Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các cậu giúp tớ dịch bài văn này sang tiếng Anh với, tớ cảm ơn nhiều, bài văn dàicác cậu chịu khó giúp tớ một xíu nhé
Đất nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống và nền văn hóa lâu đời. Đất nước chúng ta có điều mà các nước trên thế giới mà không quốc gia nào có được, chỉ có ở Việt Nam chính là tà áo dài – một bộ trang phục văn hóa của dải đất hình chữ S. Tà áo dài đã tôn lên nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: giản dị, mộc mạc nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc.
Thật vậy, không ai biết áo dài có từ bao giờ chỉ biết rằng nó có từ xa xưa được khắc trên trống đồng. Theo lịch sử ghi chép lại thì chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt, tiền thân của áo dài là áo tứ thân.
Chiếc áo dài nguyên gốc có cổ áo cao, cài nút chéo ngang, áo gồm hai thân. Áo dài từ trên xuống dưới gần chấm chân. Tay áo dài, không có cầu vai. Cổ áo liền như áo bà ba. Nhưng ngày nay, áo dài đã được thiết kế ra hàng trăm kiểu khác nhau dựa trên sườn và hình dáng của chiếc áo dài ngày xưa nhằm đưa ra nhiều lựa chọn cho người dùng. Để giúp người mặc đi lại dễ dàng thì tà áo dài được xẻ từ eo xuống, đồng thời cũng tạo nên được sự mềm mại, thướt tha, yểu điệu. Thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Áo dài có thể đi với quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Bên cạnh đó thì chất liệu cũng được thay đổi không ngừng nhưng phổ biến nhất là gấm, lụa tơ tằm và lụa thường. Cả về kiểu dáng cũng rất đa dạng: cổ áo có thể cách điệu như cổ áo tròn phổ biến nhất là cổ kín cao 1 đến 2 phân. Tuy không màu mè nhưng nhìn áo dài vẫn trẻ trung thanh lịch. Sự giản dị có ở áo dài đã tôn lên được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, giúp họ càng trở lên trang nhã và đài các hơn. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Áo dài là bộ trang phục rất mộc mạc và đơn giản nên có thể thích hợp với mọi độ tuổi, tầng lớp xã hội: từ giàu đến nghèo, từ trẻ em đến cụ già. Áo dài cứ sống mãi theo thời gian đã trở thành trang phục truyền thống của dân tộc ta.
Áo dài cũng mộc mạc và giản dị như tính cách của chính con người Việt, áo dài cũng giống như gương mặt đại diện cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam nên áo dài đã đi vào cuộc sống của mọi người một cách thân quen và trang trọng. Nó gắn liền với chúng ta trong công việc và cả trong học tập. Đã ngót một thế kỷ nay, những nữ sinh của một số trường trung học phổ thông vẫn khoác trên mình tà áo dài trắng như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt như muốn nói với mọi người, với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương. Không chỉ có học sinh mà các cô giáo, nhân viên nhà nước cũng diện lên mình tà áo dài trang nhã. Ngày Tết hay lễ hội, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng tôn kính, nghiêm trang. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam. Chiếc áo dài đã đi vào trong thơ ca dân tộc, bao bài hát bao bức tranh đẹp đẽ vẽ nên chiếc áo dài thơ mộng như trong bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hình ảnh người con gái mặc chiếc áo dài trắng tinh khôi ngồi bên bình hoa huệ tây trắng mới đẹp làm sao, khiến bao trái tim rung động!
Có thể nói áo dài là một niềm tự hào của dân tộc ta vì vào năm 1995, tà áo dài đưa Việt Nam đến với danh hiệu “Trang phục truyền thống đẹp nhất”. Đó thật sự là niềm vinh quang cho đất nước Việt Nam. Bên cạch đó, tại Tokyo, trong cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2004, hoa hậu Nguyễn Thị Huyền đã mặc áo dài để giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa của Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là có nhiều người khen đẹp và tỏ ra thích thú khi biết đó là bộ trang phục truyền thống của nước ta. Năm 2007, hoa hậu trái đất từ Chile, Philippin, Singapore,... đã rực rỡ khoe sắc cùng tà áo dài, nón lá tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ta có thể thấy áo dài là một niềm tự hào vô cùng to lớn của đất nước chúng ta. Bởi nó đã đưa văn hóa nước ta ra tầm thế giới. Bên cạnh đó, áo dài cũng là hình ảnh nói lên tâm hồn và khát vọng của người dân Việt Nam. Nó đã thể hiện lên nét đẹp của phụ nữ Việt: giản dị, mộc mạc và kín đáo.
Chiếc áo dài đã trở thành bộ trang phục rất đỗi thân quen đối với mỗi người dân Việt Nam. Áo dài sống mãi với thời gian, với con người cùng đất nước lớn lên để rồi đi khắp năm châu bốn bể. Chúng ta phải giữ gìn nét đẹp này để chiếc áo dài mãi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, của đất nước, của con người Việt nam.
Cảm ơn các cậu đã dịch cho tớtym tym
Đất nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống và nền văn hóa lâu đời. Đất nước chúng ta có điều mà các nước trên thế giới mà không quốc gia nào có được, chỉ có ở Việt Nam chính là tà áo dài – một bộ trang phục văn hóa của dải đất hình chữ S. Tà áo dài đã tôn lên nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: giản dị, mộc mạc nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc.
Thật vậy, không ai biết áo dài có từ bao giờ chỉ biết rằng nó có từ xa xưa được khắc trên trống đồng. Theo lịch sử ghi chép lại thì chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt, tiền thân của áo dài là áo tứ thân.
Chiếc áo dài nguyên gốc có cổ áo cao, cài nút chéo ngang, áo gồm hai thân. Áo dài từ trên xuống dưới gần chấm chân. Tay áo dài, không có cầu vai. Cổ áo liền như áo bà ba. Nhưng ngày nay, áo dài đã được thiết kế ra hàng trăm kiểu khác nhau dựa trên sườn và hình dáng của chiếc áo dài ngày xưa nhằm đưa ra nhiều lựa chọn cho người dùng. Để giúp người mặc đi lại dễ dàng thì tà áo dài được xẻ từ eo xuống, đồng thời cũng tạo nên được sự mềm mại, thướt tha, yểu điệu. Thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Áo dài có thể đi với quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Bên cạnh đó thì chất liệu cũng được thay đổi không ngừng nhưng phổ biến nhất là gấm, lụa tơ tằm và lụa thường. Cả về kiểu dáng cũng rất đa dạng: cổ áo có thể cách điệu như cổ áo tròn phổ biến nhất là cổ kín cao 1 đến 2 phân. Tuy không màu mè nhưng nhìn áo dài vẫn trẻ trung thanh lịch. Sự giản dị có ở áo dài đã tôn lên được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, giúp họ càng trở lên trang nhã và đài các hơn. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Áo dài là bộ trang phục rất mộc mạc và đơn giản nên có thể thích hợp với mọi độ tuổi, tầng lớp xã hội: từ giàu đến nghèo, từ trẻ em đến cụ già. Áo dài cứ sống mãi theo thời gian đã trở thành trang phục truyền thống của dân tộc ta.
Áo dài cũng mộc mạc và giản dị như tính cách của chính con người Việt, áo dài cũng giống như gương mặt đại diện cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam nên áo dài đã đi vào cuộc sống của mọi người một cách thân quen và trang trọng. Nó gắn liền với chúng ta trong công việc và cả trong học tập. Đã ngót một thế kỷ nay, những nữ sinh của một số trường trung học phổ thông vẫn khoác trên mình tà áo dài trắng như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt như muốn nói với mọi người, với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương. Không chỉ có học sinh mà các cô giáo, nhân viên nhà nước cũng diện lên mình tà áo dài trang nhã. Ngày Tết hay lễ hội, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng tôn kính, nghiêm trang. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam. Chiếc áo dài đã đi vào trong thơ ca dân tộc, bao bài hát bao bức tranh đẹp đẽ vẽ nên chiếc áo dài thơ mộng như trong bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hình ảnh người con gái mặc chiếc áo dài trắng tinh khôi ngồi bên bình hoa huệ tây trắng mới đẹp làm sao, khiến bao trái tim rung động!
Có thể nói áo dài là một niềm tự hào của dân tộc ta vì vào năm 1995, tà áo dài đưa Việt Nam đến với danh hiệu “Trang phục truyền thống đẹp nhất”. Đó thật sự là niềm vinh quang cho đất nước Việt Nam. Bên cạch đó, tại Tokyo, trong cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2004, hoa hậu Nguyễn Thị Huyền đã mặc áo dài để giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa của Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là có nhiều người khen đẹp và tỏ ra thích thú khi biết đó là bộ trang phục truyền thống của nước ta. Năm 2007, hoa hậu trái đất từ Chile, Philippin, Singapore,... đã rực rỡ khoe sắc cùng tà áo dài, nón lá tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ta có thể thấy áo dài là một niềm tự hào vô cùng to lớn của đất nước chúng ta. Bởi nó đã đưa văn hóa nước ta ra tầm thế giới. Bên cạnh đó, áo dài cũng là hình ảnh nói lên tâm hồn và khát vọng của người dân Việt Nam. Nó đã thể hiện lên nét đẹp của phụ nữ Việt: giản dị, mộc mạc và kín đáo.
Chiếc áo dài đã trở thành bộ trang phục rất đỗi thân quen đối với mỗi người dân Việt Nam. Áo dài sống mãi với thời gian, với con người cùng đất nước lớn lên để rồi đi khắp năm châu bốn bể. Chúng ta phải giữ gìn nét đẹp này để chiếc áo dài mãi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, của đất nước, của con người Việt nam.
Cảm ơn các cậu đã dịch cho tớtym tym