉ:-?

2.cuộn sơ cấp của một máy biến áp đc nối với một điện áp xoay chiều . Khi đó trên cuộn thứ cấp xuất hiện một suất điện động cảm ứng e1 = 16V .Khi nối cuộn thứ cấp với điện áp này thì trên cuộn sơ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 = 4 V . điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng ?


mình cũng không hiểu về pha này lắm nhưng sao khi I cho cùng một giá trị thì I1 phải có độ lệch pha như vây. ta thấy i3 có cộng hưởng thì lúc này Imax thì sao bạn lại chọn đáp án D?
 
D

darknigh93

mình cũng không hiểu về pha này lắm nhưng sao khi I cho cùng một giá trị thì I1 phải có độ lệch pha như vây. ta thấy i3 có cộng hưởng thì lúc này Imax thì sao bạn lại chọn đáp án D?

Đâu mình chon A mà bạn.í có độ lệch pha như vậy vì khi ỉ có cộng hưởng thì i cùng pha u còn i1 và i2 là 2 trường hợp ZL>ZC và ZC>ZL vậy nhưng tuyệt đối ZL-ZC bằng nhau vậy nên độ lệch pha có giả trị bằng nhau nhưng trái dấu
 
V

van_toan

Đâu mình chon A mà bạn.í có độ lệch pha như vậy vì khi ỉ có cộng hưởng thì i cùng pha u còn i1 và i2 là 2 trường hợp ZL>ZC và ZC>ZL vậy nhưng tuyệt đối ZL-ZC bằng nhau vậy nên độ lệch pha có giả trị bằng nhau nhưng trái dấu


bạn thay đổi w thì hai trường hợp ZL-ZC có giá trị khac nhau chứ? thất sự thì mình cũng không hiểu lắm
 
D

darknigh93

nhưng nó cho cùng 1 giá trị mà u không đổi thì Z bằng nhau => |ZL-ZC| bằng nhau=> |tanφ| bằng nhau
 
V

van_toan

mình hiểu bạn nói rồi nhưng mình nghi như thế này. trường hợp i cộng hưởng thì i cùng pha u=> pha u=2pi/3. nếu nói như pạn thì trường hợp i2 pha u cũng bằng pha i thì cũng cộng hưởng ah? vậy nên chắc do cách mình chọn pha của u ở từng trường hợp là khác nhau
 
H

huubinh17

ứng với 2 tần số 50Hz và 60Hz thì nó có dòng hiệu dụng như nhau, vậy nó cộng hưởng ở tần số [tex]\sqrt{60*50}[/tex]=[tex]10\sqrt{30}[/tex]
Rồi từ đó bạn so sánh tần số cộng hưởng với tần số của dòng [tex]i_3[/tex] và dòng [tex]i_1[/tex] để biết cái nào lớn hơn thôi
 
T

thehung08064

bài này có vấn đề.:D.nếu thay đổi w thì có 2 trường hợp để tanphi = nhau,đây tới 3 trường hợp,thấy sai rồi.:D
 
V

van_toan

ứng với 2 tần số 50Hz và 60Hz thì nó có dòng hiệu dụng như nhau, vậy nó cộng hưởng ở tần số [tex]\sqrt{60*50}[/tex]=[tex]10\sqrt{30}[/tex]
Rồi từ đó bạn so sánh tần số cộng hưởng với tần số của dòng [tex]i_3[/tex] và dòng [tex]i_1[/tex] để biết cái nào lớn hơn thôi

dựa vào tần số làm sao bạn so sánh i được. mình nghĩ khi cộng hưởng thì Imax thôi chứ ở đây bài toán cho như thế này mình nghĩ không so sánh kiểu đấy dc
 
N

nhduong91

bài này mình nghĩ đề sai ấy. chứ omega thay đổi thì ZL và ZC thay đổi theo.sao mà góc lệch của i2 và i3 giống nhau đc nhỉ? lạ...
 
V

van_toan

bài này mình nghĩ đề sai ấy. chứ omega thay đổi thì ZL và ZC thay đổi theo.sao mà góc lệch của i2 và i3 giống nhau đc nhỉ? lạ...


vậy nên mình mới nghĩ việc chọn pha của U ở từng trường hợp khác nhau. nếu họ cho U không đổi thì giá trị của U không đổi or cả pha đều không đổi???
 
Top Bottom