[Địa lý 12] Câu hỏi chọn lọc ôn thi tốt nghiệp

  • Thread starter banhuyentrang123
  • Ngày gửi
  • Replies 53
  • Views 190,534

B

banhuyentrang123

Câu 40: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
a/ Vị trí địa lý:
-Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải NTB.
-Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.
b/ ĐKTN & TNTN:
-Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng-nối tiếp vùng Nam Tây Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương
 thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
-Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, café, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả…
-Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.
-Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận-Bình Thuận-BR-VT, Cà Mau-Kiên Giangcó điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
-Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp.HCM và ĐBSCL, nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản Nam Cát Tiên, Cần Giờ
-Khoáng sản: dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho CN VLXD, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương.
c/ ĐKKT-XH:
-Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường
-Có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng… phát triển hơn các vùng khác.
-Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp.HCM-ĐN-BD-VT, đặc biệt quan trọng tp.HCM là TTCN, GTVT, DV lớn nhất nước. Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.
Câu 41: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ,nông nghiệp và kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ.
*KTLTTCS: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
* Công nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật: CN điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm…
*Một số phương hướng chính:
-Công nghiệp
*Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:
-Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé (150MW), Cần Đơn trên sông Bé…
-Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp.HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
-Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Trung tâm điện lực Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế là 4.000MW.
-Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.
*Nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT-TTLL.
*Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.
-Nông nghiệp
Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng:
-Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT-TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng…
-Kinh t ế Biển
a/ Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp KT biển:
Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
-Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
-Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
-Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…
-Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.
b/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:
-Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí-điện-đạm Phú Mỹ.
-Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.
-Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.
-Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.
 
B

banhuyentrang123

Dành cho ban Nâng Cao :Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
-Đồng bằng có vị trí chiến lược trong phát triển KT-XH nước ta (vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực-thực phẩm).
-Lịch sử khai thác lãnh thổ mới đây, việc sử dụng, cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách nhằm biến thành một khu vực kinh tế quan trọng.
-Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và xuất khẩu.
-Vùng có nhiều tiềm năng lớn cần được khai thác hợp lý:
+Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
+Nguồn nước dồi dào thuận cho thủy lợi, giao thông, nuôi trồng thủy sản.
+Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều loại cá, tôm và các sân chim.
+Có tiềm năng về khai thác dầu khí.
Câu 42: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
a/ Thế mạnh: là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước.
-Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
+Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.
+Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
+Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan  thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước…
+Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.
-Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.
-Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
-Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cá biển cả nước.
-Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khai thác.
b/ Khó khăn:
-Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn.
-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
-Thiên tai lũ lụt thường xảy ra.
-Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển KT-XH.
-Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu
Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
a/ Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên:
-Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn.
-Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
-Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh.
-Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.
b/ Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:
-Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô, thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, quy hoạch các khu dân cư.
-Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường.
-Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.
 
B

banhuyentrang123

Câu 43: Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm
a/ Đặc điểm: Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác.
Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước
b/ Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do:
-Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế.
-Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Trong khi nguồpn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm.
-Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Vì vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
-Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Sau năm 2000, thêm các tỉnh
Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Hà Tây( sát nhập Hà Nội năm 2008), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Miền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Bình Định
Phía Nam Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
 
B

banhuyentrang123

anh ơi đây là toàn bộ tài liệu của em vài hum nữa ko vô được nên em xin post hết luôn
 
S

sinpipi

chào các bạn tui là men mới của diễn đàn
bạn có các câu hỏi dành cho Ban nâng cao không??
mình đang cần các tư liệu này để ôn thi
thank trước
 
S

sinpipi

à bạn có tư liệu nào giúp chúng ta ôn tập một cách tổng thể không nghe nói phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư có
 
Z

zunkute

hjX!!!! Ai làm trang nài mà dài quá ta!!!!!! hJx. tớ chả biết bắt đầu từ đâu nữa..
 
B

banhuyentrang123

nó bắt đầu từ đầu trang đến cuối bạn ah từ câu 1 đến câu 40 và nó có địa lý tự nhiên dân cư kinh tế ...
có cả chương trình cơ bản và nâng cao
 
H

hoanghiep91

troi bac nay xug wa ^^! hĩ the thi hoc het chon roi Y^Y.Chon loc lam gi cho met chu yeu la phan nhan manh cua thay thoi,con lai cai nao khog wan trog cho wa
 
K

kold.gem

nhìn thế này hơi gây cảm giảm nhàm chán ạh >"<
dù sao cũng cảm ơn vì tư liệu ^^
 
B

banhuyentrang123

nếu có cách nào trình bày mà các bạn không thấy nhàm chán mong mọi người chỉ dáo
 
C

cuongduy91

trang a` ban viet nhu the to van doc dc
nhung ma nen can chinh 1 teo. teo` teo nua de? cho de doc hon chut nua la oke rui doa
viet tot
lan sau coa bai vit neo` tot va hya hon nua thi post len nua nha
minh dang mun doc that nhiu de? on thi tot nghiep day ne`
cam on ban da~ post nhung bai hay len nha
 
H

hoa_da_quy

um!!
Trang nên gạch dưới các câu và các đề mục wan trong
đừng đánh 1 lèo ko thấy in đậm nhạt chỗ nào đọc thấy chóng mặt wa'
 
F

forcekeeper

CHị lọc ra 1 số câu đặc biệt VD: không có thông tin rõ ràng trong sách hoặc những câu mang tính quan trọng cơ bản đề thi nào cũng có thể đề cập đến rồi đưa ra câu hỏi để mọi người suy nghĩ trả lời rồi đưa ra đap án thì hay hơn. dù sao thxanw
 
B

banhuyentrang123

Đầu tiên anh xin chân thành xin lỗi các em về pic hệ thống kiến thức trọng tâm , trong quá trình làm anh thấy nội dung của nó giống với pic này nên anh sẽ sử dụng lại pic này để làm thay thế cho pic kia của các em
 
B

banhuyentrang123

Ở pic này kiến thức của các em là chính , anh sẽ đưa thêm vô câu hỏi atlat để mọi người cùng làm ha
bắt đầu
Các câu hỏi về Atlat : ở trang 4-5 và 6-7.
Câu 1: Xác định các điểm cực trên phần đất liền của nước ta?Xác định trên bản đồ các nước có chung đường biên giới trên đất liền. Kể tên các tỉnh có đương biên giới giáp với các nước đó.
Câu 2: Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam? Kể tên một số đảo quần đảo ở nước ta?

Các câu hỏi về Atlat: Trang 8-9
Câu 1: Nêu đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đỏ, vị trí cua chúng có mối liên hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã được học?
Câu 2: Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng trẻ nhất trên lãnh thổ nước ta. Vị trí của chúng tương ứng với dạng địa hình chủ yếu nào hiện nay?
Câu 3: Hãy nêu sự phân bố các loại dầu, mỏ khí đốt của nước ta? Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố của các bồn trầm tích Kainôzôi?
Câu 4: Hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh)của một số khoáng sản sau: Than đá, sắt, bôxit, thiếc, apatit...?


Các câu hỏi về Atlat:
Câu 1: Xác định trên bản đồ :
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn. Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc. Chỉ ra hướng của các dãy núi đó?
- Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Các cao nguyên, sơn nguyên: Đồng Văn, Sín Chải, Mộc Châu, Plâyku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.
- Các đỉnh núi: Mẫu Sơn, Phia Uắc, Phanxipăng, Pu Hoạt, Ngọc Lĩnh, Chư Yang Sin…. Xác định độ cao.
Câu 2: Dựa vào lược đồ Atlat xác định:
- Hướng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- Xác định các hướng di chuyển của các cơn bảo đổ bộ vào nước ta khu vực nào chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất?
- Trình bày và giải thích chế độ mưa ở Duyên hai miền Trung.
- Nhận xét và giải thích chế độ nhiệt, chế độ mưa của nước ta?
 
B

banhuyentrang123

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý VN và những kiến thức đã học, hãy:
- Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều.
- Giải thích sự phân bố không đều của dân cư nước ta
- Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tê – kinh tế của nước ta và nêu hướng giải quyết.
Câu 2: Dựa vào Atlat hãy:
- Chứng minh rằng VN là nước có nhiều dân tộc.
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chính ở nước ta.
- Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc.




Câu hỏi về Atlat
Câu 1: Dựa vào Atlat:
- Trình bày tình hình phát triển dân số nước ta trong thời kỳ 1960-2007.
- Nêu hậu quả của tăng dân số nhanh và hướng giải quyết.
Câu 2: Hãy xác định:
-Các đô thị loại đặc biệt, đô thị trực thuộc trung ương
- Đô thi loại 1, năm đô thị loại 2 và mười đô thị loại 3 và 4.
Câu 3: Sử dung Atlat: Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ….
 
B

banhuyentrang123

Câu hỏi về Atlat:
Câu 1: Dựa vào Atlat hãy trình bày đặc điểm các vùng nông nghiệp nước ta?
Câu 2: Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta, nguyên nhân và khó khăn mà ngành này cần khắc phục.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của ngành trồng lúa và chăn nuôi của ĐBSCL. Giải thích vì sao lại có đặc điểm đó?
Câu 4: trình bày hiện trạng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành này.
Câu 6: Nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu
 
Top Bottom