CLB lịch sử Điện Biên Phủ trong hồi ức của người Pháp

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho biết, tại nước Pháp, không chỉ những người già, mà các sinh viên trẻ khi gặp ông, họ vẫn đặt những câu hỏi về Điện Biên Phủ. "Tôi hiểu rằng với người Pháp và lịch sử nước Pháp, Điện Biên Phủ là một vết thương".
hinh1-155705594472258863151.png

Tướng De Castries đầu hàng lúc xế chiều 7-5-1954 tại Điện Biên Phủ. Thời điểm ấy Paris đang là buổi trưa, tin tức nhanh chóng được loang đi khiến người Pháp suy sụp, có người còn nghĩ nó là tin đồn nhảm.
Quốc hội Pháp họp vào buổi chiều, Thủ tướng Lanien thông báo: "Khu trung tâm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ kịch chiến liên tục". Tối hôm đó và những ngày sau, một không khí buồn thảm bao trùm nước Pháp, tivi phát các ca khúc tưởng niệm, người dân vào cầu nguyện ở nhà thờ.
De Castries, một chiến binh trong gia tộc dòng dõi anh hào nhiều đời cầm quân, người từng là tù binh của phát xít Đức (năm 1940, đánh nhau với quân Đức, De Castries chỉ đầu hàng khi súng hết đạn và bị thương), đã viết như sau: "Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp".
Cách đây nửa năm, chiều ngày 3-11-2018, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã đến Điện Biên Phủ. Ông đi thăm các di tích chiến tranh và làm một điều đặc biệt: đến đặt vòng hoa, thắp hương viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Điện Biên Phủ - Đồi A1.
Trả lời Tuổi Trẻ, Edouard Philippe nói: "Trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ là một trong những trận chiến khó khăn nhất và mang tính biểu tượng nhất của cuộc chiến. Nó đã đánh dấu việc Việt Nam giành được nền độc lập hoàn toàn.
Pháp đặc biệt chú trọng đến việc chia sẻ hồi ức. Cuộc xung đột ở Đông Dương từ 1946 - 1954 đã khiến gần 80.000 binh sĩ Pháp thiệt mạng… Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, tôi cũng muốn nói rằng vì đã hòa giải được với quá khứ của mình, hai nước chúng ta mạnh mẽ tiến đến tương lai chung".
hinh2-1557056065264548991598.png

Chính khách Pháp dũng cảm nhất khi đặt chân lên chiến địa Điện Biên Phủ, có lẽ là cố Tổng thống Francois Mitterrand. Ông từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp năm 1946. Khi Điện Biên Phủ thất phủ, Mitterrand đang là nghị sỹ Quốc hội, đã chất vấn gay gắt Chính phủ Lanien.
hinh3-1557056106009398204340.png

Tháng 2-1993, ông trở thành nguyên thủ phương tây đầu tiên thăm Việt Nam kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, cảm nhận về hai cuộc chiến tranh tàn khốc, Mitterrand đã lên tiếng đòi hỏi Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam.
Cũng thêm một điều đặc biệt, thành phần đoàn của Tổng thống Pháp năm ấy có hai người Việt Nam, đó là GS.TS Trần Văn Khê và nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận.
"Điện Biên Phủ là một phần lịch sử nước Pháp", tôi không nhớ ai đã viết câu này, nhưng sự bại trận của đoàn quân viễn chinh tại nơi đây còn là một dấu tích lịch sử vượt ra ngoài nước Pháp, "chấn động địa cầu". Tham vọng biến Đông Dương thành "xứ thuộc địa", kể từ khi chiến hạm Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Đà Nẵng năm 1858, đến đây phải dừng lại.
Điện Biên Phủ còn là niềm cảm hứng khích lệ các dân tộc Á - Phi vùng lên giành độc lập, đập tan xiềng xích thực dân.
Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vấn đề Đông Dương được đặt lên bàn đàm phán Geneve. Sau nhiều giằng co, Hiệp định Geneve được ký kết, thiết lập hoà bình ở Đông Dương, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm gianh giới quân sự tạm thời, tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước trong vòng 2 năm.
Người Mỹ tuyên bố tạo điều kiện để thực thi hiệp định, nhưng không đặt bút ký vào đó; chính quyền Bảo Đại tuyên bố không thể công nhận sự hợp thức của hiệp định.
Lịch sử mở ra chương mới, những kẻ không nhận thức được "bài học Điện Biên Phủ" đã phá bĩnh Hiệp định Geneve, sau đó đều bại trận trước quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của một dân tộc anh hùng.
hinh4-1557056156602413773174.png
 
Top Bottom