Điện phân và những bài tập hóc búa.

T

thansieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy giúp em mấy bài tập này với cách làm tối ưu thầy nhé.

Bài 1:Chia 1,6 lít dung dịch Cu(No3)2 và Hcl làm 2 phần bằng nhau.Phấn 1 điện phân với điện cực trơ I= 2,5 A sau t giây thu được 0,14 mol một khí duy nhất ở anot.dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaoH 0,8 M được 1,96 kết tủa.Cho m gam bột FE vào phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,7m gam hỗn hợp kim loại và V lit No( s/p khử d.n).Giá trị m và V lần lượt là:

A 23,73 và 2,24 B,27,73 và 6,72
C,28 và 2,24 D,28 và 6,72

Bài tập điện phân trong đề thi đại học thường vào những dạng như thế nào hả thầy.Bài tập trên có hơi khó quá không.
 
H

hocmai.hoahoc

Trong bài giảng điện phân thầy đã nói rất kỹ về các dạng toán có thể có của nó rồi mà.
Các dạng toán
Dạng 1: Điện phân nóng chảy
Dạng 2: Điện phân dung dịch gồm một chất tan
Dạng 3: Điện phân dụng dịch gồm nhiều chất tan
Dạng 4: Điện phân chéo
Bài em hỏi thuộc dạng 4 và kết hợp với bài toán Fe
Đầu tiên em tính số mol e
ne = 2nCl2 = 0,28 mol
Số mol NaOH là 0,44 mol
Thứ tự điện phân bên catot là Cu2+ điện phân trước => Hết Cu2+ mới đến H+. Dung dịch sau phản ứng
tác dụng với NaOH có kết tủa => Cu2+ chưa hết => H+ chưa điện phân
=> Từ đây em tính được số mol mỗi chất
Số mol Cu2+ còn dư là 0,02 mol => Số mol OH- phản ứng với H+ là 0,4 mol =>nH+ = 0,4 mol
Mà nCl2 = 0,14 => nCl- = 0,28 => Vô lý => Cl2 điện phân chưa hết như sieuchuoi đã làm.
 
Last edited by a moderator:
T

thansieu

Hi vọng điện phân chéo chỉ vào phần lý thuyết thôi.Vào bài tập thì không biết bao nhiêu lâu mới được một câu mất.

Bài tập trên em chép đúng đề đó thầy .Nếu thế chắc tại cô giáo em cho đề sai rồi thầy ạ.
 
S

sieuchuoi10

Chọn Đáp án A.
Trước khi trình bày, mình xin cảm ơn, vì bạn đã chia sẽ 1 bài tập rất hay.
Phần 1: Ý đồ muốn tìm ra được số mol Cu(NO3)2 và HCl để đem nó giải quyết ở phần 2 do cách chia 2 phần là bằng nhau.
_ Đề cho dd sau đp t/d vua du NaOH mà lại sinh ra kết tủa --> dd sau đp vẫn còn Cu2+ --> H+ axit chua bị đp. dựa vào 1,96g kết tủa --> Cu2+ chưa bị đp là 0,02mol và H+ trong phần 1 là 0,4 mol. --> Cl- p1 = H+ = 0,4 mol. De cho dp trong t(s) là 1 cái bẫy thường gặp trong bài toán dpdd, được 0,14mol Cl2 --> 0,28 mol Cl- < 0,4 mol như đã tính ở trên. ---> Cl- chưa bị đp hết. Ap đụng đl faraday cho khí Cl2 --> tim được t(s) = ... ---> thay ngược lại ta tìm được Klg Cu2+ đã bị đp trong t(s). Kết hợp với lượng Cu2+ dư ơ trên ta đã hoàn thành được ý đồ trong phần 1.

Phần 2: Nhận xét: khi bỏ m(g) Fe vào hh phân2 lần lượt xảy ra 3pu theo thứ tự ưu tiên như sau:
* Fe + 4H+ + NO3- --> Fe3+ + NO + 2H2O (1)
* Fe + 2Fe3+ ---> 3Fe2+ (2)
* Fe + Cu2+ ----> Cu + Fe2+ (3)
Và chắc chắn Fe vẫn còn dư sau 3pu trên do 0,7m là Klg hh KL.
thay số mol ở p1 tìm đc vào ta có: 0,16*64 + (m - 0,31*56) = 0,7m. Nên --> m = 23,73 g. V(l) No thì tìm đc ngay pt 1 rất dễ dàng là 0,1 mol = 2,24l.
 
Top Bottom